Các thương hiệu đình đám vừa bị ‘xóa sổ’
Những thương hiệu lừng lẫy một thời như Sony Ericsson hay Compaq và Cingular đã biến mất.
Hơn một thập kỷ trước, Sony Ericsson là một trong những nhà sản xuất điện thoại di động phổ biến nhất song hiện, thương hiệu này đã biến mất.
Tương tự như vậy, Cingular là một trong những hãng điện thoại không dây phổ biến nhất. Đồng thời, Compaq cũng là một trong những thương hiệu máy tính đình đám nhất. Tuy nhiên, những thương hiệu này và một số hãng khác đã không còn tồn tại trên thị trường nữa.
Sony Ericsson, từng là một trong những nhà sản xuất điện thoại di động phổ biến nhất, đã biến mất. |
Nguyên nhân các thương hiệu nổi tiếng bị “xóa sổ” là do nhiều lý do khác nhau như: khủng hoảng tài chính, sáp nhập và mua lại, hoặc do quản lý kém…
Những thương hiệu này từng rất nổi tiếng và được nhiều người tiêu dùng Mỹ biết đến nhưng cũng biến mất một cách nhanh chóng. Chẳng hạn như công Saab, từng là một hãng sản xuất xe hơi thành công ở Mỹ.
Tuy nhiên, hãng này đã thất bại trong việc duy trì thương hiệu thành công của mình vào những năm 2000. Một loạt khoản giao dịch của công ty thất bại khiến hãng sản xuất xe hơi đã phá sản và bị mua lại.
Các thương hiệu khác như Compaq và Cingular, không biến mất bởi vì quản lý thương hiệu kém mà chúng bị thôn tính bởi công ty lớn hơn. Hai thương hiệu này tương đối thành công đã được mua lại và sau đó, gộp vào các công ty mua lại.
Hồi năm 2000, Compaq đã chiếm lĩnh 20% thị trường máy tính cá nhân Mỹ, đã được mua bởi Hewlett-Packard hay còn gọi là HP (tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới tính theo doanh thu).
Thương hiệu Compaq cũng đang mấp mé trước nguy cơ “tuyệt chủng”. |
Sau đó, do hậu quả của một chiến lược kém hiệu quả của HP, thương hiệu Compaq dần dần biến mất. Năm ngoái, công ty HP thông báo sẽ loại bỏ tên dòng sản phẩm Compaq. Tương lai của thương hiệu Compaq đang rất mông lung.
Trong trường hợp của 3 thương hiệu Lehman Brothers, Wachovia và Washington Mutual, nguyên nhân khiến chúng biến mất là do cuộc khủng hoảng tài chính. Các ngân hàng này đã nhanh chóng chuyển từ các tổ chức tài chính rất thành công biến thành các công ty bị phá sản hoặc gần như bị phá sản.
Theo Kiến thức
(vtc.vn)