Boeing sẽ sản xuất máy bay tầm bay xa nhất thế giới
Hôm thứ Tư (1/5), Boeing đã phát động một cuộc chạy đua với hãng Airbus trong việc kinh doanh loại máy bay phản lực đường dài mới nhất bằng cách thông báo họ đã bắt đầu bán một thế hệ máy bay nâng cấp có tên mã là 777X.
Được nhìn thấy lần đầu tiên trong những năm 1990, dòng máy bay 777 đã dồn thị trường cho loại máy bay 2 đông cơ có thể bay các tuyến đường mà trước đây chỉ có thể bay với loại 4 động cơ, loại máy bay này có cái tên “mini jumbo”.
Các nhà phân tích cho biết 777 là máy bay mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Boeing, phần lớn nhờ vào chiếc 777-300ER, một phiên bản 365 chỗ ngồi bắt đầu hoạt động vào năm 2004.
Bên trong một nhà máy sản xuất máy bay 777 của Boeing |
Hiện tại, ngành công nghiệp này tập trung sự chú ý vào phiên bản 400 chỗ ngồi trong tương lai có tên gọi là 777-9X. Đây là phản ứng của Boeing trước những thách thức ngày càng tăng từ các phiên bản lớn nhất của Hãng hàng không châu Âu Airbus, điển hình là A350-1000.
Nhưng các cuộc đàm phán giữa Boeing và khách hàng tiềm năng của họ cũng đang tạo ra lợi ích cho dòng 777-8X, một phiên bản thừa kế cho 777-200LR, nhà vô địch bay đường dài, với khoảng cách bay lên đến hơn 16.000 km.
777-8X, tự hào với khoảng cách bay 17.500km, sẽ được thiết kế cho các chuyến đi dài nhất thế giới, chẳng hạn như từ Trung Đông đến Nam Mỹ. “Họ sẽ cung cấp loại máy bay tầm xa siêu dài trong dòng 777-8X”, một nguồn tin cho biết về kế hoạch, “Nó sẽ là loại máy bay thương mại tầm xa dài nhất trên thế giới”.
Boeing từ chối bình luận về chi tiết cụ thể, nhưng phát ngôn viên Karen Crabtree cho biết công ty đang làm việc với khách hàng để điều chỉnh các chi tiết. Các chuyên gia cho rằng máy bay tầm siêu dài mang lại lợi ích hỗn hợp cho các hãng hàng không. Đến nay, thị trường cho dòng máy bay này vẫn còn rất hạn hẹp, bị lu mờ bởi các thiết kế chuyên dành cho các tuyến đường ngắn.
Đó là bởi vì khi máy bay hiện đại thực hiện các chuyến bay dài 15 tiếng đồng hồ, vài giờ đầu tiên tập trung chủ yếu đốt nhiên liệu cần thiết để cung cấp nhiên liệu nhiều hơn cho đoạn bay còn lại. Chúng cần những chiếc cánh rất lớn, lưu trữ rất nhiều nhiên liệu, đồng nghĩa với rất nhiều cấu trúc và trọng lượng.
Nhiên liệu không phải là lý do duy nhất khiến trọng lượng máy bay tăng. Thời gian hành trình dài cũng có nghĩa là tải thêm bữa ăn và một phi hành đoàn dự bị, do đó nhiên liệu bị đốt cháy mỗi giờ – một biện pháp hiệu quả – có thể chấm dứt sớm hơn nếu máy bay chỉ đơn giản dừng lại trên đường.
Các hãng hàng không phải cân bằng điều này và tránh phải bỏ ra nhiều chi phí cho một chuyến bay trực tiếp và khả năng để loại bỏ nhiên liệu lãng phí khi bay lên và đáp xuống, cũng như các chi phí hạ cánh dọc đường và các chi phí khác liên quan đến một điểm dừng chân.
Thị trường hẹp
Bằng chứng cho thấy máy bay đường siêu dài không phải dành cho tất cả mọi người hay sự so sánh vội vàng về doanh số bán hàng với các mô hình hiện tại.
Boeing đã bán được 59 trong tổng số máy bay phản lực 777-200LR của mình, tất cả đã được đưa vào phục vụ trong năm 2007. Trong khi dòng máy bay phổ biến 777-300ER bán được 687 chiếc.
777-300ER – loại máy bay bán chạy nhất của Boeing, đã bán được 687 chiếc trên toàn thế giới. |
Hàng không Ấn Độ đã công bố kế hoạch bán 5 chiếc 777-200LR và một nguồn tin cho biết chính phủ nước này sẽ mua lại một hoặc tất cả 5 chiếc để vận chuyển các quan chức quan trọng. Hàng không Ấn Độ từ chối bình luận về tin này.
Trước 777-200LR, kỷ lục dài của ngành công nghiệp chế tạo máy bay, các máy bay Airbus A340-500 đã chiếm lĩnh thị trường, có khả năng bay 16.000km trên các tuyến đường khó, nhưng chỉ bán được ít hơn 40 chiếc. Sản xuất của Boeing đã bị đình trệ trong năm 2011, cũng do sự suy giảm lớn hơn trong doanh số bán hàng của dòng máy bay bốn động cơ.
Các bài thuyết trình công khai gần đây cho thấy Hãng máy bay Boeing tin tưởng cánh cửa sẽ mở rộng đáng kể và sẽ có nhiều hơn nữa các công cụ mạnh mẽ được thiết kế cho mô hình 777-9X chính. Họ sẽ cung cấp cho các hãng hàng không các điều kiện linh hoạt trong việc sử dụng 777-8X một cách hiệu quả hơn và có chi phí hoạt động thấp hơn, tải trọng lớn hơn.
Khi cả hai hãng hàng không khổng lồ ra tuyên bố cạnh tranh, cuộc ganh đua giữa A350 và 777 có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc tranh luận gay gắt về công nghệ – cũng giống như bài học của những rắc rối kỹ thuật gần đây trên dòng 787 Dreamliner và trước đó là A380.
Boeing dự kiến sẽ vẫn sản xuất thân máy bay kim loại cho 777 và tập trung vào chế tạo đôi cánh bằng sợi carbon mới sẽ giúp gia tăng hiệu suất lên một kỷ lục đã được chứng minh về độ tin cậy.
Airbus lập luận về chiếc A350-1000, phiên bản lớn nhất của gia đình máy bay A350 của họ, có chi phí vận hành rẻ hơn vì toàn bộ máy bay, không chỉ là đôi cánh, sẽ được tạo ra chủ yếu từ sợi carbon trọng lượng nhẹ.
Cả hai dòng 777 và A330 là những con bò sữa sản xuất ra tiền quan trọng, giúp tạo ra số tiền cần thiết để trả cho sự phát triển mang tính đột phá như các dòng 787 và A350.
Theo Infonet