Vì sao Tập Cận Bình chọn Nga và Châu Phi để Đến Thăm Đầu Tiên
Sau khi nhậm chức, tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Nga và cũng sẽ đến ba quốc gia châu Phi – Tanzania, Nam Phi, Congo – trong chuỗi công du đầu tiên từ ngày 22 đến 30 tháng Ba.
Trong khi ở Nam Phi, Tập sẽ dự hội nghị cấp cao các quốc gia “BRICS”, một hiệp hội các quốc gia mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Ngày 18 tháng Ba, theo một bài báo trên Tân Hoa Xã thì chuyến đi đến ba châu lục Âu, Á, Phi của Tập sẽ “kế thừa quá khứ và mở ra tương lai”,và “đặt kế hoạch cho tương lai và gây ảnh hưởng với thế giới”.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích chỉ ra rằng Nga không thể đại diện cho châu Âu, và dẫn đầu nền kinh tế toàn cầu vẫn là Hoa Kỳ và Bắc Mỹ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cẩn thận lên kế hoạch cho chuyến thăm đầu tiên của Tập nhằm ám chỉ một quan điểm đua tranh với các quốc gia dân chủ phương Tây, thông qua một quan hệ đối tác chiến lược với Nga để đối kháng lại vai trò của Hoa Kỳ ở châu Á.
Trong một phỏng vấn với đài phát thanh Âm Thanh Hy Vọng (Sound of Hope Radio – SOH), nhà bình luận độc lập Li Shanjian đã phát biểu rằng Nga và Trung Quốc có các ý thức hệ giống nhau, và đồng quan điểm trong các vấn đề ngoại giao gây tranh cãi. Ví dụ, họ đều bỏ phiếu chống lại phê chuẩn nghị quyết trừng phạt chế độ Assad của Syria, một chế độ đang tàn sát dân chúng Syria.
“Thực sự thì cái tiêu chuẩn và ý thức hệ của ĐCSTQ không thể được chấp nhận bởi trào lưu toàn cầu”, Li Shanjian nói, “Kết quả là ĐCSTQ bị cách ly trong nhiều vấn đề. Mặc dù Đảng cộng sản Nga đã sụp đổ, ý thức hệ của chế độ hiện tại vẫn có nhiều điểm chung với ĐCSTQ.”
Nhà bình luận Zhang Jian nói với SOH rằng Nga không hẳn là một người hàng xóm thân thiện hoàn toàn, vì họ đã xâm từng xâm lược và chiếm đóng một vùng lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, để duy trì chế độ chuyên quyền của mình, ĐCSTQ thiết lập quan hệ đồng minh với Nga, và không ngần ngại phản bội các lợi ích quốc gia cho Nga. Zhang nói thêm rằng ĐCSTQ khúm núm trước Nga, và sẽ sử dụng bất kỳ phương thức nào, thậm chí là dâng lãnh thổ, để duy trì quyền lực chính trị.
Về việc thăm ba quốc gia châu Phi trong chuyến công du của Tập, Zhang nói rằng ĐCSTQ hỗ trợ châu Phi không phải là cho hỗ trợ nhân đạo như tuyên bố, mà chính là để mua phiếu bầu trong các tranh chấp quốc tế. “Đó là những người anh em châu Phi nghèo khó, những người đã ‘đưa bước’ chế độ Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc bằng các lá phiếu của họ”, anh nói thêm,”Trong lúc mà người dân Trung Quốc còn chưa có xe buýt trường học và còn khốn khổ với các tòa nhà xây dựng kém chất lượng, Đảng lại đang đem tiền cho các nước châu Phi để lấy sự ủng hộ, và nâng cao vị thế quốc tế trong Liên Hiệp Quốc.”
Trong những năm gần đây, các quốc gia phương Tây đã khiển trách ĐCSTQ về các mối quan hệ của họ với châu Phi. Họ tin rằng chế độ Trung Cộng đang đeo đuổi các nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và thị trường đông tại châu Phi, đặt chính nó thành đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Cả Nga và Trung Quốc đều chối bỏ điều này, và nói rằng Trung Quốc trợ giúp châu Phi chủ yếu là cho các lý do chính trị nhằm thiết lập trật tự toàn cầu mới để đối kháng với Hoa Kỳ.
Li Jianshan chỉ ra rằng bằng việc chọn thăm Nga và châu Phi đầu tiên, ĐCSTQ đang khăng khăng giữ sự chuyên quyền của nó, bất chấp các vấn đề trong nước và quốc tế.
“Cả việc đến Nga cho quan hệ liên minh và đến châu Phi để nuôi mầm kinh tế đều chứng tỏ rằng Tập biết Đảng không được công nhận bởi trào lưu phương Tây. Nhưng ông ta cũng không cho thấy sự mong muốn để thay đổi hệ thống chính trị của Đảng hay chấm dứt chế độ độc đảng, thậm chí dù cho ông ta nhận thức rõ ràng ông đang đối mặt với một khủng hoảng lớn”, Li nói, “Bằng việc đi thăm các quốc gia này những người cộng sản vẫn dường như hy vọng rằng họ sẽ duy trì được Đảng và hệ thống của họ.”
Dịch Anh ngữ bởi Alex Wu. Viết Anh ngữ bởi Cassie Ryan.
Song Yue
Theo vietdaikynguyen