Gà “quá đát” biến thành gà ta

09/01/13, 11:49 Tin Tổng Hợp

Không chỉ có gà thải loại Trung Quốc đội lốt gà VN mà cả gà “đẻ loại” từ các trại gà đẻ trong nước cũng được hô biến thành gà ta bán trên thị trường.

Xem bài khác trên Vef.vn

Nhiều đầu mối kinh doanh gà đẻ thải loại (gà đẻ trứng sau khi hết chu kỳ khai thác) khẳng định đến 95% các món thịt gà ta bán tại quán nhậu, cháo, phở… trên địa bàn TP.HCM đều làm từ gà “đẻ loại” này.

Đấu giá mua gà “đẻ loại”

Sáng 7-1, phiên đấu giá một trại gà “đẻ loại” dự kiến diễn ra tại Đồng Nai đã bị đơn vị tổ chức hủy vào phút cuối với lý do “nhạy cảm”, thông tin đã bị rò rỉ. Trước đó, hàng chục đầu mối mua gà “đẻ loại” được một công ty chăn nuôi thuộc hàng lớn nhất VN thông báo sẽ đấu giá một trại gà thải loại 30.000 con tại Bình Phước. Một đầu mối mua gà “đẻ loại” tại TP.HCM cho hay loại gà này được các nhà hàng, quán ăn không chỉ khu vực phía Nam mà cả phía Bắc săn lùng, đem về “mông má” lại thành gà… ta. “Dù là “đội lốt” gà ta nhưng gà “đẻ loại” được thực khách ưa chuộng còn hơn cả gà ta thật” – vị này nói.

Anh Tuấn, bếp trưởng một nhà hàng tại quận 1 (TP.HCM), giải thích gà “đẻ loại” khi chế biến có da giòn, thịt dai nên khách hàng rất thích và nghĩ đó là gà ta. “Gà ta trong các bữa tiệc, gà ta tại các quán ăn ở TP.HCM hầu hết đều là gà “đẻ loại” chứ làm gì có gà ta thật. Muốn mua cũng dễ, ngay tại quận 1 gọi điện cho mối ở chợ Bến Thành là có gà “đẻ loại” làm sẵn, còn gà sống thì sang chợ Xóm Chiếu tại quận 4, chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình)… Mua số lượng lớn thì đến khu vực giết mổ gia cầm An Nhơn (Gò Vấp) hoặc Hóc Môn bao nhiêu cũng có” – anh Tuấn cho biết.

Theo nhiều đầu mối kinh doanh gà “đẻ loại”, do các cơ quan chức năng “đánh” gà thải loại nhập lậu từ Trung Quốc gắt gao thời gian gần đây nên nguồn cung phía Bắc thiếu hụt. Các thương lái tranh nhau mua để đưa ra Bắc, thậm chí sinh ra xích mích, cãi nhau nên công ty chăn nuôi mới nghĩ ra cách bán đấu giá để giải quyết xung đột. Theo đó, mỗi khi có trại gà đẻ hết thời gian khai thác thì công ty sẽ mời các đầu mối ruột đến đấu giá, ai trả giá cao hơn sẽ được mua.

Người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là gà ta thật với gà đẻ loại “đội lốt” sau khi được chế biến

Anh Sang, chủ một trại gà đẻ tại Đồng Nai, cho biết cơn sốt gà “đẻ loại” lan cả vào phía Nam khiến chỉ trong hơn một tháng qua giá loại gà này tăng thêm trên 10.000 đồng/kg. “Hiện giá gà “đẻ loại” đã gần 70.000 đồng/kg, nhưng các thương lái vẫn tranh nhau gom để cung cấp cho miền Bắc, tới đâu họ đặt tiền bắt hết tới đó” – anh Sang cho biết.


Người bán biết, chỉ người ăn không biết

Khảo sát một số chủ quán gà ta tại TP.HCM cho thấy từ các chủ trại và thương lái đến chủ nhà hàng, quán ăn đều biết đó là gà “đẻ loại”, chỉ người tiêu dùng không biết mà vẫn cứ tưởng là gà ta. Theo anh Tuấn, các quán ăn, nhà hàng thích loại gà “đẻ loại” vì giá mềm (chỉ bằng nửa hoặc 2/3 gà ta thật). Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì loại gà này thịt ăn không ngọt vì nuôi lâu, phải luộc đến 45 phút hoặc lâu hơn mới dễ ăn (gà ta chỉ cần luộc 20 phút).

