Giả dối và kích động thù hận – Một khía cạnh của truyền thông Trung Quốc

17/12/12, 17:58 Tin Tổng Hợp

Gần đây tình hình biển Đông luôn là một đề tài nóng trên các mặt báo, gây chú ý của dư luận. Không có gì lạ khi nhiều báo đài Trung Quốc đại lục luôn đưa ra các giọng điệu hiếu chiến, hung hăng và phỉ báng các nước nhỏ như Việt Nam, Philippines. Báo Tuổi Trẻ tại Việt Nam ngày 13/05 có đăng tin một nhóm nhỏ người dân Trung Quốc biểu tình ở tòa Đại sứ Philippines tại Trung Quốc, cầm biểu ngữ “Lũ đầy tớ Philippines, mau cút khỏi đảo Hoàng Nham” [Philippines gọi là đảo Scarborough], vụ việc này khiến chúng ta nhớ đến 3 sự kiện khác có tính tương tự trong cuộc đàn áp vô nhân đạo lên môn khí công Phật gia – Pháp Luân Đại Pháp của chính quyền Trung Cộng. 

Một thủ đoạn thường thấy của Trung Cộng khi bắt đầu tiến hành một đợt tấn công lên các đối tượng mà đối lập với quan điểm cũng như lợi ích của họ, đó là sử dụng báo chí, truyền hình bủa vây tung các tin vu khống, miệt thị, từ đó kích động căm ghét, thù hận từ một bộ phận người dân, để  lấy sự ủng hộ của người dân  như là một động lực để leo thang tấn công.

Pháp Luân Công là một môn khí công tu luyện thân thể và tinh thần theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn. Hiện nay, Pháp Luân Công được thống kê có trên 100 triệu người tập trên khắp thế giới. Tuy được sáng lập ở Trung Quốc và chiếm được phần lớn sự tin tưởng, yêu thích của người dân, cũng như đem lại lợi ích sức khỏe vô cùng to lớn, nhưng Pháp Luân Công lại bị Trung Cộng đàn áp dã man từ năm 1999. Có nhiều nguyên nhân đằng sau vụ đàn áp khủng khiếp này, mang cả tính chất lịch sử, xã hội và chính trị.

Nhiều thủ đoạn bẩn thỉu của chính quyền là không thể chấp nhận được. Đầu tiên là sự kiện vào tháng 4/1999, một vị tên Hà Tộ Hưu đã đăng bài miệt thị Pháp Luân Công trên tạp chí Cao đẳng sư phạm Thiên Tân, và xuất hiện thêm một số bài của người khác công khai nói xấu về Pháp Luân Công. Thực tế trong xã hội Trung Quốc, hầu hết người tập Pháp Luân Công đều có được lợi ích sức khỏe và tinh thần tốt, rất nhiều quan chức chính quyền cũng tập và có người thân tập Pháp Luân Công, các nghiên cứu y học cũng chứng minh rất rõ; vậy nên dùng giọng điệu vu khống, nói xấu và dựng chuyện về Pháp Luân Công thể hiện rõ động cơ gây kích động thù hận từ quần chúng.

Cuộc đàn áp đã được Chủ tịch lúc đó là Giang Trạch Dân chính thức phát động vào tháng 7/1999. Tiếp sau đó là hàng loạt tuyên truyền giả dối để vu khống Pháp Luân Công. Nổi bật nhất trong thời gian này là “Tự thiêu và ngọn lửa giả dối của thế kỷ“. Tháng 1/2001, truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin một số học viên Pháp Luân Công đã tự thiêu ở Thiên An Môn để lấy đó vu khống Pháp Luân Công là “tà giáo” và tăng cường đàn áp. Thực ra ai tập Pháp Luân Công cũng hiểu rõ nguyên lý để tu tâm, trong đó tự sát cũng tính là sát nhân và là tội ác. Màn kịch của chính quyền Trung Quốc sau đó đã được phanh phui hoàn toàn do những sai sót tại “kịch trường”. Một số mật vụ đã thuê người để giả danh học viên Pháp Luân Công tiến hành tự thiêu. Người được thuê thậm chí đã bị mật vụ đánh chết ngay tại hiện trường trong đám khói mờ ảo phun ra từ bình chữa cháy. Hàng loạt các hãng thông tấn Trung Quốc đã sẵn sàng máy quay từ trước khi thảm kịch diễn ra. Một “phim trường” ngay tại Thiên An Môn. Và kết quả không hơn gì một trò hề, thô thiển, vụng về nhưng vô cùng tàn ác.’

