Có phải thời gian chỉ là một ảo giác?

24/06/11, 12:00 Bí ẩn

Tác giả: Leonardo Vintiñi

Chúng ta có xu hướng tin rằng vận mệnh thì không cố định và rằng tất cả thời gian đã qua đều bị trôi vào quên lãng.

Liệu quá khứ, hiện tại, và tương lai của chúng ta có thể đồng thời tồn tại hay không? (Photos.com)

“Thời gian là một hình ảnh chuyển động của sự vĩnh cửu.”—Plato.

Chúng ta có xu hướng tin rằng vận mệnh thì không cố định và rằng tất cả thời gian đã qua đều bị trôi vào quên lãng, nhưng liệu sự vận động đó có thể chỉ là một ảo giác không? Một nhà vật lý trứ danh người Anh đã giải thích rằng trong một chiều không gian đặc thù, thời gian đơn giản là không tồn tại.

“Nếu bạn cố gắng đặt bàn tay của mình lên thời gian, nó sẽ luôn luôn trôi qua các ngón tay của bạn”, Julian Barbour, nhà vật lý người Anh và là tác giả cuốn “Tận cùng của thời gian: Cuộc cách mạng tiếp theo trong Vật lý học”, nói trong một cuộc phỏng vấn với Quỹ tài trợ Edge Foundation. Trong khi lời tuyên bố đậm chất thơ này vẫn còn vang vọng trong phòng, Barbour và các phóng viên có thể đã không còn bất kỳ mối liên hệ nào với bản thân họ vào một giây trước đó.

Barbour tin rằng người ta không thể nắm giữ được thời gian bởi vì nó không tồn tại. Trong khi điều này không phải là một giả thuyết mới, nó chưa từng phổ biến như thuyết tương đối của Einstein hay lý thuyết dây.

Khái niệm vũ trụ không thời gian không chỉ hấp dẫn không cưỡng nổi đối với nhiều nhà khoa học, mà một mô hình như vậy còn có thể mở ra hướng giải đáp cho nhiều nghịch lý mà vật lý học hiện đại phải đối mặt trong khi giải thích về vũ trụ.

Chúng ta có xu hướng suy nghĩ và nhận thức rằng thời gian có bản chất tuyến tính, một quá trình quen thuộc là chảy từ quá khứ tới tương lai. Đây không chỉ là một nhận thức cá nhân của toàn nhân loại, mà còn là phạm vi mà các cơ chế cổ điển phân tích tất cả các chức năng toán học trong vũ trụ. Không có khái niệm như thế, những ý tưởng như là nguyên lý nhân quả và việc chúng ta không thể tồn tại đồng thời ở hai sự kiện, sẽ bắt đầu được xét từ một cấp độ hoàn toàn khác.

Ý tưởng về sự không liên tục của thời gian, được đưa ra bởi Barbour, cố gắng giải thích trong phạm trù lý thuyết một vũ trụ được tạo ra bởi nhiều điểm mà ông gọi là “bây giờ”. Nhưng những cái “bây giờ” đó sẽ không được hiểu như là những thời điểm thoáng qua đến từ quá khứ và sẽ chết trong tương lai; một “bây giờ” chỉ là một trong hàng triệu “bây giờ” đang tồn tại trong khảm đồ vô tận của vũ trụ gồm một chiều không gian đặc thù không thể định vị được, mỗi cái lại có liên quan với những cái khác theo một cách tinh vi, nhưng không có cái nào nổi bật hơn cái lân cận. Chúng đều tồn tại cùng một lúc .

Với một sự hòa trộn giữa đơn giản và phức tạp như thế, ý tưởng của ông Barbour hứa hẹn một giải pháp lớn cho bất cứ ai sẵn lòng chấp nhận khoảng hụt thời gian trước vụ nổ lớn Big Bang.

Ông Barbour nghĩ rằng khái niệm thời gian có thể tương tự như khái niệm integer (số nguyên). Tất cả các con số đều tồn tại đồng thời, và không thể nghĩ rằng con số 1 tồn tại trước con số 20.

