Những phụ nữ bám trụ lại Chernobyl

14/11/12, 09:48 Tin Tổng Hợp

Vài thập kỷ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl, bất chấp mặt đất bị ô nhiễm trầm trọng, sự phản đối của chính phủ cũng như cái chết của nhiều hàng xóm, một cộng đồng babushkas vẫn kiên quyết bám trụ lại mảnh đất này.

Hanna Zavorotnya


Bên ngoài túp lều của Hanna Zavorotnya, thực chất là một chiếc tàu thủy cũ được cải tạo lại, trên vùng đất chết Chernobyl là một chiếc thủ lợn còn chưa khô vết cắt và treo ngược lên trời.

Không khí lạnh lẽo của tháng 12 dường như đối lập với sự phấn khích của Hanna, 78 tuổi, người đang hăm hở mở chiếc túi đựng con dao bạc dài 17cm mà bà từng sử dụng để mổ lợn.

“Hôm nay tôi đã chỉ huy một cuộc duyệt binh,” bà nói và phá lên cười khi cầm một bộ lòng mang sang cho em chồng. Ngoài ra, bà còn cầm theo một tảng mỡ lợn tươi và dừng lại để phân phát cho hàng xóm một người một ít.

“Tôi di chuyển như một con chim cắt,” Hanna nói. Quả thực, chim cắt, cũng như chó sói, lợn lòi, nai sừng tấm Bắc Mỹ và một vài loại động vật khác đã không còn được nhìn thấy tại đây trong vài chục năm qua.

Mặc dù những động vật này có lẽ không sống sót nhưng Hanna và những người hàng xóm vẫn bỏ qua tất cả những dự báo y học thích đáng. 26 năm trước, vào ngày 26 tháng 4 năm 1986, lò phản ứng số 4 nhà máy hạt nhân Chernobyl đã tan chảy sau một cuộc kiểm tra định kỳ và cháy âm ỉ trong 10 ngày, phóng ra lượng phóng xạ cao gấp 400 lần so với quả bom được thả xuống Hiroshima.

Matrena Olifer, 72 tuổi, sống một mình trong căn hộ tại làng Gorbostaypol,

Chính quyền (khi đó là Liên xô cũ) đã tuyên bố khu vực nằm quanh bán kính 29km không thể sinh sống và di dời 116.000 người dân với một khoản tiền trợ cấp, một căn hộ và thông tin về rủi ro sức khỏe ở phía trước. Trong những tháng và năm tiếp theo, những người tái định cư đầu tiên và hàng ngàn người sau đó, đều đi sơ tán khỏi mảnh đất mà mình đã sinh ra và lớn lên. Tuy nhiên, Hanna, người bị ép rời đi đợt đầu, không chấp nhận số phận đó.

Ba tháng sau khi đi sơ tán, bà đã quay lại cùng với chồng, mẹ chồng và một vài thành viên khác trong nông trường tập thể của họ. Khi các nhà chức trách phản đối, bà đã phản ứng lại một cách rất gay gắt. “Hãy bắn chúng tôi và đào huyệt, nếu không chúng tôi vẫn sẽ ở đây.”

Hanna là một trong số hơn 1.200 người trở lại vùng đất chết này, hay còn gọi là những người “tự định cư”, hầu hết đều trên 48 tuổi, những người quay lại trong một vài năm đầu sau thảm họa xảy ra, trong sự thách thức với những lo ngại chính đáng của các nhà chức trách. Mặc dù tình yêu sâu sắc dành cho mảnh đất tổ tiên để lại nhưng thực tế đất, không khí và nước ở khu vực được biết tới với cái tên “Khu vực phải tránh xa” (Exclusion zone) này thuộc loại bị nhiễm độc nghiêm trọng nhất trên thế giới.

Ngày nay vẫn còn khoảng 230 người sống rải rác trong những ngôi làng yên tĩnh kỳ quái nhưng lai có sức quyến rũ lạ thường trong khu vực. Khoảng 80% trong số họ là phụ nữ tầm 70, 80 tuổi, tạo ra một thế giới của babushkas (người bà trong tiếng Nga).

Tại sao những babushkas lại chọn sống ở trên mảnh đất chết chóc này? Có phải họ không nhận thức được sự nguy hiểm? Họ quá điên rồ tới nỗi lờ chúng đi hay cả hai? Đó là những câu hỏi hợp lý đối với người phương Tây, những người phải đứng tranh cãi ở cửa hàng rau quả để tranh luận về việc trả thêm 2 bảng Anh cho bơ hạnh nhân. Những babushkas hiểu những gì mình đang làm và rủi ro trước mắt nhưng họ vẫn kiên trì ở lại.

Khi lò phản ứng số 4 tan chảy, khoảng 30% phóng xạ ban đầu tấn công vào Ukraine và một số khu vực ở phía tây nước Nga trong khi đó 70% ngấm vào đất đai ở Belarus theo hướng gió thổi. Sự bức xạ gamma đã khiến khoảng 30 người bị ảnh hưởng đầu tiên mất hết khả năng ngay lập tức và tử vòng vài tuần sau đó. Tuy nhiên, ảnh hưởng lâu dài của chất độc xung quanh khu vực này còn khó để xác định hơn.

Ảnh hưởng rõ rệt nhất của các chất độc hạt nhân (cesium, strontium, plutonium…) là chúng xâm nhập vào chuỗi thực phẩm thông qua đất, vốn bị nhiễm phóng xạ. Tác động của chúng sẽ tích lũy dần và gây ra ung thư, thậm chí là tử vong.

