Tại sao lính bảo vệ Giáo hoàng phải là người Thụy Sĩ?

27/03/13, 16:25 Chuyện lạ
(Kienthuc.net.vn) – Bảo vệ Giáo hoàng là nhiệm vụ thiêng liêng và cũng đặc quyền của người Thụy Sỹ. Đó là một truyền thống có từ hơn 500 năm qua.

5 thế kỷ bảo vệ Giáo hoàng

 
Cho đến nay, đội cận vệ bảo vệ Giáo hoàng đã có lịch sử hơn 5 thế kỷ, và là lực lượng vũ trang có quân số nhỏ nhất thế giới, hiện là 100 người, gồm 1 đội trưởng, 24 sĩ quan và 75 binh sĩ.
 
Vào ngày 22/1/1506, 150 binh lính Thụy Sĩ đầu tiên đã đặt chân đến thành Rome để bảo vệ giáo hoàng Julius đệ nhị, mở đầu cho sứ mệnh đặc biệt của đội quân này. Kể từ đó, nhiệm vụ bảo vệ Đức Thánh Cha không dành cho bất cứ dân tộc nào khác. Tại sao lại là Thụy Sĩ? Bởi vào thời Trung cổ, lính Thụy Sĩ nổi tiếng là can đảm và tinh nhuệ, thiện chiến, trung thành, là đội quân đánh thuê nổi tiếng ở nhiều nước châu Âu theo các hiệp ước ngoại giao mà chính phủ Thụy Sĩ ký kết với các quốc gia đó. Những người lính xuất sắc của Thụy Sĩ cũng được một số hoàng gia châu Âu thuê làm lính ngự lâm, bảo vệ nhà vua và hoàng tộc.
 

 Giáo hoàng Francis trong lễ đăng quang tại Quảng trường St. Peter. Ảnh: Vnexpress.net. 

Tuy nhiên, đến năm 1848, Thụy Sĩ ban hành hiến pháp mới, nghiêm cấm các công dân của mình phục vụ cho quân đội ngoại quốc, nói cách khác là về mặt chính thức, sẽ không còn danh xưng “lính đánh thuê Thụy Sĩ” nữa. Tuy nhiên, vẫn có một ngoại lệ duy nhất: các công dân Thụy Sĩ có thể tham gia lực lượng bảo vệ Giáo hoàng, nếu đáp ứng được các yêu cầu cho nhiệm vụ này. Và tiêu chuẩn chọn lính cho đội cận vệ của Vatican cũng không thay đổi: trước hết phải là công dân Thụy Sĩ.
 
Các chiến binh Thụy Sĩ đã không phụ lòng tin cậy của Vatican trong hơn 500 năm qua, với hơn 40 đời Giáo hoàng kế tiếp nhau. Công lớn đầu tiên của họ được ghi vào lịch sử sau 21 năm thành lập, khi thành Rome – lãnh thổ của Giáo hội công giáo La Mã, bị xâm phạm, cướp phá, các linh mục bị khủng bố. Đội cận vệ đã cứu Giáo hoàng Clement VII thoát khỏi cuộc tấn công của lính Tây Ban Nha vào ngày 6/5/1527 và cái giá phải trả cho chiến công đó là 147 binh sĩ đã bỏ mình. Kể từ đó đến nay, ngày 6/5 hằng năm trở thành ngày truyền thống mà đội cận vệ Thụy Sĩ tuyên thệ trung thành tuyệt đối với Đức Thánh cha. Lời thề đó được tuyên ở quảng trường Thánh Damaso, bên trong Vatican.
 
Việc các đội viên đội cận vệ Thụy Sĩ xả thân bảo vệ giáo hoàng không phải chỉ xảy ra vào thời Trung cổ. Rất gần đây thôi, vào ngày 13/5/1981, Giáo hoàng John Paul II bị một tay súng người Thổ Nhĩ Kỳ nã đạn khi ngài đang ngồi trên xe mui trần đi qua quảng trưởng St Peter. Ngay lập tức, đại úy trẻ  Alois Estermann nhảy lên chiếc xe mui trần của Giáo hoàng, lấy thân mình che chắn cho ngài trên suốt chặng đường đến bệnh viện. Với sự quên mình này, Alois đã được bổ nhiệm làm đội trưởng. Đó là ngoại lệ duy nhất trong lịch sử của đội cận vệ Thụy Sĩ, bởi Alois xuất thân nông dân, trong khi chức đội trưởng vốn chỉ dành cho người có xuất thân quý tộc.
 
Tuy nhiên, số phận của người anh hùng Alois Estermann không được may mắn. Tháng 5/1998, Alois cùng vợ đã bị ám sát bằng súng ngay tại căn hộ của mình trong tòa thánh Vatican, đúng vào hôm kỷ niệm ngày anh được Giáo hoàng bổ nhiệm vào chức đội trưởng. Vụ ám sát này là một sự kiện đen tối của an ninh Vatican và danh tiếng đội cận vệ. Hung thủ là một thành viên của đội, vì bất mãn đã giết đội trưởng rồi tự sát.
 
