Tặng cô phong bì ngày 8/3, có nên?

10/03/13, 21:53 Tin Tổng Hợp

Tặng cô phong bì thay vì quà

Chị Vũ Thị Thảo, có con học lớp lá tại một trường mầm non ở Q.4,TPHCM cho hay, trước đây vào các ngày lễ, chị thường chọn mua quà cho giáo viên của con. Khi thì chiếc bút, cuốn sổ, mỹ phẩm… chị sẽ cân nhắc hoàn cảnh, sở thích, tích cách của thầy cô để chọn quà thích hợp. Chị thừa nhận có khi tặng quà nhưng chị không ưng ý, không hài lòng vì không biết có phù hợp cho người được tặng sử dụng hay không.

Sau này, khi chứng kiến cô giáo của con hàng ngày đi xe buýt đi dạy, thấy nhiều giáo viên khác rất yêu trẻ nhưng phải bàn đến chuyện kiếm việc khác… để kiếm sống, chị Thảo quyết định vào dịp lễ sẽ đi phong bì thay vì mua quà cáp mà chị không biết có phù hợp với người nhận không. Dịp lễ 8/3, chị biếu mỗi cô 200.000 đồng cùng tấm thiệp chúc mừng.

Tặng cô phong bì ngày 8/3, có nên? Với bất cứ món quà gì, điều thầy cô cần nhất là sự tôn trọng từ người người tặng chứ không phải với mục đích mua chuộc, nhờ vả. Trong ảnh: giáo viên Trường mầm non 19/5 TPHCM trong giờ cho trẻ ăn trưa. 

“Tôi đi phong bì cô đơn giản vì muốn cảm ơn họ đã chung tay với mình trong việc chăm sóc con trẻ. Ngoài ra, thật lòng muốn chia sẻ phần nào khó khăn với giáo viên chứ không hề có mang ý nghĩa mua chuộc hay đòi hỏi gì ở đây vì các cô đang chăm cháu rất tốt”, chị Thảo chia sẻ.

Chị Lê Ngọc Dung, phụ huynh học sinh ở Q.11, TPHCM có lần đưa con đến nhà cô, chị bất ngờ vì hoàn cảnh sống của cô như ở trọ, nhà có hai con nhà, mẹ già bệnh tật… Nhiều món quà phụ huynh tặng như rượu, đồ trang trí đắt tiền cô cất trong tủ chứ không dùng đến vì không thích hợp.

“Tôi nghĩ một bó hoa vào các ngày lễ cũng mấy trăm nghìn. Tôi dành khoản tiền đó tặng cô, để cô có thể chủ động mua những thứ cần thiết hơn. Nhà tôi có điều kiện, chia sẻ với người chăm sóc mình hàng ngày đâu có gì xấu, đừng quy kết rằng phụ huynh nào đi tiền thầy cô cũng mang ý nghĩa đen tối”, chị Dung nói.

Theo chị Dung, việc đưa phong bì cho thầy cô rất cần sự tế nhị nên chị rất chú trọng đến cách tặng. Chị luôn chuẩn bị món quà nhỏ, được bọc gọn gàng gửi cô. Chị không nói với con về việc tặng tiền cho cô nhưng cháu biết và có lần thắc mắc với mẹ. Khi đó, chị Dung nói với cháu rằng cô dạy con rất vất vả, bố mẹ tặng để cảm ơn cô nên cháu rất vui.

Của cho không bằng cách cho

Những ngày lễ như 8/3, chuyện đi phong bì lại được nhiều phụ huynh đưa ra thảo luận. Nhiều người tặng với ý nghĩa tốt cũng có sự e dè vì không biết cô có nhận hay không, như vậy có thiếu tế nhị hay không.

Bên cạnh nhiều phụ huynh tặng phong bì cho thầy cô với ý nghĩa để cảm hơn, để sẻ chia thì không ít người tặng phong bì với mục đích đòi hỏi, có dáng dấp của mua chuộc, nhờ vả để con mình được ưu tiên hơn, quan tâm hơn. Họ khổ sở cân nhắc phụ huynh khác tặng bao nhiêu để “cân nhắc”, việc đem tặng không được thoải mái. Và vì mục đích đó nên họ dễ quy kết người nhận… không tốt.

Bên cạnh đó cũng không ít trường hợp phụ huynh rơi vào thế “bí”, họ gặp khó khăn trong việc chọn quà cho giáo viên nên… đành đi phong bì cho tiện lợi. 

Hiệu trưởng một trường mầm non ở Q.3, TPHCM đề ra quy định giáo viên không được nhận quà từ phụ huynh, trừ một số ngày lễ, món quà gửi đến thầy cô trước hết phải mang ý nghĩa như một lời cảm ơn, chia sẻ.

“Trước đây chúng tôi đã từng gặp những trường hợp đi phong bì thầy cô. Sau đó thấy con mình không được ưu tiên hơn những trẻ khác họ lên phản ánh, phàn nàn. Họ tặng quà thầy cô nhưng chỉ để mua chuộc, đòi hỏi.. thì hỏi người nhận nào thích?”, bà cho hay.

Theo người này, việc tặng quà cho thầy cô không khó nếu xuất phát từ tấm lòng của phụ huynh chứ không phải gửi gắm mục đích nào đó. Khi đó, món quà nào cũng có giá trị và người nhận sẽ thấy được sự chân thành của người tặng. Còn ngược lại, việc tặng quà sẽ chỉ làm nặng nề cả người tặng và người nhận.

Bà Vũ Thị Xuân Liên – hiệu trưởng Trường mầm non Vàng Anh, Q.5, TPHCM chia sẻ ý nghĩa của việc tặng phong bì xấu hay không nằm ở mục đích tặng. Có người tặng để đòi hỏi người nhận phải thế này thế nọ với mình. Có người tặng để cảm ơn vì cảm nhận được công sức của thầy cô đối với con cái mình, khi đó họ gửi chút quà cho thầy cô thì không thể nói là xấu. 

ThS xã hội học Phạm Thị Thúy (Học viện Hành chính TPHCM) cho hay, đa số các giáo viên mong nhận được những món quà từ tấm lòng chứ không mong nhận những món quà theo nghĩa nhờ vả. Tặng tiền không phải là xấu, nhưng nó sẽ kém tế nhị đối với mỗi thầy cô. Món quà ý nghĩa là món quà phù hợp với sở thích người nhận và được tặng theo một cách trang trọng, bất ngờ cũng như được chuẩn bị với tất cả tấm lòng người nhận.

GS.TS Vũ Gia Hiền cho rằng, khi cho đi hay tặng ai cái gì đó người cho chính là người hạnh phúc đều tiên rồi mới đến người nhận. Còn cho theo kiểu ai oán hay cho để đòi hỏi ở người nhận thì người được cho cũng không muốn nhận. Thế nên cách tặng – tặng với thái độ trân trọng, đồng cảm, sẻ chia – là điều trong nhất quan trọng hơn cả việc bạn sẽ tặng người khác cái gì.

Các chuyên gia cho rằng, khi phụ huynh khó để lựa chọn theo sở thích của thầy cô hoặc vì thiếu thời gian để chọn món quà ưng ý, cũng có thể bỏ phong bao, nhờ thầy cô tự lựa chọn quà giúp. Quan trọng là không phải bạn tặng cái gì, mà bạn tặng với thái độ như thế nào để thầy cô cảm thấy mình được tôn trọng chứ không phải để mang thêm “gánh nặng” trong lòng.

Hoài Nam

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x