Kinh ngạc ‘vạn lý trường thành’ của Ấn Độ

06/05/13, 08:35 Hình ảnh đẹp

Nằm ở phía Tây đất nước Ấn Độ trong khu vực địa giới huyện Rajsamand bang Rajasthan, Kumbhalgarh thực chất là những bức tường phòng vệ của một pháo đài cổ thuộc Vương triều Mewar.

Bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 15 dưới sự chỉ đạo của nhà vua Rana Kumbha, Kumbhalgarh sau đó tiếp tục được mở rộng, củng cố và hoàn thiện trong suốt nhiều đời vua sau đó.

Mãi cho đến những năm đầu của thế kỷ 19, nơi đây vẫn là một trong những thành trì quan trọng của vua chúa địa phương.

Kinh ngạc ‘vạn lý trường thành’ của Ấn Độ
Kumbhalgarh là tường thành lớn thứ hai trên thế giới nằm ở khu vực bang Rajasthan ở phía Tây Ấ Độ. Công trình này còn được biết đến như là “Vạn lý trường thành của người Ấn”.

Đây cũng là nơi mà Maharana Pratap, quốc vương vĩ đại – đồng thời cũng là một trong những chiến binh huyền thoại trong lịch sử Ấn Độ, đã được sinh ra và lớn lên.

Kumbhalgarh đã gắn liền với vương triều Mewar cho đến tận những năm cuối thế kỷ 19, khi bị người Anh xâm chiếm.
Quần thể kiến trúc Kumbhalgarh được xây dựng trên đỉnh một ngọn đồi cao 1100 mét so với mực nước biển. T

ổng chiều dài của những bức tường vĩ đại này vào khoảng 36 km, với độ dày ở chỗ lớn nhất lên đến 5 mét. Có đến 7 cánh cổng kiên cố được bố trí xung quanh tường thành.

Bảy cổng lớn được thiết kế bao gồm các cổng: Aret Pol, Halla Pol, Hanuman Pol, Ram Pol, Vijay Pol, Nimboo Pol và Bhairon Pol.

Tuy nhiên trong số này chỉ có 5 cổng gắn trực tiếp với tường thành, còn 2 cổng Aret Pol và Halla Pol nằm tách biệt hẳn ra bên ngoài khu vực.

Những bức tường của Kumbhalgarh được xây dựng trong khoảng những năm 1443 đến 1458, trên cơ sở những bức tường đã tồn tại từ trước đó. Chu vi của vòng tường khép kín vào khoảng 14km với chiều cao của các thành lũy vào khoảng 3-5 mét.

Kinh ngạc ‘vạn lý trường thành’ của Ấn Độ
Vòng thành trải dài 36km với chu vi vào khoảng 14km. Tường thành cao trùng bình 3-5 mét và dày khoảng 5 mét, được xây bằng gạch đá và vôi vữa.

Công trình này có cấu tạo chủ yếu bằng đất đá và gạch nung liên kết nhờ vôi vữa. Những tháp canh có hình tròn, hàng rào bên trên trang trí bởi những “tấm khiên” nhỏ hình vòm khá đặc trưng của người Ấn Độ.

Kumbhalgarh bao bọc một khu vực rộng lớn với nhiều công trình quân sự, văn hóa, tín ngưỡng và dân sinh quan trọng.

Ngoài pháo đài Kumbhalgarh là mục tiêu bảo vệ chính, còn có hơn 360 chùa đền lớn nhỏ, trong đó khoảng 300 là những công trình cổ đại của đạo Jain, phần còn lại thuộc về Ấn Độ Giáo.
Đứng trên tường thành, người có thể dễ dàng bao quát cả một khoảng không gian rộng lớn trải dài hàng chục cây số, bao gồm toàn bộ khu vực nội thành, vùng Aravalli láng giếng hay thậm chí là cả sa mạc Thar gần đó.


