Ngắm những tờ tiền độc, lạ nhất thế giới
Mệnh giá hàng tỷ hay đục lỗ, cổ nhất hay to nhất… là những đồng tiền độc đáo trong lịch sử các ngân hàng trên thế giới.
Tờ 500.000.000.000
Nam Tư – một quốc gia ở châu Âu trước đây đã đối mặt với tình trạng siêu lạm phát bắt đầu từ năm 1989, cho tới khi cải cách kinh tế năm 1994. Đồng tiền giấy mệnh giá cao nhất năm 1988 là 50.000 dinara (đơn vị tiền tệ) đã thay đổi lên tới 500.000.000.000 dinara vào năm 1994.
Tiền giấy tại trại tập trung
Tờ tiền giấy này được tạo ra bởi Đức quốc xã, sử dụng trong các tại tập trung ở Tiệp Khắc. Những tờ tiền có mệnh giá nhưng chỉ đơn giản là tờ giấy không có giá trị và không được sử dụng.
Tờ 100.000 tỷ
Mức lạm phát kỷ lục thế giới, nửa cuối năm 2008 khi chính phủ Zimbabwe phát hành các tờ tiền mới với mệnh giá 100.000 tỷ, 50.000 tỷ, 20.000 tỷ và 10.000 tỷ đô la Zimbabwe. Trên thực tế, tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ đô laZimbabwe tại thời điểm đó chỉ tương đương 300 USD. Một ổ bánh mỳ tại nước này khi đó cũng có giá tới 300 tỷ đô la Zimbabwe. Để đi xe buýt tạiHarare, người dân cũng phải cần tới hơn 100 tỷ đô la Zimbabwe.
Chỉ vài tháng sau khi được phát hành, tờ tiền mệnh giá 100.000 tỷ đô la của nước này cũng mất giá chóng mặt và không còn đủ mua nổi một ổ bánh mỳ trước khi bị khai tử khi chính phủ tuyên bố xóa bỏ 12 chữ số 0 trên đồng đô la Zimbabwe.
Tờ 100 triệu tỷ
Năm 1946, Hungary rơi vào cơn bão lạm phát trầm trọng nhất lịch sử. Chính phủ nước này khi ấy còn phát hành tờ 100 triệu tỷ pengo. Trên thực tế, tờ tiền này chỉ có giá như 20 cent.
Tiền giấy cổ nhất thế giới
Tờ tiền giấy cổ nhất thế giới được ghi nhận tại Trung Quốc khoảng năm 800 mặc dù nước này bỏ dùng tiền giấy vào giữa thế kỷ 15.
Tờ tiền in hình con lừa
Tiền giấy có kích thước lớn nhất thế giới
Xét về kích thước, đồng 100.000 peso được chính phủ Philippines phát hành trong năm 1998 được coi là đồng tiền lớn nhất so với tất cả các đồng tiền giấy hợp pháp được lưu hành cho đến nay. Với kích thước to bằng 1 tờ giấy A4, đồng tiền được phát hành để kỷ niệm 100 năm ngày Philippines thoát khỏi ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. Đồng tiền chỉ phát hành với số lượng hạn chế cho một số nhà sưu tập. Để mua được nó, người ta phải trả tới 180.000 peso, tương đương 3.700 USD.
Tiền Einstein
Năm 1952, Thủ tướng Israel đầu tiên, David Ben-Gurion, đã mời nhà vật lý Albert Einstein chức chủ tịch danh dự của nước này, tuy nhiên Einstein đã từ chối. Để tôn vinh nhà vật lý này, Ngân hàng Trung ương đã phát hành đồng tiền có in hình ông vào năm 1968.
Tiền khoét lỗ
Năm 1997, chế độ độc tài của Joseph Mobutu tại Congo đã bị lật đổ năm 1997. Sau đó, trong khi chờ tiền mới được thiết kế và in lại, chính phủ nước này đành cắt bỏ mặt Mobutu trên các tờ tiền cũ để tạm thời sử dụng.
Theo D.Anh (tổng hợp)
VEF (vietnamnet.vn)