3 tố chất để trở thành bậc vĩ nhân

16/02/19, 09:11 Đọc & Suy ngẫm

Trong các quân sự gia nổi danh thời cổ đại, có lẽ Tôn Tẫn – danh tướng thời Chiến Quốc là một người đặc biệt nhất. Mặc dù hai chân bị tàn phế, nhưng cuối cùng ông vẫn thực hiện được giá trị nhân sinh, được sử sách lưu danh thiên cổ, được hậu nhân sùng kính.

3 tố chất để trở thành bậc vĩ nhân. Ảnh 1
Tôn Tẫn – danh tướng thời Chiến Quốc. (Ảnh qua Epoch Times)

Mặc dù bị tàn phế nhưng Tôn Tẫn lại trở thành danh tướng, quân sự gia nổi tiếng, để lại cho hậu nhân cuốn binh thư “Binh pháp Tôn Tẫn”. Vì sao Tôn Tẫn có thể làm được như vậy? Suy xét một cách kỹ lưỡng, Tôn Tẫn sở dĩ làm được việc đại sự, là vì không tách rời khỏi 3 nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

Kiên nhẫn khi ở vào tuyệt cảnh

>>> Cuộc đấu trí của Tôn Tẫn và Bàng Quyên: Tâm đố kỵ hại mình hại người

Tôn Tẫn theo Quỷ Cốc Tử học tập binh pháp, hàng ngày đều tu tập cùng với học trò khác của Quỷ Cốc Tử là Bàng Quyên. Sau khi học xong, Bàng Quyên đi trước một bước, đến nước Ngụy phát triển sự nghiệp và nhanh chóng trở thành đại tướng quân. Sau đó, Bàng Quyên viết thư mời Tôn Tẫn đến nước Ngụy cùng nhau phát triển sự nghiệp.

Nhưng đó chỉ là ván cờ do Bàng Quyên sắp đặt ra mà Tôn Tẫn không thể tưởng tượng được. Bàng Quyên vốn có tâm đố kỵ với đức hạnh và tài năng của Tôn Tẫn nên muốn dựa vào cách này để diệt trừ Tôn Tẫn. Sau khi tới nước Ngụy, đầu tiên Tôn Tẫn bị vu cáo thông đồng với nước Tề, sau đó bị chặt xương hai đầu gối và bị thích lên mặt để Tôn Tẫn phải giấu mình không thể ra làm tướng.

Không chỉ như vậy, nhất cử nhất động của Tôn Tẫn đều bị Bàng Quyên theo dõi sát sao. Thời điểm đó, có thể nói là Tôn Tẫn đã lâm vào tuyệt cảnh, đường cùng không có lối thoát. Tôn Tẫn hai chân bị tàn phế đi lại không tiện, lại bị giam cầm lúc nào cũng có thể bị nguy hiểm tính mạng, muốn thoát khỏi hiểm cảnh ấy thực sự là việc vô cùng khó khăn.

Ở vào tuyệt cảnh ấy, cam chịu không bằng suy nghĩ biện pháp. Tôn Tẫn bắt đầu giả ngây giả dại, dần dần loại bỏ được tinh thần cảnh giác của Bàng Quyên, tìm kiếm cơ hội chạy trốn. Chờ đợi mãi, cơ hội rốt cuộc cũng đến. Một lần sứ giả nước Tề đến thăm nước Ngụy, Tôn Tẫn có được cuộc gặp gỡ bí mật. Dưới sự trợ giúp của sứ giả nước Tề, Tôn Tẫn đã thoát khỏi Bàng Quyên và đến được nước Tề.

Vì sao Tôn Tẫn cuối cùng có thể thoát khỏi tuyệt cảnh? Đó là bởi vì Tôn Tẫn một lòng kiên trì, không có suy nghĩ buông tha, từ bỏ bản thân. Nếu Tôn Tẫn không chịu đựng nổi nỗi khổ ấy, thậm chí ngay cả tâm lý và tinh thần cũng bị suy sụp thì có lẽ ông đã chết trong nhà ngục từ lâu.

Cổ nhân có câu: “Vô luận là đêm tối dài đến mức nào thì buổi sáng rốt cuộc cũng sẽ đến”, hay “vật cực tất phản“. Vậy nên, một người khi ở vào tuyệt cảnh, chỉ cần có đủ kiên nhẫn thì sớm hay muộn tình thế cũng sẽ có cải biến tốt hơn lên.

Bình tĩnh khi gặp nghịch cảnh

Người làm tướng gặp biến mà không sợ. Tôn Tẫn đã thực sự làm được điều này. (Ảnh minh họa)

Cổ nhân nói: “Thái Sơn băng vu tiền nhi sắc bất biến, mi lộc hưng vu tả nhi mục bất thuấn, nhiên hậu khả dĩ chế lợi hại, khả dĩ đãi địch”, tức là đạo là tướng, trước hết phải giữ được cái tâm bất động, núi Thái Sơn sụp đổ ngay trước mắt mà sắc mặt không thay đổi, con nai nhảy múa ngay bên cạnh mà mắt vẫn không liếc. Người làm tướng gặp biến mà không sợ. Tôn Tẫn đã thực sự làm được điều này.

