Ứng dụng Xảo Trá và thế Hai Mặt của Android Trung Quốc
Một báo cáo mới đây công bố bởi Trung Tâm Dữ Liệu về Internet Trung Quốc (Data Center of China Internet – DCCI) đã tiết lộ rằng gần 35 phần trăm ứng dụng Android (Android app) mà họ khảo sát đã ăn cắp dữ liệu cá nhân từ người dùng điện thoại thông minh (smartphone) tại Trung Quốc. DCCI đã xem xét 1.400 ứng dụng cho tải về (download) và phát hiện 66.9 phần trăm theo dõi dữ liệu người dùng, với 34.5 phần trăm tiến hành “theo dõi dữ liệu xuyên biên giới”; theo dõi và thu thập dữ liệu riêng tư mà không có sự liên hệ thấy được nào đối với chức năng của ứng dụng, và người dùng nói chung là không thể nhận biết được.
Hầu như mọi thông tin trong smartphone đều bị theo dõi và thu thập bởi các ứng dụng xảo trá này. Báo cáo đã xem xét từng chức năng theo dõi dữ liệu riêng biệt và phát hiện ra rằng hơn một nửa ứng dụng theo dõi vị trí người dùng, và 13.2 phần trăm thực thi việc đó dù cho vị trí người dùng hoàn toàn chẳng có tí gì liên hệ với tính năng của ứng dụng. 21.2 phần trăm ứng dụng sẽ kiểm tra danh bạ, 18.1 phần trăm đọc các bản ghi cuộc gọi, gần 12 phần trăm đọc lịch sử tin nhắn, với thậm chí đọc cả tin gửi đi (14.7 phần trăm) và gọi điện đi (14.7 phần trăm). Và phần lớn chúng thực thi việc này mà người dùng không hề biết. Các ứng dụng về học tập và làm đẹp nhìn như vô hại lại nằm trong số những thứ ghê gớm nhất về theo dõi vị trí, và các ứng dụng du lịch thì đang ăn trộm danh sách liên lạc.
Tuần trước, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của Trung Quốc đã ban hành một công văn xác nhận sự thống trị của Android tại thị trường Trung Quốc và nói về việc phân biệt đối xử thế nào với các công ty quốc nội qua việc từ chối chia sẻ công nghệ và mã lập trình. Công văn cũng cáo buộc Google thao túng Acer để họ rút khỏi việc góp vốn với một công ty về smartphone của Trung Quốc. Đi xa hơn, công văn còn ca ngợi các công ty sân nhà như Alibaba, Baidu và Huawei về việc họ tự tạo riêng các nền tảng di động.
Google Chơi Thế Nào ở Trung Quốc
Việc sử dụng Android tại Trung Quốc khác vô cùng so với các quốc gia phát triển khác. Google Play, gian hàng (app store) chính thức của Android bị phớt lờ bởi phần lớn nhà sản xuất smartphone và nhà phát triển ứng dụng. Các ứng dụng được trực tiếp chuyển đến cho khách hàng, từ ít nhất một tá app store phổ biến và địa phương hóa. Theo một khảo sát bởi Techinasia website, chỉ có 8 trong số 50 ứng dụng là được link (liên kết) đến Play Store, nhà phát triển ứng dụng chủ yếu hướng người dùng đến các app store địa phương thay thế. Bên cạnh đó, Google cũng không hỗ trợ các ứng dụng trả tiền tại Trung Quốc. Android là lựa chọn thịnh hành, mặc dù không như cách mà Google muốn.
Sự Trỗi Dậy của ChinaDroids
Năm nay, theo nghiên cứu của IDC, Trung Quốc sẽ có xấp xỉ 301 triệu người dùng smartphone, chiếm 1/3 toàn cầu. Và phần đông dân chúng cũng sẽ ý định để sở hữu smartphone. Điện thoại Chinadroid là một phương án thay thế rẻ tiền cho Android smartphone. Nó có vỏ nhựa bình thường, với vi xử lý (chipset) hiệu MediaTek, màn hình cảm ứng, được cài đặt nền tảng Android mới nhất, giá thấp hơn 100 đô la Mỹ. Các công ty dẫn đầu về internet tại Trung Quốc đều tự làm smartphone riêng cho họ, theo một báo cáo từ Techrice. Họ muốn sử dụng phần cứng giá rẻ này để bán các ứng dụng kiếm tiền. Nhưng mà ở đây cũng vậy, Google có tiếng nói nhỏ trong việc này. Điện thoại droid không được cài đặt sẵn ứng dụng Google hoặc Google Play. Các ứng dụng tiếng Hoa được đặc chế đang tha hồ diễn và chúng đang hướng đến việc phát tán sớm chiếm lĩnh cả giới phát triển ứng dụng.
Theo Daikynguyen