Một ngày làm việc của công nhân sản xuất iPhone
Trong vai một công nhân, Anya Kamenetz, phóng viên điều tra của China Labor Watch ghi lại những điều tai nghe mắt thấy trong một ngày làm việc tại nhà máy gia công thiết bị lớn thứ hai của Apple ở Trung Quốc.
6 giờ 30 phút sáng: Xếp hàng chờ xe bus ở ký túc xá.
8 giờ 10 phút: Công nhân (trong số này có cả “sinh viên thực tập” – thực chất là lao động chưa đủ tuổi và người đang mang thai) bắt đầu một ngày làm việc bằng một cuộc họp kéo dài 20 phút. Trong khoảng thời gian này, họ phải hét to những khẩu hiệu như: “Chất lượng, kỷ luật, hoàn thuận. Tôi là người giỏi nhất! Làm việc chăm chỉ!”… và đồng loạt vỗ tay. Những người mắc lỗi bị mang ra kiểm điểm, mỗi ngày có ba cuộc họp như vậy.
Nếu một công nhân mắc lỗi, cả nhóm trong cùng một dây chuyền sản xuất sẽ phải làm thêm giờ và không được trả công. |
8 giờ 30 phút: Thời điểm công việc bắt đầu. Một ngày làm việc thường kéo dài khoảng 12 tiếng đồng hồ, mỗi công nhân có 90 phút để ăn uống và nghỉ ngơi. Không được phép nói chuyện, không được rời vị trí, không được uống nước tại chỗ, không được dùng điện thoại di động là những nguyên tắc chung. Nếu một người hoàn thành sớm công việc, họ có thể ngồi xuống và đọc… nội quy cho đến giờ tan ca. Công việc của ngày hôm nay là lắp ráp nắp lưng iPad, mỗi người phải lắp được 600 chiếc mỗi ngày, tương đương một cái mỗi phút. Nếu không đạt số lượng, họ sẽ bị phạt hoặc trừ lương.
10 giờ 30 phút: Tôi xin nhóm trưởng giải lao một chút để đi tắm, nhưng không được chấp nhận và bị la mắng.
12 giờ trưa: Ăn trưa tại nhà ăn, mỗi suất ăn sáng có giá từ 2-5 nhân dân tệ (khoảng 7 đến 17 nghìn đồng), mỗi suất ăn trưa khoảng 10 nhân dân tệ (tương đương 35 nghìn đồng). Thức ăn khá tệ, những món chính của buổi tối thường được hâm lại từ thức ăn còn dư từ trưa. Món tráng miệng thường là trái cây và được miễn phí vào thứ tư hàng tuần.
Điều kiện làm việc tồi tệ, công nhân thường xuyên phải nhập viện. |
1 giờ chiều: Trở lại làm việc với những yêu cầu khắt khe từ người quản lý. “Nếu anh không tuân theo, hôm sau tôi sẽ phơi nắng anh đến 12 giờ trưa”; “Anh nói cái quái gì thế ?”; “Không được nói, giữ yên lặng! Ai vẫn đang nói chuyện quái gì ở đằng kia vậy?”; ” Nếu tôi bắt gặp ai đó không chịu lau chùi chỗ ngồi của mình, cả nhóm của người đó sẽ phải làm ngoài giờ không công. Đừng để người khác bị ảnh hưởng!”.
5 giờ chiều: Tan ca. Nhà máy có sẵn siêu thị, bưu điện, chi nhánh ngân hàng, tiệm làm tóc, thư viện có kết nối Internet, sân bóng rổ và phòng tập GYM. Hầu như mọi người đều đến sân bóng rổ và siêu thị, mặc dù giá lương thực đang tăng cao.
7 giờ tối: Tất cả mọi người không được tiếp khách, ngoài ra, họ cũng chịu quy định không tám nhảm, bàn tán về lương thưởng hay không được hút thuốc ngoài khu vực quy định. Công nhân cũng không tụ tập làm loạn (có thể bị sa thải ngay nếu vi phạm).
Các công nhân biểu tình bên ngoài một nhà máy gia công iPhone, iPad ở Trung Quốc. |
8 giờ 30 phút tối: Mỗi tuần một lần, công nhân phải ký vào một bản cam kết rằng mình chỉ làm ngoài giờ từ 10 đến 16 tiếng trong tuần, trong khi con số thực tế lên đến trên 20 tiếng. Điều này nhằm đối phó với các cuộc thanh tra của Apple. Hầu hết các công nhân ở đây đều phải làm ngoài giờ để đảm bảo thu nhập hằng tháng ở mức đủ sống.
9 giờ tối: Sau phiên họp chiều và chờ đợi ở cổng kiểm soát, công nhân có thể bắt xe ra chợ đêm để mua thêm đồ ăn.
|
Nhà vệ sinh tại một nhà máy ở Thâm Quyến, Trung Quốc. |
10 giờ tối: Tất cả công nhân trở về ký túc xá, nơi hàng trăm con người chia nhau tắm dưới một chục vòi sen. Luật của ký túc xá: Không vật nuôi, không bia rượu, không ngồi trên ban công, không được đổi giường hoặc đổi phòng, không bài bạc, không chứa khách ở lại qua đêm. Vi phạm: bị sa thải.
11 giờ tối: Cuối cùng cũng đến phiên tôi được tắm (nước lạnh).
11 giờ 30 tối: Ngả lưng xuống giường, trong một căn phòng cùng 11 công nhân khác. Lướt web trên điện thoại một vài phút trước khi chìm vào giấc ngủ.
Khi thức dậy, lặp lại tất cả các bước trên.
Những cuộc điều tra gần đây của cơ quan giám sát lao động Trung Quốc (CLW) cho thấy, tại một nhà máy của Apple lớn thứ 2 ở Trung Quốc, người lao động đang mang thai và người chưa đủ tuổi lao động phải làm việc 66 tiếng mỗi tuần (luật lao động chỉ cho phép 49 tiếng mỗi tuần). Họ bị buộc phải kí các cam kết giả mạo nhằm qua mặt cơ quan điều tra. Kết quả điều tra của CLW cho thấy, nhà máy này đã vi phạm 86 điều trong luật lao động và đạo đức nghề nghiệp. Người lao động phải làm việc trong một môi trường hà khắc với đồng lương chỉ đủ sống qua ngày.
Theo Zing.vn/Infonet