Năm 354 TCN, Bàng Quyên dẫn binh tấn công nước Triệu. Đội quân của Bàng Quyên tiến công thần tốc, không ai ngăn trở được và nhanh chóng bao vây Hàm Đan. Trước tình thế vô cùng nguy cấp, nước Triệu kêu gọi sự trợ giúp từ các nước. Nước Tề quyết định ra tay. Tề Uy Vương ra lệnh cho Điền Kỵ làm tướng quân, Tôn Tẫn làm quân sư để cứu nguy cho nước Triệu đang bị bao vây.

Tình hình quân sự khẩn cấp khiến Tôn Tẫn vô cùng khó khăn trong việc tìm ra hướng giải quyết. Nếu dẫn quân tức tốc tới Hàm Đan xa xôi thì sức lực của binh lính sẽ bị hao tổn rất nhiều. Hơn nữa, sức chiến đấu của quân Ngụy bấy giờ rất mạnh, quân Tề không có phần thắng. Còn không cứu viện thì nước Triệu đang “ngàn cân treo sợi tóc”.

Tôn Tẫn lâm vào hoàn cảnh lưỡng nan. Làm sao có thể thắng được kẻ địch đang rất mạnh? Nếu quân Tề không thể đến được nước Triệu thì chỉ còn biến pháp khiến cho quân Ngụy rút quân khỏi nước Triệu. Tôn Tẫn nói, lực lượng tinh nhuệ của nước Ngụy đã điều đến tiền tuyến, để sơ hở tại hậu phương với đội quân toàn người già yếu. Tiến hành giao tranh chính diện với quân Ngụy không bằng tấn công hậu phương lớn của chúng, buộc quân Ngụy quay về phòng thủ thì nguy cơ của nước Triệu tự khắc được giải quyết.

Tướng quân Điền Kỵ rất vui mừng, dẫn quân tấn công thủ phủ Đại Lương của nước Ngụy, làm cho Bàng Quyên lo sợ, vội vã quay về. Nước Triệu đã được cứu. Đây là kế sách “vây Ngụy cứu Triệu” nổi danh trong lịch sử.

Tôn Tẫn có thể giành được thắng lợi, ngoài việc dựa vào mưu lược xuất sắc, còn phải dựa vào sự bình tĩnh. Ở tình thế khẩn cấp, nếu một người không thể tĩnh hạ tâm xuống thì tài trí, thông minh cũng không thể phát huy được tác dụng.

Trong cuộc sống, gặp phải sự tình bất lợi, thay vì bị kích động và hoảng loạn thì chúng ta cần phải bình tĩnh, phân tích, tìm ra mấu chốt của vấn đề, như vậy vấn đề khó cũng sẽ dễ dàng được giải quyết.

Ở trong thuận cảnh, nghĩ đến ngày gian nguy

Khi một người ở vào thuận cảnh sẽ thường thường coi nhẹ sự tồn tại của nguy hiểm. Tôn Tẫn bởi vì có tình cảm bạn bè tốt với Bàng Quyên, lại cùng nhau thề nguyện đồng cam cộng khổ nên căn bản không suy xét lòng dạ của Bàng Quyên. Chính bởi vì không phòng bị nên không nhìn thấu được con người Bàng Quyên mà cuối cùng bị hãm hại.

Cổ nhân dạy, làm người, sống yên ổn phải nghĩ đến ngày gian nguy, ở vào thời điểm an nhàn phải suy nghĩ đến những nguy hiểm rất có thể tùy thời mà đến. Trong “Tả truyện” cũng viết: “Cư an tư nguy, tư tắc hữu bị, hữu bị vô hoạn”, tức là sống yên ổn nghĩ đến ngày gian nguy, có suy nghĩ thì sẽ có phòng bị, có phòng bị trước sẽ tránh được tai họa.

Ở nước Tề, Tôn Tẫn bởi vì lập được công lớn nên địa vị và uy danh cũng ngày càng được nâng lên. Nhưng công cao dễ dàng chiêu mời đố kỵ ganh ghét. Tuy rằng được quốc quân tín nghiệm, trọng dụng nhưng trong quan trường khó tránh khỏi sự tranh đấu lẫn nhau. Thấu hiểu đạo lý đó, sau khi công thành danh toại, Tôn Tẫn lựa chọn từ giã sự nghiệp, giữ mình. Khi sống cuộc sống ở ẩn, Tôn Tẫn đã để lại cho hậu nhân cuốn binh thư “Binh pháp Tôn Tẫn”.

Trong “Sử Ký”, Tư Mã Thiên tán dương: “Cổ giả phú quý nhi danh ma diệt, bất khả thắng kí, duy thích thảng phi thường chi nhân xưng yên” (Tạm dịch: Đời xưa, những kẻ giàu mà tên tuổi tiêu mất, có biết bao nhiêu mà kể, chỉ có những bậc lỗi lạc phi thường mới được lưu danh mà thôi). Tôn Tẫn khi vừa xuống núi, bởi vì dễ tin tưởng mà bị Bàng Quyên hãm hại, chịu khổ làm người tàn tật, nhưng ông lại là người có tâm trí kiên định nên cuối cùng không chỉ thoát khỏi tuyệt cảnh mà còn lập nhiều công trạng, cuối cùng khi công thành thì cũng lùi khỏi chốn quan trường, sáng tác binh thư, để rồi trở thành bậc vĩ nhân.

>>> Ngoài binh pháp Tôn Tử còn 1 bộ binh pháp khác vang danh kim cổ

Theo Trithucvn

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x