Góp ý quyền tự do ngôn luận, báo chí trong Hiến pháp

30/01/13, 12:27 Tin Tổng Hợp


– Thứ trưởng Bộ Thông
tin – Truyền thông Trần Đức Lai giao các cục báo chí, xuất bản, phát thanh –
truyền hình, thông tin đối ngoại, cũng như các báo và đài truyền hình trực thuộc,
chuyên đề về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí trong dự thảo sửa đối Hiến
pháp 1992.

Nội dung này cũng như các nội
dung khác trong chương II về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, và
tất cả các điều trong dự thảo đều là phạm vi góp ý của các vụ, phòng, ban và cán
bộ, công chức ngành thông tin – truyền thông, Thứ trưởng Lai nhấn mạnh tại hội
nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trong
toàn ngành hôm nay (29/1).

Thứ trưởng Bộ TT&TT Trần Đức Lai: Không chỉ nghe loáng thoáng rồi góp ý cho có. Ảnh:
Chung Hoàng

Thứ trưởng Trần Đức Lai yêu cầu tất cả cơ quan, đơn vị trong
ngành tham gia hoạt động này. “Cần nghiên cứu kỹ dự thảo để góp ý chứ không
chỉ nghe loáng thoáng rồi góp ý cho có”
, ông Lai nhấn mạnh. “Mọi ý kiến
thảo luận, góp ý cần phải thống nhất với mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác
định đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nhà
nước pháp quyền XHCN”.

Theo phân công của Chính phủ, Bộ
Thông tin – Truyền thông còn có một nhiệm vụ là phối hợp với Ban Tuyên giáo
Trung ương chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền và tạo điều kiện
để nhân dân tham gia góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

Thứ trưởng Trần Đức Lai yêu cầu
đăng tải tin bài góp ý cho dự thảo “cần đảm bảo khách quan, tiêu biểu và có tính
xây dựng”, “tránh khuynh hướng phiến diện, thiên lệch, không chuẩn xác, không
trung thực”.

Bên cạnh đó là nhiệm vụ đấu tranh
chống các luận điệu sai trái, thù địch, lợi dụng đợt sinh hoạt chính trị này để
tuyên truyền phản động, chống Đảng, Nhà nước và lợi ích của nhân dân và dân tộc.

Các phương tiện thông tin đại
chúng cũng cần quán triệt để người dân tin tưởng rằng mọi ý kiến đóng góp đều
được trân trọng, tổng hợp nghiêm túc, tránh tâm lý “phổ biến thế thôi chứ góp ý
có ai nghe đâu”.

Chung Hoàng

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x