Tại điểm này của sự tranh luận, chắc chắn là một độc giả có thể hỏi: “Có phải ông đang cố thuyết phục tôi rằng động tác mà tôi đang làm hiện giờ với cánh tay của mình là không tồn tại? Nếu các mảnh “bây giờ” vi mô không có liên hệ với nhau, thì bằng cách nào mà tôi nhớ được những ý tưởng đầu tiên trong bài báo này? Làm sao mà tôi nhớ được tôi đã ăn trưa với cái gì? Tại sao tôi phải thức dậy và đi làm nếu công việc thuộc về cái “tôi” khác không có can hệ gì tới tôi? Nếu tương lai đã có sẵn ở đó rồi, thì tại sao phải phấn đấu?”

Những tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy đã bắt nguồn từ nhận thức hão huyền rằng thời gian là phù du, như nước trong một dòng sông. Chúng ta có thể xem vũ trụ không thời gian như là một cái bánh kem vani dài, ở trong ruột có sô-cô-la lấp đầy theo chiều dài của bánh. Nếu cắt một lát, chúng ta sẽ có được cái mà chúng ta gọi là một hiện tại, một “bây giờ”.

Giả sử rằng phần nhân sôcôla ở giữa tượng trưng cho chúng ta, thì chúng ta sẽ tin rằng lát bánh của chúng ta là cái duy nhất tồn tại trong vũ trụ, và rằng những lát bánh đằng trước và đằng sau chỉ tồn tại về mặt khái niệm. Ý tưởng này sẽ nghe có vẻ buồn cười đối với người quan sát cái bánh, người ấy biết rằng tất cả các lát bánh đều đồng thời tồn tại.

Lấy một ví dụ, bạn có thể nói rằng “tôi” không phải là cùng một người với kẻ đã bắt đầu viết câu văn này. Tôi là độc nhất, có lẽ trong mối liên hệ rõ ràng với mỗi chủ thể, người mà đã viết những từ trước đó trong đoạn văn này. Thế nhưng, thậm chí vô hạn những cái “bây giờ” độc lập với nhau ấy cũng sẽ không bị phân tán. Chúng vẫn sẽ tạo nên một cấu trúc. Chúng là một khối, một cái bánh hoàn chỉnh không có mảnh vụn.

Và đây là giả thuyết của Barbour: Trong một không gian vũ trụ, tương lai (tương lai của chúng ta) đã có ở đó, được sắp đặt, và mỗi giây trong quá khứ của chúng ta cũng hiện hữu, không phải như ký ức, mà là một sự hiện hữu sống động. Điều đau đớn nhất đối với nhân loại, như các triết gia phương Đông đã nhận định, sẽ là cố gắng phá vỡ cái khuôn cố định kia.

Một người khôn ngoan, đi theo tiến trình đã được định trước, sẽ là một khuôn mặt vui vẻ ở giữa cái bánh sô-cô-la vũ trụ và cố gắng sống với cái “bây giờ” độc nhất và cực kỳ ngắn ngủi của chúng ta.

Hầu hết chúng ta đều bị thuyết phục một cách sâu sắc rằng ở một mức độ vô thức, một cái đồng hồ vũ trụ vĩ đại đang tích tắc mỗi giây trong không gian khổng lồ gọi là vũ trụ này. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ trước, Albert Einstein đã giải thích rằng thời gian thực tại có liên quan tới mỗi vật thể trong vũ trụ, và rằng thời gian là một “chủ thể” không tách biệt với không gian. Ngay cả các chuyên gia đồng bộ thời gian trên thế giới cũng biết rằng thế giới này được xử lý bởi một sự tích tắc được quy định một cách ngẫu nhiên, do đồng hồ hoàn toàn không có khả năng đo được thời gian.

Rõ ràng là, sự thay thế duy nhất là hãy chìm vào một “ảo tưởng tạm thời” của sự vô tận này, biết rằng có một không gian nơi mà quá khứ của chúng ta vẫn tồn tại và những gì chúng ta làm sẽ không hề thay đổi. Hoặc như chính Einstein nói: “Những người như chúng ta, những kẻ tin vào vật lý học, biết rằng sự phân biệt giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai chỉ là một ảo tưởng cố chấp dai dẳng.”

(Theo The Epoch Times)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x