Thực hư chất lượng lọc nước “made in” Việt Nam
Thị trường hiện nay cung cấp nhiều loại công nghệ lọc nước được cho là ưu việt,
lọc nước ngầm, nước giếng sạch như nước máy, thậm chí có những hệ thống lọc nước
uống trực tiếp. Tuy nhiên, thực hư chất lượng nước xử lý từ các hệ thống này còn
là điều phải bàn…
Ở những khu vực còn hạn chế nguồn nước máy, bà con ta thường phải xây bể sỏi, bể
cát để lọc nước giếng khoan. Từ cách làm khá phổ biến này, các cơ sở kinh doanh
đã cải tiến thêm một bước với hệ thống máy lọc nước đầu vào được cho là tiện
dụng và hiệu quả hơn.
Hệ thống lọc nước giếng khoan “made in” Việt Nam
Tại cửa hàng Việt Hùng (số 506 Trường Chinh, Hà Nội), chị Đỗ Hồng Năm, chủ cửa
hàng giới thiệu với chúng tôi cấu tạo của hệ thống lọc nước giếng khoan “made
in” Việt Nam. Hệ thống này được cải tiến dựa trên “công nghệ” cổ điển làm sạch
nước giếng khoan nhờ các bể lọc, có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ cũng như
chất độc có trong nước.
“Thực tế cũng có những cách làm sạch nước khá đơn giản, chẳng hạn như đánh phèn
chua, nhưng đây chỉ là phương pháp thủ công. Đối với nước sinh hoạt không thể cứ
mỗi lần dùng nước lại đánh phèn một ít như thế rất bất tiện. Hệ thống lọc tiện
lợi hơn rất nhiều”, chị Năm nói.
Chị Năm giới thiệu hệ thống lọc nước với phóng viên KH&ĐS. |
Với hệ thống lọc nước giếng khoan này, nước sẽ được bơm vào bình, chảy qua bộ
trộn oxy tự động sau đó lọc qua cột xúc tác Aluwat để tạo kết tủa sắt, từ Fe2
thành Fe3 và nhờ các hạt lọc nổi giữ các kết tủa đó lại. Sau đó, nước lại đi
xuống bình thô để lắng cặn và quay vòng ngược lên trên qua cột lọc tinh gồm các
thành phần than hoạt tính và cát thạch anh, rồi đi qua lưới lọc để ra vòi nước
dùng sinh hoạt. Trong kết cấu, hai bình lọc thô và tinh này đều có van xả cặn. Tùy theo lượng nước của mỗi gia đình sử dụng, có thể xả cặn bẩn từ 15 – 30
ngày/lần và thay vật liệu lọc khoảng 12 tháng/lần.
Nước sạch hơn?
“Trong nước không chỉ có sắt mà còn nhiều độc chất và các chất hữu cơ khác. Một |
Chị Nguyễn Thị Mai (nhà 14, ngách 236, ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Hà Nội) cho hay,
nhà chị từ trước đến nay không có nước máy nên vẫn phải dùng nước giếng khoan.
Chị lắp hệ thống lọc nước giếng khoan đã gần 10 năm nay và thấy chấy lượng tốt.
Sau khi lọc nước trong, sạch, không có mùi hay bị đóng cặn, váng mỗi khi nấu.
Bằng cảm quan có thể nhận thấy qua thử nghiệm với nước chè xanh. Nếu đổ một chén
nước chè xanh hòa vào nước giếng khoan, màu nước sẽ nhanh chóng sẫm đen như màu
mực Cửu Long, còn nếu hòa với nước đã xử lý qua hệ thống lọc thì màu chè vẫn
xanh.
Được biết giá của máy lọc loại này dao động từ 3 – 3,5 triệu đồng cho loại công
suất lọc 1m3/h. Và giá cho mỗi lần thay vật liệu lọc khoảng từ 700.000 – 1 triệu
đồng. Theo chị Năm, giá của sản phẩm trên đảm bảo các yếu tố như vỏ inox tốt, có
khả năng chống nhiệt, không hút nam châm nên người dân sử dụng được lâu dài mà
không hỏng hay gỉ sét.
Ngoài ra, giá đó cũng đảm bảo cân nặng của vật liệu lọc nước đủ và chất lượng.
“Trên thị trường cũng có thể có hệ thống lọc giá rẻ hơn, nhưng chắc chắn chất
lượng vỏ inox kém hoặc số lượng vật liệu bị ăn bớt mà người dân không thể biết”,
chị Năm khuyến cáo.
Chị Năm cũng cho biết thêm một điều cần chú ý khi mua máy là tùy vào vùng sẽ lắp
đặt và sử dụng máy, cũng như chất lượng nước ở đó để có sự điều chỉnh tăng giảm
các chất có trong thành phần bộ lọc đảm bảo loại bỏ các chất hàm lượng cao trong
nước. Ví dụ, nước giếng vùng Cầu Giấy, Trung Kính thường có lượng mangan cao,
nước vùng Sóc Sơn có lượng canxi lớn, còn vùng trũng như Hà Nam, Phủ Lý có chất
hữu cơ và sắt cao.
(Theo Bee.net.vn)