Con đường Tơ lụa ngày nay (P1)

12/08/13, 09:20 Bí ẩn, Chuyện lạ

Con đường Tơ lụa huyền thoại cổ đại – một con đường nối Trung Quốc với châu Âu ngày xưa, vốn được sử dụng để chuyên chở gia vị, ngọc và tất nhiên là lụa trước khi chìm vào lãng quên 6 thế kỉ trước – nay lại được hồi sinh!

Vận chuyển hàng hoá dọc theo Con đường Tơ lụa ngày nay (ảnh: NYTimes).

Vận chuyển hàng hoá dọc theo Con đường Tơ lụa ngày nay (ảnh: NYTimes).
 
Chuyến tàu đặc biệt
 
Azamat Kulyenov – một lái tàu 26 tuổi – đẩy chiếc cần lái bằng sắt đen bóng lên phía trước, chiếc tàu chở hàng nặng 1800 tấn dài gần nửa dặm bắt đầu chậm chạp chuyển động đi về phía tây, xuyên qua những đồng cỏ hoang vu xứ Đông Kazakhstan, dần dần bỏ lại phía sau là biên giới Trung Quốc.
 
Khởi hành từ một thị trấn của Kazakh tên là Dostyk, chuyến tàu này có quyền ưu tiên trên mọi phương tiện giao thông khác, thậm chí là tàu chở hành khách. 
 
Đoàn tàu này được bảo vệ bởi một lực lượng an ninh đặc biệt. Khi chuyến tàu bắt đầu đi vào ranh giới Á-Âu, nó lại được tăng cường an ninh bởi những binh lính được vũ trang AK-47. Lực lượng này có nhiệm vụ phát hiện, bảo vệ đoàn tàu khỏi những tên cướp tàu. Thỉnh thoảng những binh lính này thậm chí còn ngồi trên nóc thép của những toa tàu. 
 
Lộ trình của đoàn tàu hầu như trùng khớp với Con đường Tơ lụa huyền thoại cổ đại. Một con đường nối Trung Quốc với châu Âu ngày xưa, vốn được sử dụng để chuyên chở gia vị, ngọc và tất nhiên là lụa trước khi chìm vào lãng quên 6 thế kỉ trước. 
 
Bây giờ con đường này huyền thoại này lại được hồi sinh nhưng để chuyên chở một hàng hóa không kém phần quý giá: đó là hàng triệu chiếc máy vi tính và linh kiện được sản xuất tại Trung Quốc. Chúng được chuyên chở tới những thành phố Châu Âu như Luân Đôn, Pari, Béc Lin và Rome.
 
Hewlett-Packard (HP), một hãng điện tử thuộc Thung Lũng Silicon, là người đi đầu trong công cuộc hồi sinh con đường huyền thoại này ở châu Âu kể từ đế chế Roman. Trong suốt 2 năm trở lại đây, công ty này đã vận chuyển máy tính và linh kiện trên con đường này để lưu hàng ở Châu Âu. 
 
Những chuyến tàu này chạy xuyên qua Trung Á với vận tốc hơn 80 km/h. Trong một thử nghiệm ra vào mùa hè, mỗi tuần HP đang cho khởi hành ít nhất một chuyến tàu với lộ trình gần 7.000 dặm (11.000 cây số) và cao nhất là 3 chuyến/tuần. 
 
HP đang lên kế hoạch vận chuyển hàng bằng tàu hỏa trong suốt mùa đông sắp tới, tất nhiên hàng hóa được bảo vệ kỹ lưỡng dưới điều kiện nhiệt độ có thể xuống tới âm 40 độ. 
 
Tuy rằng lương hàng hóa chuyên chở trên con đường này hiện nay chỉ chiếm một lượng rất nhỏ so với lượng hàng mà Trung Quốc xuất sang Châu Âu, nhưng có nhiều công ty đang nối gót HP. 
 
Vào ngày 17/7, chính quyền Trung Quốc đã cho khởi động 6 chiếc tàu vận tải, xuất phát từ Trịnh Châu, một trung tâm khu công nghiệp sản xuất nằm ở lục địa, và đi đến Hamburg, Đức. Lộ trình của những chiếc tàu này khá giống với lộ trình của những chuyến tàu của HP, đi qua miền Tây Trung Quốc, Kazakhstan, Nga, Belarus và Ba Lan. 
 