Theo truyền thuyết, khi bắt đầu được nhà vua Rana Kumbha cho khởi công xây dựng vào năm 1443, những bức tường mới xây liên tục bị đổ mà không rõ nguyên do.

Sau đó một vị pháp sư nổi tiếng trong vùng đã tâu lên nhà vua là phải hiến tế một người tình nguyện để cầu xin thần linh giúp đỡ.

Kinh ngạc ‘vạn lý trường thành’ của Ấn Độ
Người ta đã bắt đầu xây dựng tường thành từ nơi mà thân thể người hiến tế được chôn.

Vị pháp sư cho rằng trước tiên phải xây dựng một ngôi đền tại chính nơi mà đầu của người hiến tế rơi xuống, sau đó mới bắt đầu xây dựng tường thành từ vị trí mà thân thể của người đó được chôn. Điều quan trọng là bản thân người đó phải tình nguyện hi sinh.

Suốt một thời gian dài sau đó không có thần dân nào tình nguyện, dù phần thưởng của nhà vua đưa ra là rất lớn. Cho đến một ngày có một vị khách hành hương đến gặp nhà vua để xin được làm vật hi sinh. Nghi lễ hiến tế (bằng cách chặt đầu) đã diễn ra dưới sự chứng kiến của nhà vua và toàn thể thần dân trong vương quốc.

Kể từ đó, việc xây dựng pháo đài, tường thành và những công trình khác diễn ra thuận lợi. Ngày nay, ngay cạnh cổng chính của tường thành có tên gọi là Hanuman Pol, miếu thờ và ngôi đền để tưởng nhớ sự hi sinh cao cả của người hành hương vô danh nọ hiện vẫn còn tồn tại và được người dân địa phương sùng bái.

Những truyền thuyết địa phương còn kể lại rằng, vua Maharana Kumbha sau khi xây dựng xong đã cho đốt hàng ngàn ngọn đèn lớn trên tường thành, tiêu tốn đến 50kg bơ lỏng làm từ sữa trâu và hàng trăm ký bông, để cung cấp ánh sáng cho nông dân làm việc ban đêm trong thung lũng.

Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, Kumbhalgarh cũng nổi tiếng là một tòa thành “bất khả xâm phạm” trước những cuộc tấn công từ bên ngoài. Nơi đây từng bảo vệ rất nhiều vị vua chúa, hoàng tử triều đại Mewar thoát khỏi sự tấn công từ những kẻ thù của họ.

Duy nhất một lần Kumbhalgarh thất thế là do kẻ thù bao vây dài hạn, cắt đứt nguồn lương thực và nước uống khiến cho lực lượng trong thành đói khát và phải mở cổng đầu hàng.

Rất nhiều những câu chuyện về Kumbhalgarh hiện vẫn còn là điều bí ẩn. Thậm chí du khách phương xa khi đến thăm nơi đây vẫn luôn được cảnh báo rằng không nên tự mình đi lại ở những khu vực hoang vắng.

Những cơ chế phòng vệ được chế tạo từ hàng trăm năm trước với rất nhiều các loại bẫy khác nhau, mặc dù hầu hết đã được gỡ bỏ, nhưng không ai dám chắc rằng chúng đã tuyệt đối an toàn.

Ngày nay Kumbhalgarh trở thành một trong những di tích lịch sửa văn hóa cấp quốc gia của Ấn Độ. Cư dân sinh sống trong khu vực tường thành chỉ còn khoảng 300 người. Họ chủ yếu là những nông dân sinh sống tập trung gần các cổng chính của tường thành và khu vực đền Golera.

Kumbhalgarh được ghi nhận là kiến trúc tường thành lớn thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, dường như cái bóng quá lớn của người hàng xóm phía Đông đã che mờ đi sự kỳ vĩ nơi đây. Chính vì vậy mà mặc dù được người dân Ấn Độ rất tôn sùng, Kumbhalgarh chưa được nhiều du khách nước ngoài biết đến.

theo vtc

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x