Hà Nội rét sâu: Con bị nhốt, bố mẹ như ‘lính chiến’

07/01/13, 19:46 Tin Tổng Hợp

Sáng
7/1, do thời tiết xuống dưới 10 độ C, học sinh tại nhiều trường tiểu
học trên địa bàn Hà Nội tiếp tục được nghỉ. Việc nghỉ học đã gây khó cho
không ít phụ huynh công chức.

>>> Những em bé đi bộ 9km đến trường trong rét buốt

Tập
trung các cháu ở nhà ông bà nội, cắt cử người trông, nhốt con hay mang
lên cơ quan ,…là một số cách làm của phụ huynh ở Hà Nội trước việc con
được nghỉ nhiều ngày vì trời lạnh dưới 10 độ C.

Chật vật xoay sở

Chị
Minh, có con đang học lớp 2 Trường TH Đặng Trần Côn B (quận Thanh Xuân)
cho biết: Theo lịch, sáng 7/1 cháu có tiết kiểm tra nên mẹ vẫn đưa con
tới trường dù bản tin thời tiết báo dưới 10 độ C. Khá đông phụ huynh như
chị phải đưa con về vì trường thông báo nghỉ. Nhiều người là công chức,
văn phòng như chị lại cuống cuồng trở con về gửi người trông hộ.

 

Một số phụ huynh vì bận làm bù cho đợt nghỉ Tết dương lịch vẫn mang con tới gửi ở nhà trường. Trong ảnh: Các học sinh Trường TH Dịch Vọng B đang vui đùa trong lớp. (Ảnh: Văn Chung)

Chị
Thắm có con đang học lớp 3 ở Trường TH Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân)
cho biết: Từ buổi học ngày thứ Bảy (5/1) và sáng nay (7/1) con chị được
nghỉ. Không chỉ chị mà các anh em trong gia đình chị cũng tá hỏa vì con
được nghỉ dài ngày. Mọi người họp mặt và quyết định mang các cháu tập
trung gửi ở nhà ông bà nội.

Thức
ăn chị và mọi người mua nhiều, làm và để sẵn trong tủ lạnh. Đến bữa ông
bà chỉ làm nóng lại rồi để các cháu ăn. “Cũng mừng là các cháu đều
ngoan nên ông bà không mệt. Chứ nếu nghịch quá chắc mình phải tìm người
làm thuê trông hộ” – chị tâm sự.

Vợ
chồng làm công chức, tổng thu nhập hàng tháng chỉ gần 10 triệu đồng nên
ngay buổi sáng 5/1 vợ chồng chị Lan (nhà ở Cầu Giấy) có con đang học
Trường TH Dịch Vọng B đã nhờ bà nội cháu ở quê xuống trông hộ.

Chị
chia sẻ: “Dự báo thời tiết sẽ rét đậm, rét hại trong một tuần nữa. Vợ
chồng mình cũng áy náy vì phiền bà nội tuổi cao xuống chăm con giúp.
Nhưng không bà, chắc đồng lương còi của vợ chồng mình chỉ đủ trả để thuê
người giúp việc”.

Chị
Thúy có con học ở Trường TH Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) lại nghĩ ra
phương án nhờ hàng xóm có người nhà đã nghỉ hưu trông giúp. Buổi trưa
chị tranh thủ về sớm nấu cơm, mua ít quà bánh cho cả cháu nhà và hàng
xóm.


Thủy, hiệu phó Trường TH Trung Văn (huyện Từ Liêm) trấn an: “Các cháu
được nghỉ nhưng phụ huynh nếu không có điều kiện gửi con ở nhà, nhà
trường vẫn có giáo viên và bảo vệ trông giúp. Trường hoàn toàn không thu
thêm khoản phí trông giữ nào”.

Như… thời chiến

Chị
Lan, nhà ở Long Biên có con đang học Trường TH 20/10 trên phố Thợ Nhuộm
thở than: “Buổi sáng thứ Bảy (5/1) mình đưa con đến trường thì được
nghỉ, lại phải đèo cháu về. Quãng đường hơn 20km, mẹ con đều vất”.

Dự báo rét đậm, rét hại sẽ kéo dài trong 1 tuần tới. Con được nghỉ học khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì không có người chăm những lúc bố mẹ đi làm. (Ảnh: Văn Chung) 

Những
ngày này nhà chị Lan như…thời chiến. Vợ chồng chị và người anh rể ở
chung trong một mái nhà. Trời rét quá, ông bà nội đổ bệnh phải vào viện
khám. 3 cháu nhỏ đang tuổi học tiểu học nên mọi người phải cắt cử nhau ở
nhà trông.

Chị
cho biết: “Sáng nay anh trai mình nghỉ, chiều đến lượt mình về cho anh
đi làm. Mọi người phải xin nghỉ nửa ngày lo nhiệm vụ chăm con, cháu”.

Vất
vả hơn, chị Bình có con học lớp 2 Trường TH Quang Trung (quận Hoàn
Kiếm) phải mang con lên cơ quan vì đường về nhà quá xa và ở nhà không có
ai chăm cháu.

Chị
Hiền có con đang học lớp 5, Trường TH Phú Thượng (quận Tây Hồ) thậm chí
đành phải chọn cách nhốt con ở nhà. Cơm nước chị chuẩn bị sẵn, để trong
tủ lạnh. Cứ 30 phút chị lại gọi về hỏi thăm tình hình con.

Mong dự báo sớm hơn

Chị
Đặng Thu Huyền, nhà ở ngõ 178, đường Hoàng Hoa Thám và số phụ huynh cho
rằng việc xem dự báo thời tiết lúc 6h15 cũng khiến họ bối rối, có lúc
đãng trí quên xem. Có ngày xem xong, nếu nhiệt độ cao họ phải đưa con đi
học. Con thì muộn giờ học, mẹ lại trễ giờ làm.

“Theo
tôi Sở GD-ĐT nên phối hợp cùng Trung tâm Dự báo KTTV và VTV thông báo
sớm cho phụ huynh từ tối hôm trước để chúng tôi chủ động sắp xếp công
việc”- chị Trần Thị Thiêm, nhà ở ngõ Quỳnh, phường Thanh Nhàn (quận Hai
Bà Trưng) nêu ý kiến.

>>> Những em bé đi bộ 9km đến trường trong rét buốt

Theo VietNamNet

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

Ad will display in 09 seconds

Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

Ad will display in 09 seconds

Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

Ad will display in 09 seconds

Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

Ad will display in 09 seconds

Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

Ad will display in 09 seconds

Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

    Chiến tranh thế giới thứ 3 suýt nổ ra: Nếu không có vị anh hùng thầm lặng này

  • Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

    Phỉ báng người khác, đến Đức Phật cũng phải chịu báo ứng

  • Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

    Lời dạy của quỷ thần: Người đọc sách tốt, thân phủ hào quang

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

    Vì sao chén trà bạch ngọc lại khiến lão gia khổ sở?

  • Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

    Thời nay ai bị coi là Tà dâm?

  • Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

    Thế gian này điều gì là quý giá nhất? Luân hồi 3000 năm mới tìm thấy câu trả lời

  • Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

    Bao lâu rồi bạn chưa trò chuyện với bố?

x