Chính quyền Trung Quốc dự định sẽ tăng cường thêm 50 tàu nữa trong năm tới, với khả năng chuyên chở một khối lượng hàng hóa giá trị 1 tỷ USD. Chuyến tàu đầu tiên vào tháng 7 đã vận chuyển 1,5 triệu USD giá trị hàng hóa bao gồm xăm lốp, giày dép và đồ áo, trong khi đó chuyến tàu này vận chuyển thiết bị xây dựng, máy móc, động cơ ô tô và thiết bị y tế từ Đức ngược trở lại Trung Quốc.
 
Trong một tuyên bố phát ra ngày 20/6, hãng vận chuyển DHL cho biết hãng này đã bắt đầu dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng tàu lửa khởi hành hàng tuần từ Thành Đô ở miền tây Trung Quốc xuyên qua Kazakhstan tới Ba Lan. Một số hãng điện tử đối thủ của HP cũng đang lục rục bắt đầu sử dụng con đường này để xuất hàng từ Trung Quốc.
 
Chưa bao giờ là con đường độc đạo
 
Con đường Tơ lụa chưa bao giờ là một con đường độc đạo, mà là một mạng lưới những con đường nhỏ, những lối mòn tạo nên bởi đoàn buôn với hàng ngàn con lạc đà và ngựa bắt đầu khoảng năm 120 trước Công nguyên, khi Tây An là thủ phủ phía Tây của Trung Quốc. 
 
Những đoàn buôn lạc đà khởi hành từ những sa mạc phía Tây Trung Quốc, du hành dọc theo những dãy núi dọc theo biên giới giữa Trung Quốc và phương Tây, khu vực mà bây giờ là Kazakhstan và Kyrgyzstan, sau đó xuyên qua khu vực thảo nguyên thưa thớt người vùng Trung Á, vươn tới biến Caspi và xa hơn nữa.
 
Mậu dịch trên những con đường này phát triển huy hoàng trong suốt thời kỳ Đen Tối (Dark Ages) và thời kỳ đầu Trung Cổ ở Châu Âu. Nhưng do sự phát triển của hàng hải vào thế kỷ 14, 15 và trung tâm chính trị của Trung Quốc chuyển từ phía Tây sang phía Đông, hoạt động kinh tế của Trung Quốc dần dần chuyển về bờ biển phía Đông.
 
Ngày nay bàn đồ địa lý kinh tế cũng đang thay đổi. Bởi vì giá nhân công ở các thành phố phía Đông dần tăng lên trong thập niên gần đây, do đó những nhà sản xuất đang cố gắng giảm chi phí lao động bằng cách dịch chuyển về vào nội địa. 
 
Vận chuyển đường bộ từ những khu công nghiệp mới thành lập ở nội địa tới bờ biển phía Đông thì quá chậm chạm và đắt đỏ. Giá xăng dầu tăng cao khiến cho vận chuyển hàng không trở thành là một điều không tưởng, và qua đó làm nản lòng nỗ lực gia tăng tốc độ tàu chở hàng của các hãng vận chuyển đường biển.
 
Những động cơ hơi nước công suất thấp có thể tiết kiệm lượng dầu đốt, nhưng làm trì trệ việc vận chuyển hàng hóa, đặc biệt gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp điện tử giá trị lớn như máy tính, thiết bị của HP. Sự trì trệ đẩy chi phí lưu kho lên cao và khiến các hãng sản xuất khó đáp ứng được nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng ở những thị trường xa xôi.
 
Phải tốn tới 5 tuần để chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ từ nội địa tới càng biển ở Thâm Quyến nằm bờ phía Đông, và chuyển lên tàu thủy đi vòng qua Ấn Độ, xuyên qua kênh đào Suez. Con đường Tơ lụa ngày nay bằng tàu lửa cắt giảm thời gian vận chuyển tử miền Tây Trung Quốc tới Tây Âu xuống còn 3 tuần. Tuy rằng vận chuyển bằng đường thủy rẻ hơn so với đường sắt 25% nhưng chi phí gia tăng do quãng thời gian dài hơn là không nhỏ.
 
Jonney Shih, chủ tịch hãng Asustek – hãng sản xuất máy tính bảng thứ 3 trên toàn cầu chỉ sau Samsung và Apple – lạc quan, “chi phí lưu kho và thời gian sản xuất sẽ được cải thiện rất đáng kể”. Hãng này gần đây cũng đã bắt đầu thử nghiệm vận chuyển bằng tàu lửa.
 

(còn nữa)

Bích Diệp
Theo NewYork Times

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

    Chỉ cần không lo, không sợ thì đã là người quân tử rồi sao

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

    Vì sao TT Trump bị một số người gọi là “kẻ ngốc”?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

    Lấy của người giàu chia cho người nghèo là tốt hay là xấu?

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

    Ác nghiệp khi phá thai, xem xong đừng khóc!

x