Bị cọp đuổi, mắc kẹt trên cây 3 ngày

08/07/13, 20:15 Chuyện lạ
5 người đàn ông Indonesia được phát hiện mắc kẹt trên cây ngày 7-7, ba ngày sau khi họ bị một bầy cọp Sumatra đuổi bắt.

Theo cảnh sát, 4 con cọp đã vồ chết một người bạn của họ trước đó và chúng vẫn kiên nhẫn vờn quanh gốc cây, không ngừng gầm gừ hù dọa con mồi.

 Nguyên nhân vụ truy sát này là do những người trên vô tình giết chết một con cọp con hôm 4-7 khi vào vườn quốc gia Núi Leuser, phía bắc đảo Sumatra, để tìm trầm. Cảnh sát trưởng khu vực trên, ông Dicky Sondani, nói: “Trầm rất có giá nên họ chấp nhận mạo hiểm, lần tìm vào những vùng hẻo lánh của Leuser, nơi trú ngụ của cọp và voi”.

 

Cọp Sumatra là loài cọp nhỏ nhất thế giới. Ảnh: Alamy

 

Nhóm người đã cài bẫy bắt nai và linh dương lấy thức ăn, dè đâu 1 con cọp con sụp bẫy và thiệt mạng. Những con cọp lớn ngay lập tức tấn công trả thù, giết chết một thanh niên 28 tuổi tên David. 5 người còn lại chạy thoát lên cây. 

Tất cả đều là người làng Simpang Kiri ở quân Aceh Tamiang. Nhờ điện thoại di động mang theo, họ gọi về làng cầu cứu. Dân làng lần theo chỉ dẫn, đã đến được nơi họ gặp nạn nhưng buộc phải rút lui khi nhìn thấy bầy cọp.

Nhận được tin báo của dân làng, ngay hôm đó 30 nhân viên cứu hộ, bao gồm cảnh sát và binh lính, đã được phái đi nhưng phải mất 2-3 ngày mới đến được hiện trường. Phương án cứu người chưa được quyết định.

 

Vườn quốc gia Núi Leuser. Ảnh: Alamy

 

Cảnh sát lo sợ nhóm người trên kiệt sức và sẽ rơi xuống trước khi được cứu thoát. Nhưng vì cọp Sumatra đang có nguy cơ tuyệt chủng nên cảnh sát không dám làm liều. “Nếu cọp còn ở dưới gốc cây, chúng tôi có thể phải bắn thuốc mê” – cảnh sát trưởng Sondani nói. 
Con người và động vật đụng độ nhau ngày càng nhiều ở Indonesia do nạn phá rừng lấy gỗ và lấy đất trồng cọ, phần lớn là động vật thua cuộc.
 
Riêng vườn quốc gia Núi Leuser là nơi nương náu của khoảng 5.800 trong số 6.600 cá thể đười ươi Sumatra còn sót lại, ngoài ra còn có cọp và voi. Cọp Sumatra là loài cọp nhỏ nhất thế giới và chỉ còn khoảng 400 – 500 con sống trong hoang dã, trong đó ở vườn quốc gia Núi Leuser có khoảng 100 con.

Theo Hải Ngọc
Người Lao động/Daily Mail, BBC

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

x