Tiêu chuẩn ngặt nghèo
 
Cho dù việc bảo vệ Vatican còn có sự tham gia của lực lượng an ninh Italy và các cảnh sát mặc thường phục nhưng sự an toàn của riêng Giáo hoàng vẫn thuộc về trách nhiệm của đội cận vệ Thụy Sĩ. Họ đứng gác các cửa chính dẫn vào cung của Đức Thánh cha, trước các căn hộ mà ngài ở. Trong mọi cuộc xuất hiện công khai hay các chuyến công du của ngài, họ vây quanh tháp tùng trong các bộ thường phục. 
 
Trước con mắt mọi người, sự hiện diện của đội cận vệ Thụy Sĩ trong bộ đồng phục truyền thống may theo kiểu thời Phục hưng với những sọc vàng, xanh, đỏ sặc sỡ, mũ sắt gắn chùm lông đà điểu, đeo các vũ khí cổ như gươm, khiên… dường như chỉ mang tính nghi lễ, nhưng những binh sĩ này vẫn được tuyển chọn theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt và được huấn luyện rất kỹ càng.
 
Để trở thành đội viên cận vệ cho Giáo hoàng, các công dân nam Thụy Sĩ này phải ở độ tuổi 19 đến 30, độc thân, là người Công giáo sùng đạo, đạo đức tốt, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì Giáo hoàng, cao ít nhất 1m74, ngoại hình ưa nhìn, biết vài ngoại ngữ. Con cháu các cựu đội viên cận vệ được ưu tiên tuyển dụng. Các ứng cử viên phải là người từng trải qua khóa huấn luyện quân sự cơ bản tối thiểu 2 năm và sau đó phải được huấn luyện đặc biệt để có thể đảm nhiệm chức trách của mình trong tòa thánh.
 
Là người bảo vệ giáo hoàng, họ phải biết thổi kèn bài quốc ca Vatican, biết sử dụng thành thạo cả các vũ khí cổ xưa như khiên, kiếm, kích, dao… lẫn vũ khí hiện đại như súng lục, tiểu liên, lựu đạn cay, bộ đàm… cùng các kỹ thuật khác, kể cả chống khủng bố. Trong những nghi lễ cần phải mặc trang phục truyền thống thì bên dưới bộ đồ cổ xưa “rườm rà” đó, họ vẫn phải giắt thêm những khẩu súng Baretta-38 để đề phòng bất trắc. Sau vụ ám sát Giáo hoàng John Paul II năm 1981, khả năng chiến đấu và bảo vệ của đội lính Thụy Sĩ đã được tăng cường hơn rất nhiều, với các chương trình đào tạo toàn diện hơn.
 
Với các tiêu chuẩn gắt gao và yêu cầu xả thân như vậy, các thành viên đội cận vệ Thụy Sĩ được đãi ngộ như thế nào? Họ được hưởng mức lương không hề cao so với mặt bằng thu nhập ở châu Âu: khoảng 20.000 USD mỗi năm (miễn thuế), được trả thêm tiền nếu làm thêm giờ, được cung cấp chỗ ở và công tác phí. Họ phải cam kết phục vụ từ 2 đến 25 năm và được phép lấy vợ sau 3 năm. Những người có nguyện vọng sẽ được phép học ở trường dòng để trở thành linh mục sau thời gian phục vụ của mình.
 

Bộ đồng phục truyền thống, ra đời năm 1548 của đội cận vệ Thụy Sĩ được cho là do họa sĩ – nhà điêu khắc – kiến trúc sư lừng danh Michel Angelo (sống ở thế kỷ 15 – 16) thiết kế. Tuy nhiên, bộ đồng phục hiện tại lại là tác phẩm của một vị đội trưởng đội cận vệ Thụy Sĩ. Ông đã vẽ ra bộ trang phục này cách đây khoảng 100 năm, được mặc lần đầu vào năm 1914. Bộ đồng phục nặng đến 3,6 kg, được làm từ 154 mảnh khác nhau.

 
Vào những dịp lễ đặc biệt tại quảng trường St Peter, những người lính Thụy Sĩ còn phải khoác cả bộ giáp sắt rất nặng, nếu tính thêm cả các vũ khó đeo trên mình thì lượng kim khí phải lên đến 30 kg.

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

Ad will display in 09 seconds

Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

Ad will display in 09 seconds

Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

Ad will display in 09 seconds

Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

    Tên lửa sát hạm của Trung Quốc có sức mạnh đáng sợ như thế nào?

  • Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

    Người ngoài hành tinh cổ đại: Hợp kim bí ẩn của nền văn minh Atlantis

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

    Bao Công bất bình vì cậu bé lương thiện lại bị Trời đánh chết, ẩn tình gì phía sau?

  • Irena Sendler và sự sống  trong những chiếc lọ

    Irena Sendler và sự sống trong những chiếc lọ

  • Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

    Không có con dâu bất hiếu, chỉ có con trai không biết dung hòa

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

    Vì sao kiếp này đau khổ, ngu si?

x