Thú chơi xe đạp cổ giá nghìn đô

15/11/12, 20:43 Tin Tổng Hợp

Nhiều chiếc xe đạp cổ thuộc hàng “khủng”, ở Việt Nam không có phải nhập nguyên chiếc từ Pháp về có giá lên tới cả nghìn USD đang được giới hâm mộ xe đạp cổ săn lùng.

Mỗi sáng cuối tuần, những người đi qua đường Thanh Niên, quận Tây Hồ (Hà Nội) lại bị cuốn hút bởi những chiếc xe đạp nghìn “đô”, từng “vang bóng một thời”. Nhìn những hàng xe đạp hiệu Peugeot, Aviac, Mercier… do Pháp sản xuất lạ mắt dựng ven Hồ Tây, hẳn không ít người nhớ về thời mà để mua được một chiếc xe đạp, đôi khi phải đổi bằng cả một căn nhà mặt phố.

Rất nhiều người dân Hà Nội đang sống lại thời “quá vãng” khi tìm và lưu giữ những chiếc xe đạp cổ có tuổi đời hàng chục năm.

Những chiếc xe đạp cổ “hội tụ” tại hồ Tây vào mỗi buổi sáng…

 

 

 

… chủ yếu mang nhãn hiệu Peugeot của Pháp

Chơi xe đạp cổ cũng tốn kém không khác gì những thú chơi xe đắt tiền khác như Sidecar hay Vespa, trong đó khổ nhất là khâu “săn” xe.

Bởi với những chiếc xe có tuổi đời đến vài chục, thậm chí ngót nghét cả thế kỷ thì không dễ mua nguyên chiếc mà phải lùng từng bộ phận, từng phụ kiện rồi ráp chúng lại với nhau. Bởi phần lớn những chiếc xe cổ này đã được thay rất nhiều thứ. Mua một, hai chi tiết không ai chịu bán. Vì vậy, có người đã phải bỏ cả vài triệu đồng mua chiếc xe cũ chỉ để lấy cái biển số hay đôi phanh.

Theo chia sẻ của các thành viên CLB xe đạp cổ Hà Nội Xưa và Nay, khi mua được một chiếc khung xe ưng ý, người chơi lại phải dò hỏi, tìm mua từng chi tiết từ đôi lốp cho đến con ốc vít sao cho đúng đời. Họ thường tìm về các vùng quê dò hỏi các gia đình còn lưu giữ xe đạp cổ để mua.

“Cái thú chơi xe đạp cổ hay lắm. Nó làm mình được sống lại thời bao cấp, phải chờ đợi, nhặt nhạnh từng phụ kiện để lắp ráp một chiếc xe đi được. Vì vậy để hoàn thiện một chiếc xe chúng tôi phải mất từ 3 – 6 tháng với giá không dưới nghìn USD/chiếc” – ông Nguyễn Kim Thắng – Phó chủ nhiệm CLB Xe đạp cổ Hà Nội Xưa và Nay chia sẻ về sở thích chơi và sưu tầm xe đạp cổ.

Với người chơi xe đạp cổ, từ những chiếc chuông…

… cho tới hệ thống đèn đều phải cùng hiệu và cùng năm sản xuất.

Trong số những người thích sưu tập xe đạp cổ (đặc biệt là hai hiệu xe đạp nổi tiếng của Pháp là Peugeot và Mercier) ở Hà Nội vẫn kể cho nhau nghe một “giai thoại” về cụ Nguyễn Danh Điền (92 tuổi) – thành viên cao tuổi nhất của CLB Xe đạp cổ Hà Nội Xưa và Nay. Cụ Điền vốn là tay đua xe đạp kỳ cựu thời Pháp thuộc. Những năm 40 của thế kỷ trước, cụ Điền được mời sang Paris đua xe. Bây giờ, ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ vẫn còn nguyên niềm đam mê với xe đạp.

Biển số là thứ không thể thiếu đối với mỗi chiếc xe đạp cổ.

Trong CLB có ông Vũ Thành Công sở hữu hàng chục chiếc xe đạp cổ của Pháp như Marila, Follis, Joang Fonix, Sterling, Mercier, Peugeot, Aviac…, nhiều người khác cũng sở hữu 5-6 chiếc, người khác ít cũng phải có đôi chiếc. Nổi bật trong đó là chiếc xe đạp do hãng Lion của Pháp, sản xuất năm 1925. Ông Vũ Thành Công, chủ nhân của chiếc xe cho biết: “Tôi phải nhờ một người bạn thân mua từ Pháp mang về, cả Hà Nội không có chiếc thứ 2. Nhiều người trả tôi 2.500 USD nhưng tôi không bán, bởi lẽ đối với tôi, chiếc xe này là vô giá”.

Chiếc xe đạp của ông Vũ Thành Công do hãng Lion (Pháp) sản xuất từ năm 1925 có giá 2.500 USD

 

Túi đựng đồ cho tới yên xe đều được bảo quản nguyên vẹn

Một trong những chiếc xe đặc biệt nữa của CLB là chiếc Aviac của ông Trần Như Tô. Thoạt nhìn, ít ai ngờ rằng chiếc xe này đã hơn… 80 tuổi. Do khung xe được làm từ hợp kim nhôm và magiê nên luôn sáng bóng như mới. Dinamo của chiếc xe vẫn còn chiếu sáng rất mạnh. Điểm đáng chú ý của chiếc xe này chính là chiếc yên sau độc đáo với biểu tượng 4 chàng lực sĩ. Nhiều thành viên trong CLB đã mượn ông chiếc yên này để đổ khuôn đúc lại nhưng không thành. Nếu tháo chiếc yên này ra bán rời, có người đã từng trả giá tới hơn chục triệu đồng, còn nếu bán cả chiếc xe theo giá thị trường có thể lên tới gần 3.000 USD. Hiện tại, ông còn có bộ sưu tầm gần chục xe đạp đều là hàng “khủng” ở Việt Nam.

Chiếc xe đạp hiệu Peugeot màu cá vàng “có một không hai” ở Hà Nội trị giá trên 3.000 USD.

 

Mặc dù sản xuất từ những năm 1980…

 

… nhưng màu sơn, xích vẫn còn như mới.

Chơi xe đạp tưởng đơn giản nhưng hóa ra lại là khó nhất trong các thú chơi xe xe, bởi xe đạp mỏng manh, dễ hỏng và cũng không được giữ gìn như các phương tiện khác. Do vậy việc tìm được một chiếc xe đạp còn tốt và mới là rất khó.

(Theo Khám phá/ 24h)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x