3 thiết kế Việt lao đao vì “hao hao” Nhật, Trung Quốc

15/07/15, 06:00 Tin Tổng Hợp

Lấy cảm hứng từ áo dài, long bào Việt nhưng những thiết kế này lại bị nghi là “đạo” hoa văn, kết cấu Nhật, Trung Quốc.

Áo dài của NTK Thủy Nguyễn

Tháng 6 vừa qua, nhận lời mời của Đại sứ quán Việt Nam tại Italy. nhà thiết kế Thủy Nguyễn đã mang bộ sưu tập thời trang xuân hè của mình tới thủ đô Rome của nước này. BST quy tụ những thiết kế từ chất liệu gấm nền nã, sang trọng, với sự góp mặt của nhiều chân dài Việt Nam cũng như phương Tây. Vedette chương trình là hoa hậu Thùy Dung, người thể hiện chiếc áo dài cúp ngực phối cùng chiếc nón Việt.

Hoa hậu Thùy Dung trong chiếc áo dài cúp ngực của Thủy Nguyễn

Tuy nhiên, ngay sau khi những hình ảnh từ Italy được cập nhật, dư luận đã xôn xao vì kết cấu, họa tiết chiếc áo dài cúp ngực mà Thùy Dung mặc khi kết show khá giống Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn một tờ báo về chiếc áo dài này, nhà nghiên cứu Trần Quang Đức khẳng định vải may áo dài là “hàng dệt công nghiệp Trung Quốc giá rẻ”, và so sánh cụ thể với một tấm vải được bán trên Taobao (Trang thương mại trực tuyến Trung Quốc).

Bên cạnh đó, ông cũng khẳng định họa tiết hoa văn này là do người Trung Quốc hiện đại làm, không phải hoa văn cổ của cả Việt Nam lẫn Trung Quốc. Ngoài nhà nghiên cứu Trần Quang Đức, một số NTK Việt cũng cho rằng trang phục cách tân áo dài, đem ra diễn trên trường quốc tế thì không nên sử dụng họa tiết, hoa văn Trung Quốc như trong thiết kế này.

Trước những lời bàn ra, tán vào, NTK Thủy Nguyễn và hoa hậu Thùy Dung đều giữ im lặng và không có ý định trả lời phản biện.

Trang phục khép màn của NTK Thủy Nguyễn…

… và mẫu vải Trung Quốc được bán trên trang Taobao

Trang phục lấy cảm hứng long bào của NTK Thế Huy và Hải Long

Tháng 1.2015, một tờ tạp chí có đăng tải bộ sưu tập Sắc màu Malacca của NTK Thế Huy và Hải Long. Điểm đáng chú ý là dòng chú thích cho loạt ảnh này lại ghi rõ là bộ sưu tập lấy cảm hứng từ “long bào cổ Việt Nam”. Tuy nhiên, chi tiết được cho là “long bào cổ” này lại bị cho là “đạo ý tưởng” của bức tranh Great Wave Off Kanagawa hay Tsunami – bức họa nổi tiếng của Nhật Bản.

Về vụ việc này, 2 nhà thiết kế trẻ và người mẫu thể hiện (Nhã Trúc) đều không lên tiếng. Tuy nhiên, khá nhiều nghệ sĩ trong giới chuyên môn đã nói rõ quan điểm của họ. Điêu khắc gia Đinh Công Đạt, người từng nghiên cứu văn hóa truyền thống Việt Nam lâu năm cho rằng: “Bức Tsunami nổi tiếng đến mức nó trở thành biểu tượng khi ai đó muốn thể hiện sự dữ dội của biển. Nó giống như là đại sứ về văn hóa Nhật, ở đây không thể bào chữa, không thể bao biện rằng nhầm lẫn…”.

Tuy nhiên, NTK Đỗ Trịnh Hoài Nam thì lại cho rằng vấn đề ở đây là “dòng chú thích thiếu thận trọng của nhà thiết kế trẻ khao khát thử nghiệm chứ không phải đạo mẫu.”

Mẫu thiết kế của Thế Huy và Hải Long

Họa tiết ở gấu áo…

… bị cho là “đạo” bức tranh nổi tiếng của Nhật Bản

Trang phục diễn của ca sĩ Hà Linh

Trong liveshow Bài hát yêu thích tháng 5.2014, Hà Linh đã mang tới ca khúc Người ở đừng về với biến tấu nhạc pop khác hẳn với ca khúc âm hưởng quan họ truyền thống thường thấy. Tuy nhiên, trang phục mà cô lựa chọn lên sân khấu biểu diễn lại trở thành tâm điểm chú ý vì nhiều người cho rằng nó giống với trang phục cổ trang Trung Quốc và không phù hợp để hát một bài quan họ Bắc Ninh.

Trả lời phỏng vấn về việc này, nữ ca sĩ cho biết đây là trang phục mượn từ nhà hát tuồng Việt Nam. Hơn nữa, bài hát này được phối khí hoàn toàn mới với pop đương đại, vì vậy, cô cho rằng mặc trang phục quan họ sẽ không phù hợp.

Bên cạnh đó, Hà Linh cũng cho biết: “Đã là trang phục cổ trang cách điệu thì Trung Quốc hay Việt Nam đều sẽ dựa trên trang phục cổ trang gốc, thay đổi một số chi tiết để làm mới nó, cách điệu nó. Thân áo thêu rồng hoặc phượng bằng chỉ vàng, tay áo ống rộng và dài thì hoàng cung Việt Nam hay Trung Quốc ngày xưa đều sử dụng.

Mọi người hay xem phim Trung Quốc nên cố định ý nghĩ cứ những chi tiết như thế là trang phục Trung Quốc. Trong khi nếu tìm trên google – images, một số vị như Nguyên phi Ỷ Lan hay Bắc Cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, đều có thể thấy những trang phục gần giống vậy, những chi tiết giống hệt vậy. Không lẽ Trung Quốc được phép cách điệu và mặc, còn Việt Nam thì không?”.

Trang phục biểu diễn gây tranh cãi của Hà Linh

Theo 24H

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

Ad will display in 09 seconds

Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

Ad will display in 09 seconds

Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Tu thân

Ad will display in 09 seconds

Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

    Kinh tế Trung Quốc lao đao: Hàng loạt lao động về quê ăn Tết sớm

  • Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

    Tiết lộ bất ngờ của người Trung Quốc về cuộc chiến thương mại Mỹ Trung

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Tu thân

    Tu thân

  • Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công?  Đây là lời giải đáp

    Người tốt hay gặp khó, kẻ xấu vẫn thành công? Đây là lời giải đáp

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

x