Nadejda Gorbachenko, 80 tuổi, sống cách Exclusion Zone vài mét.

Tuy nhiên, nhà báo Alexander Anisimov, người đã dành cả sự nghiệp của mình để nghiên cứu về cộng đồng “tự định cư”, cho biết những người phụ nữ trở lại ngôi nhà tổ tiên để lại trong khu vực đã sống lâu hơn những người đã bỏ đi một thập kỷ.

Hiện vẫn chưa có nghiên cứu y tế nào được thực hiện nhưng các bằng chứng cho thấy hầu hết các babushkas qua đời vì đột quỵ nhiều hơn là bất cứ bệnh nào có liên quan tới phóng xạ và họ vượt qua những chấn thương tâm lý dễ dàng hơn.

Galina, người mắc bệnh ung thư tuyến giáp, trông vẫn mạnh khỏe và minh mẫn. Bà sống tại thị trấn Zirka, cách “Khu vực phải tránh xa” (Exclusion zone) vài trăm mét.

Có một tình bạn thân thiết giữa những người phụ nữ, những người đã sống cả đời ở nơi này. Họ giúp đỡ lẫn nhau trong việc mổ súc vật. Họ thường xuyên tới thăm nhà nhau (đi bộ) và chơi bài.

“Chúng tôi chơi không phải vì tiền. Tôi luôn nói với các bà ấy rằng, càng chơi nhiều thì các đầu óc các bà càng minh mẫn,” bà Galina giải thích.

Họ nói đùa về việc cùng nhau chuyển đi nếu giá gas sưởi ấm quá cao (họ được trợ cấp lương hưu) tuy nhiên điều đó sẽ không bao giờ xảy ra bởi quê hương, gia đình chính là tất cả đối với những babushka ở nông thôn.

Đã có điện kéo về tận nhà nhưng hầu hết những ngôi làng trong khu vực này chỉ có một bốt điện thoại. Các babushka thường ngồi may vá khi xem một bộ phim truyền hình sau khi cho gà ăn và chặt xong củi. Khi được hỏi về sự vắng bóng của những người đàn ông trong gia đình, Galina cho biết: “Đàn ông đã qua đời và chỉ còn phụ nữ ở lại. Tôi ước tôi có một ông chồng để cãi cọ.”

Trong góc nhà của Galina, dưới khung cửa sổ sáng sủa, là một chiếc giường nơi người chồng của bà đã qua đời cách đây 17 năm. Galina trang hoàng ba căn phòng còn lại của ngôi nhà, nơi bà đã sống suốt 52 năm qua, bằng những sản phẩm thêu tay.

Một tá thuốc, một thẻ xác nhận và một chiếc máy đo huyết áp đặt trên bàn phơi bày một câu chuyện ảm đạm hơn về Galina. Tấm thẻ với dòng chữ “tàn tật, nhóm đầu tiên” cho biết tình trạng sức khỏe và căn bệnh ung thư tuyến giáp của bà. Bà vẫy tay chỉ vào đống thuốc, như thể gạt đi công dụng của chúng, rồi đưa ra một mẩu giấy với dòng chữ: “Hãy mang niềm vui và sức khỏe tới quê hương của tôi.”

“Tôi không sợ gì cả. Thật khó để sống lâu nhưng tôi vẫn muốn sống tiếp,” bà nói.

Maria Urupa, 77 tuổi trở lại căn nhà của mình tại làng Parishev sau vài tháng đi sơ tán.

Xác nhận về tác động sức khỏe lâu dài của thảm họa Chernobyl vẫn là đề tài gây tranh cãi. Tổ chức Y tế Thế giới WHO ước tính có hơn 4.000 người sẽ tử vong vì các bệnh có liên quan tới Chernobyl và tổ chức này cũng thông báo rằng tỷ lệ ung thư tuyến giáp đang tăng ở Ukraine, Belarus và Nga, phần lớn là những người bị phơi nhiễm phóng xạ vài tuần xảy ra thảm họa.

Tuy nhiên, WHO hiện đang xem xét tác động tâm lý có gây bất lợi cho sức khỏe. Sống chán nản, thất vọng, và không có mục đích cũng như theo đuổi một lối sống không lành mạnh lại trở thành “chất phóng xạ” có ảnh hưởng tồi tệ nhất đối với các nạn. Một số tổ chức khác như Hòa bình xanh, quả quyết rằng Chernobyl phải chịu trách nhiệm cho hàng ngàn người tử vong và mắc bệnh, thậm chí là cả những người chưa được xác định có có liên quan tới thảm họa.

Tinh thần lạc quan của những người phụ nữ vẫn tỏa sáng giữa vùng đất chết ảm đạm.

Hanna tiết lộ bà đã bắt một con lợn khác để mổ và nở một nụ cười để lộ chiếc răng duy nhất lấp lánh ánh vàng.

“Tôi chỉ nghĩ tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống,” bà nói. “Hãy quay lại vào sáng mai, chúng ta sẽ có một bữa tiệc,” bà vừa nói vừa chỉ vào miếng mỡ lợn dày đang cầm trên tay.

Sầm Hoa (Theo Telegraph)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

Ad will display in 09 seconds

Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

    Tinh Hoa kể chuyện: Bồ Tát giả

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

    Bong bóng Chân Thiện Nhẫn

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

    Đấng giác ngộ đã từ bi nhẫn chịu vì chúng sinh như thế nào?

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

x