Tản mạn về phương pháp Top-down và Bottom-up

26/09/13, 02:27 Tri thức
Phương pháp Top-down (phân tích hay suy diễn) và Bottom-up( tổng hợp hay quy nạp) là hai phương pháp mà được dùng thường xuyên trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, viết văn, công nghệ thông tin, điều tra án, …v…v.. Vậy Top-down và bottom-up ý tưởng chủ đạo của nó là như thế nào? Và áp dụng nó ra sao? Có thể đây là một vài ý kiến thô có thể giúp cho bạn.
 
 photo phantich.png
 
Khi giải quyết vấn đề, nhiều người quản lý thường dùng cách tư duy “khởi điểm là đỉnh điểm” tức là ban đầu cần có một mục tiêu, một hình ảnh cụ thể về cái cần đạt đến. Sau đó, từ hình ảnh này tìm các mấu chốt vấn đề, các mảng chính nhỏ hơn (ví như một bức tranh ghép hình, thì có các mảng chính, mảng chính có thể là cùng màu sắc, hay cùng hình tượng). Rồi sau đó, đi tìm hiểu các mảng đó. Trong khi tìm hiểu các mảng chi tiết, xem xét chúng liên kết, tương tác như thế nào để tạo nên các mảng chính, và các mảng chính liên kết, tương tác như thế nào để tạo nên toàn cảnh.
 photo 2ab87ef5-87f1-4330-b69e-73454dcb4f67.jpgTrong trò chơi ghép hình, bức tranh được phân tích thành chi tiết, và từ chi tiết ghép thành bức tranh. Người chơi vừa phân tích, vừa so sánh, tổng hợp để hoàn thành.
 
Thường trong thực thế, khi có vấn đề thì mới đi tìm giải pháp. Giải pháp là để giải quyết vấn đề. Vậy nên khi tìm hiểu một sự việc thì nên hỏi tại sao? tại sao của tại sao sinh ra sự việc đó? Và ý nghĩa tồn tại của nó là vì cái gì? Một mục tiêu lớn thì sẽ chia thành nhiều mục tiêu trung, mục tiêu trung chia thành nhiều mục tiêu nhỏ, và cứ chia như thế. Cho nên khi tìm thấy tại sao thì chưa chắc đó là nguyên nhân gốc rễ, chưa chắc đó là mục tiêu lớn nhất, cần suy xét trên phương diện không cố chấp.
 
Khi bức tranh toàn cảnh không thấy, có thể tìm từng mảng chi tiết, xem các mảng chi tiết này liên kết với nhau có tạo nên 1 mảng chính nào không, phân nhóm mảng chính, từ mảng chính sẽ xem chúng liên kết thế nào để có thể tạo nên một bức tranh toàn cảnh. Phương pháp tổng hợp, thì ban đầu là không thấy toàn cảnh, nhưng vẫn có mục tiêu, hay để giải quyết một vấn đề nào đó. Ví dụ trong điều tra án, thì mục tiêu là cáo buộc đó là đúng hay sai? ai là thủ phạm? Chính mục tiêu ai là thủ phạm sẽ dẫn dắt các chi tiết liên kết, và tương tác với nhau để tạo nên một bức tranh toàn cảnh.
 
Thực tế trong giải quyết vấn đề thì hai phương pháp này bổ sung lẫn nhau. 
 
Trong giải toán:
 
Khi giảng dạy các giáo viên thường giảng về lý thuyết, và về công thức tổng quát rồi sau đó mới đi vào phần bài tập, và ví dụ. Vì lý thuyết dài nên thường là giảng hết lý thuyết trên lớp, còn bài tập học sinh về làm. Tuy nhiên, công thức tổng quát là sau khi giải các ví dụ cụ thể, khi áp dụng vào thực tế rồi mới hình thành nên công thức tổng quát. Vì vậy, nên tiếp cận theo hướng ngược lại, bottom up giải các bài toán ví dụ hay xem ví dụ để hiểu công thức tổng quát, vừa giải vừa so sánh với công thức tổng quát.
 
Trong lập trình:
 

Hay trong lĩnh vực phần mềm, các cuốn sách phần lớn là liệt kê chi tiết ra các thành phần kiến thức nhỏ lẽ, nhưng muốn sử dụng các kiến thức nhỏ lẻ đó thì cần phải vào thực tế phần mềm. Và nếu không dùng thì kiến thức nhỏ lẽ rất khó nhớ. Vì vậy, các công ty yêu cầu kinh nghiệm chính là vấn đề này, người lập trình đã làm ra bao nhiêu phần mềm, và họ có biết cách dùng kiến thức nhỏ lẻ họ học không, có biết chúng dùng để làm gì không. Cách tiếp cận tốt cho lập trình đó là làm 1 phần mềm cụ thể, trong phần mềm đó bao gồm các kiến thức nhỏ lẻ liên quan. Hoặc đặt mục tiêu là 1 phần mềm, rồi tách các thành phần ra giảng dạy về kiến thức nhỏ lẻ, như vậy đảm bảo rằng các kiến thức nhỏ lẻ sẽ được liên kết với nhau để thành một khối cụ thể. Và vì có liên kết, giải quyết vấn đề thực tế nên kiến thức sẽ dễ nhớ hơn. 