CHỜ ĐỢI TÍN HIỆU: Trong một cảnh diễn vụng về, viên công an đứng đợi ở bên cạnh một người được coi là học viên Pháp Luân Công đang tự thiêu. Đây chỉ là một trong số hàng chục điểm nghi vấn trong vụ lừa đảo tồi tệ này.

Video về cuộc tự thiêu thế kỷ : http://tindaiphap.net/news/143-Chung-Kien.html

Một sự kiện nữa thời gian gần đây là vào 4/2008 , sau trận động đất Tứ Xuyên, khi mà dư luận trong nước Trung Quốc đang phẫn nộ trước cách xử lý đối phó có phần vô trách nhiệm từ chính quyền, truyền thông Trung Quốc một lần nữa đã đánh lạc hướng dư luận bằng các vụ gây rối ở Flushing – New York. Mật vụ Trung Cộng đã thuê nhiều người gốc Hoa vô công rồi nghề và thậm chí cả côn đồ để tấn công bạo lực lên các học viên Pháp Luân Công đang diễu hành ở Flushing. Một chiêu bài quen thuộc để kích động sự thù hận là vu khống rằng “các học viên Pháp Luân Công ngăn chặn quyên góp cứu trợ động đất”, “không thương Trung Quốc”. Sự bịa đặt và xảo ngôn vô cùng trắng trợn.

Cảnh đổ nát sau đại động đất Tứ Xuyên vào 2008, ĐCSTQ đã giấu diếm những dự báo về động đất đến rất gần nhằm duy trì “ổn định” trước thềm Olimpics


Thật ra cổ nhân từ lâu đã có câu “cây ngay không sợ chết đứng” , “làm ác thì gặp dữ”. Các vu khống và lừa dối phô thiên cái địa, một tay che trời của truyền thông Trung Quốc được điều khiển bởi một nhóm chính trị đê hèn rốt cục cũng bị vạch trần và kết quả không gì hơn là phơi bày ra bộ mặt xấu xa đó. Mục tiêu của vu khống là kích động dân chúng và “hợp pháp hóa” hành động vô nhân tính cuối cùng thì chỉ càng làm dân chúng hiểu rõ hơn sự thật tà ác của một chế độ đang ở giai đoạn diệt vong.


(Tác giả: Guang Ming, theo The Epoch Times)  

Ghi chú của biên tập viên: Ở Trung Quốc, tất cả mọi truyền thông bao gồm đài truyền hình Trung ương Tân Hoa Xã, cơ quan phát ngôn của Trung Cộng và hàng nghìn tờ báo, tạp chí, đài truyền hình địa phương đều được kiểm soát chặt chẽ dưới bàn tay của Trung Cộng. 

 

Ad will display in 09 seconds

Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

  • Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

    Truyền thuyết hồ nước trăng lưỡi liềm

  • Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

    Tại sao Diêm Vương bái lạy một bà lão nông phu?

  • Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

    Vì sao chiều chuộng cháu mình nhưng người em lại bị anh trai kiện

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

    Vì sao sau 20 vạn năm có một Bàn Cổ ra đời?

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

    Lời tiên tri 1000 năm đã thành sự thật

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

    Tinh Hoa kể chuyện: Cậu bé mù xây cầu

x