Thót tim với những sân bay nguy hiểm nhất thế giới
Nằm sát khu dân cư, đường băng ngắn hay địa hình hiểm trở là những yếu tố
khiến các phi công phải “toát mồ hôi hột” khi xuất phát hoặc hạ cánh tại một
những sân bay dưới đây.
:
Điểm mặt những “tháp ma” nổi tiếng thế giớiẤn Độ sắp trở thành quốc gia đông dân nhất thế giớiNhững trái bóng tự chế của trẻ em châu Phi
Bao quanh bởi những dãy núi và đường băng ngoằn ngoèo, các phi công phải len
lỏi qua những đỉnh núi khi hạ cánh xuống Sân bay Quốc tế Toncontín ở
Tegucigalpa, Honduras.
Dãy núi Remarkables lởm chởm
xuất hiện trong bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn” khiến cho việc hạ cánh
xuống sân bay Queenstown (New Zealand) trở nên khó khăn hơn.
Sân bay Gustaf III, St. Jean, St. Barthélemy chỉ sở hữu đường băng dài
640m và nằm sát bãi biển St.Jean.
Nằm ở độ cao 2.000m trên dãy Alps, sân bay Courchevel (Pháp), với đường băng
dài 525m, là một trong những sân bay nguy hiểm nhất trên thế giới.
Phi công phải bay rất gần với các du
khách tắm nắng trên bãi biển Maho nếu muốn cất cánh hoặc hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Princess Juliana
(Philipsburg, Saint Maarten).
Sân bay Sitka Rocky Gutierrez nằm trên hòn đảo nhỏ Japonski ở Alaska. Hầu hết
xung quanh sân bay này là nước và các phi công phải chú ý những tảng đá mòn, có
thể bị rơi xuống đường băng khi thời tiết xấu.
Với địa hình đồi núi hiểm trở, sân bay Catalina ở Avalon, California (Mỹ)
còn được gọi là Sân bay trên trời. Vì đường băng được nâng cao lên ở giữa, các
phi công có thể gặp rắc rối trong việc xác định giới hạn.
Sân bay Tenzing-Hillary nằm trên dãy Himalayas phủ đầy tuyết là cửa ngõ để
đến được đỉnh Everest.
Sân bay Barra ở Scotland là một trong những sân bay trên thế giới có máy bay
hạ cánh ngay trên bãi biển. Khi máy bay tới, người dân địa phương được thông báo
tránh xa đường băng.
Đường băng ngắn và nằm trong khu vực dân cư đông đúc là những trở ngại lớn nhất đối với các
phi công khi tới sân bay LaGuardia ở New York.
Sầm Hoa(Tổng hợp)
(vietnamnet.vn)