Một thuật toán, hàm có thể chia làm nhiều giải thuật nhỏ, đi giải quyết các giải thuật nhỏ đó để hoàn thành thuật toán (phân tích).

Sử dụng các hàm, thư viện có sẵn, liên kết chúng với nhau để tạo nên phần mềm (tổng hợp).

Trong truyền thông thông tin:

Khi quảng cáo một sản phẩm, một đoạn quảng cáo rất ngắn làm sao có thể đưa hết toàn bộ thông tin về một sản phẩm đều này là không thực tế. Vì vậy, nó quảng cáo liên kết cảm xúc của con người với thông tin về sản phẩm. Ví dụ, quảng cáo bia sẽ là hình ảnh hấp dẫn ấn tượng nào đó của cuộc hội ngộ vui vẻ tình thân, v…v 


 
Đoạn quảng cáo dễ thương của Sơn nippon, với slogan: “Sơn nippon – sơn đâu cũng đẹp” đã làm tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ rất lớn.
 
Các vấn đề liên quan khác về sản phẩm tưởng chừng như không có liên kết với việc quảng bá sản phẩm, hay truyền đạt thông tin nhưng thực sự là có liên kết. Vì giống như 1 cuộc nói chuyện bình thường, 1 người biết nói chuyện là người có thể nói về mọi loại chủ đề, và chuyển từ chủ đề ban đầu đến chủ đề mục tiêu (chủ đề mình muốn nói) mà người nghe không biết, và cảm thấy rất tự nhiên. Phải chuyển chủ đề như vậy bởi vì sở thích mỗi người mỗi khác, cách tiếp cận vấn đề của mỗi người mỗi khác, và quan trọng hơn mỗi người đều thích nói về chủ đề mà họ am hiểu trước tiên, và họ cần phải thoải mái thì tinh thần họ mới quyết định chính xác… Vì vậy, từ mọi phương diện sức khỏe, y tế, đời sống, tinh thần, văn hóa, nghệ thuật đề có thể liên kết với nhau, và đưa ra chủ đề mục tiêu. Khi một chủ đề bạn am hiểu và nói cho họ tin, cảm thấy vui, thì các chủ đề sau này họ sẽ dễ dàng tiếp nhận hơn. Quan trọng là phải tạo dựng niềm tin ban đầu trong một không khí thoải mái, và cung cấp 80% những gì họ thích, hoặc những gì thực tế họ cần giúp đỡ, và 20% là cái mà họ thực sự cần nhưng họ chưa ý thức đến. 
 
Tóm tại, phân tích là từ một một mục đích ban đầu phân thành các chi tiết công việc, và thứ tự để thực hiện được mục đích này. Hay từ một khối cụ thể, phân thành các mức chi tiết mảng chính, từ mảng chính phân ra các mảng chi tiết là đi thực hiện. 
 
Tổng hợp thường dùng giải quyết một vấn đề, hay tìm ra bức tranh toàn cảnh của một vấn đề cần giải đáp, thắc mắc. Xem xét các chi tiết nhỏ lẻ có thể đi đến mục đích, liên kết các chi tiết nhỏ lẽ để xem có thể tạo nên các mảng chính hay không, từ các mảng chính này liên kết chúng lại xem xét chúng có cho ta một bức tranh toàn cảnh nào hay không?
Phân tích và tổng hợp thường là không thể tách rời, và tương trợ cho nhau để giải quyết vấn đề. Và, các vấn đề, hay sự vật sinh ra là để đạt được một mục tiêu hay mục đich nào đó.

Ad will display in 09 seconds

Người xưa đối đãi thế nào với rượu

Ad will display in 09 seconds

Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

Ad will display in 09 seconds

Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

Ad will display in 09 seconds

Kiếp trước Đức Phật là ai?

Ad will display in 09 seconds

Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Người xưa đối đãi thế nào với rượu

    Người xưa đối đãi thế nào với rượu

  • Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

    Trải nghiệm cận tử của một thanh niên Mỹ

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

    Hé lộ một nửa sự thật về vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản

  • Kiếp trước Đức Phật là ai?

    Kiếp trước Đức Phật là ai?

  • Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

    Bài phát biểu của TT Trump trước toàn thể người dân Mỹ từ Nhà Trắng ngày 8/1/2019

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

x