Còn anh Trọng, chủ một quán gà ta tại Hóc Môn, cho rằng người VN đã quen nghĩ đó là gà ta rồi nên khó mà thay đổi suy nghĩ. “Nếu hôm nào hết gà đẻ thải loại, đưa gà ta thật ra bán thì bị chê liền, có khi mất khách” – anh Trọng cho biết. Nhưng khi được hỏi liệu loại thịt gà này có an toàn thì các chủ quán đều không rõ. “Gà này bán đầy ngoài thị trường mấy năm nay mà không bị cấm nên chắc không có vấn đề gì về chất lượng” – anh Trọng nhận định.

Ông Nguyễn Quốc Trung – tổng giám đốc Công ty Japfa – cho biết đối với gà đẻ bình thường (không mắc bệnh) thì cứ tám tuần người nuôi phải “đánh” văcxin phòng dịch tả, ngoài ra trong quá trình nuôi có bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng của gà. Tuy nhiên, nếu gà bị bệnh thì người nuôi phải dùng các loại kháng sinh để điều trị. “Gà “đẻ loại” có tồn dư kháng sinh hay không là phụ thuộc điều kiện nuôi của từng trại nên rất khó kết luận có dư lượng hay không” – ông Trung nói.

Ở các nước phát triển, theo ông Trung, loại gà này được sử dụng chế biến thức ăn gia súc, chỉ một vài nước khu vực châu Á ăn loại gà này vì thói quen thích ăn gà dai từ xưa đến nay. Theo ông Nguyễn Xuân Bình – giám đốc Cơ quan thú y vùng 6, từ trước đến nay gà “đẻ loại” vẫn được quản lý giống như gà thịt bình thường, cơ quan thú y địa phương chỉ kiểm soát khâu vận chuyển. “Đây là loại gà công nghiệp siêu trứng nên chắc chắn trong quá trình chăn nuôi người ta sẽ phải đưa các loại văcxin phòng bệnh vào, còn có tồn dư hay không thì cần kiểm tra” – ông Bình nói.

Ông Phan Xuân Thảo, chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho rằng gà “đẻ loại” các địa phương có đưa về tiêu thụ trên địa bàn thành phố nhưng qua kiểm tra chưa phát hiện tồn dư kháng sinh. “Thời gian qua chúng tôi đã lấy mẫu ngẫu nhiên 49 mẫu thịt gà trên địa bàn thành phố, trong đó có gà “đẻ loại”, nhưng đều cho kết quả âm tính với ba loại kháng sinh cơ bản. Ngoài ra kết quả tầm soát thêm với hai loại kháng sinh khác cũng chưa phát hiện” – ông Thảo nói.

Ngày 8-1, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC15) Công an Hà Nội đã phát hiện, bắt quả tang một vụ vận chuyển lòng heo thối và gà thịt có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trước đó, khoảng 10g ngày 8-1, tổ công tác của PC15 làm nhiệm vụ tại vòng xuyến giao thông cầu Vĩnh Tuy (phường Thạch Bàn, Long Biên) phát hiện xe tải chạy theo hướng Lạng Sơn về Hà Nội có biểu hiện nghi vấn nên dừng xe kiểm tra. Khi mở thùng hàng, công an phát hiện mười thùng xốp được niêm phong kín bằng tem và chữ Trung Quốc, bên trong là lòng heo được ngâm tẩm để bảo quản và gà nguyên con đã thịt sẵn.

Tại cơ quan công an, tài xế Nguyễn Văn Nam (23 tuổi, trú tại Phủ Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội) khai nhận là lái xe cho Công ty vận tải Dương Anh, nhận lệnh chở mười thùng hàng này từ ngã tư giao cắt quốc lộ 3 và quốc lộ 18 về vòng xuyến cầu Vĩnh Tuy để giao hàng, tiền công 600.000 đồng. Kiểm tra hóa đơn vận chuyển hàng, nội dung ghi mặt hàng vận chuyển là 40 đôi giày, có giá trị 1 triệu đồng. Theo trung tá Hà Thế Hùng – đội trưởng đội chống hàng giả và xâm phạm sở hữu (PC15), số tem niêm phong cho thấy hàng đã được đóng gói sẵn từ Trung Quốc và có thể được sử dụng một số chất bảo quản. Hiện cơ quan công an đã đề nghị cơ quan kiểm dịch lấy mẫu giám định và tiêu hủy số tang vật này.

(Theo Tuổi trẻ)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x