Tới nơi có những kẻ bắt cóc thân thiện nhất thế giới

28/10/12, 09:16 Chuyện lạ

Gần đây, khoảng trống an ninh đã khuyến khích một nhóm người Bedouin ở nửa nam bán đảo Sinai đòi trả tự do cho người cùng bộ tộc ngồi tù bằng một chiến thuật lạ đời: bắt cóc du khách nước ngoài và dùng họ làm lá bài mặc cả.

Bài viết của nhà báo Sarah A. Topol trên tạp chí Mỹ The Atlantic:

Người Bedouin đối xử với con tin rất tốt và lịch sự.

Người tiếp đón tôi, Sheikh Ahmed Hashem, một lãnh đạo bộ lạc Bedouin năm nay 37 tuổi, đã mời tôi nhiều li trà ngọt đến nỗi tôi không đếm nổi. Đó là một buổi chiều nóng nực vào đầu tháng 7, nơi chúng tôi ngồi trên sàn nhà của người đàn ông này ở Wadi Feiran, một ngôi làng hẻo lánh nằm sâu trong Bán đảo Sinai của Ai Cập.

Một dây cáp điện kết nối những căn nhà thấp bé bằng xi-măng ở ngôi làng này; một con đường chạy qua những ngọn núi xung quanh ra thế giới bên ngoài. Mọi thứ cảm giác rất thư thả, kể cả lời giải thích của Hashem, thông qua một phiên dịch viên, về những than phiền của dân làng anh về chính phủ Ai Cập.

Nhưng khi tôi hỏi tại sao người Bedouin lại bắt cóc du khách, anh nhanh chóng đính chính: “Đó không chỉ là bắt cóc. Đó là một hành trình du lịch (tourist safari)”. 

Người em trai Mohammed của Sheikh Ahmed Hashem gật đầu: “Du khách tới Ai Cập và trả tiền cho kiểu trải nghiệm này”, anh nói và cười rạng rỡ. 

Trong cuộc cách mạng Ai Cập năm ngoái, các cơ quan an ninh của đất nước này gần như đã rút hết khỏi Sinai, một bán đảo hình tam giác nằm giữa đại lục Ai Cập ở phía tây và Israel ở phía đông. Buôn lậu ma túy và vũ khí tăng cao; ở phía bắc bán đảo, đọ súng giữa các tay súng Hồi giáo và cảnh sát trở nên thường nhật; đường ống gas nối Ai Cập và Israel liên tục bị đánh bom.

Trong những tháng gần đây, khoảng trống an ninh đã khuyến khích một nhóm người Bedouin ở nửa nam của bán đảo vận động việc trả tự do cho người cùng bộ tộc ngồi tù bằng một chiến thuật lạ đời: bắt cóc du khách nước ngoài và dùng họ làm con bài để mặc cả. Từ tháng 2 và đầu tháng 7, các thành viên bộ tộc Bedouin đã bắt cóc 3 cặp người Mỹ, 3 người Hàn Quốc, một cặp người Brazil, và một người Singapore trong chiến dịch “safari” kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. 

Người Bedouin ở Ai Cập – một bộ lạc Ảrập du cư đã sống ở Sinai nhiều thế kỷ – có nhiều than phiền về chính phủ. Sau khi Israel trả bán đảo này cho Ai Cập năm 1982 sau 15 năm chiếm đóng, chính phủ Ai Cập cáo buộc người Bedouin hợp tác với Israel; người Bedouin bị từ chối nghĩa vụ quân sự và hầu hết các công việc trong chính phủ.

Người Bedouin than phiền rằng các cơ quan an ninh của nhà nước đối xử với họ rất khắc nghiệt, bỏ tù hàng trăm thành viên mà không qua xét xử. Các ngôi làng Bedouin rất nghèo về cơ sở hạ tầng, y tế hoặc trường học so với phần còn lại của đất nước. Và mặc dù bờ Biển Đỏ của Sinai có nhiều khách sạn sang trọng, các bộ tộc than phiền rằng tiền thu từ du lịch không cải thiện được cuộc sống của họ vì các hãng du lịch không thuê họ làm việc. 

Chiến dịch bắt cóc đã được sắp đặt thời gian để làm bẽ mặt chính phủ Ai Cập. Nền kinh tế của đất nước này đang rơi tự do, và du lịch bãi biển là một nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước. Vì vậy, chính phủ phải nỗ lực đảm bảo tự do cho bất kỳ ai bị bắt cóc càng sớm càng tốt. Nhưng một điều lạ đã xảy ra: những người bị bắt cóc mô tả tình cảnh của họ bằng những ngôn từ hào hứng đến ngạc nhiên. 

“Tất cả là một ký ức không thể nào quên”, Norma Supe, một y tá 63 tuổi đến từ California bị bắt cóc hồi tháng 2, kể với hãng tin AP. Bà gọi những kẻ bắt cóc là người tốt và lịch sự. Supe bị bắt cóc cùng một thành viên khác trong nhóm tour, Patti Esperanza 66 tuổi, trên một con đường gần Saint Catherine’s, một tu viện có từ thế kỷ thứ 6 ở chân núi Sinai. Hướng dẫn viên của họ, Hisham Zaki, tình nguyện đi cùng làm người phiên dịch. Như Zaki hồi tưởng sau đó, Esperanza đã yêu cầu một người trong nhóm đừng hút thuốc: “Tôi bảo bà ấy: Bà đùa sao? Bà đang bị bắt cóc đấy!”. Nhưng người bắt cóc kia đã nghe lời, ném điếu thuốc ra khỏi cửa xe.

Vào một lúc khác, Esperanza nhớ lại, những kẻ bắt cóc đã dừng lại để chuẩn bị cà phê cho hai con tin, nhưng khi biết Esperanza không uống cà phê, họ bèn pha trà mời bà. 

Khi tôi dùng xong tách trà của mình, Hashem đồng ý đưa tôi tới nơi mà Esperanza và Supe từng bị giữ. Chúng tôi lên chiếc xe tải của anh và đi khoảng một giờ đồng hồ trước khi đỗ lại dọc một triền cát ở chân núi. Chúng tôi ngồi xuống và Hashem giới thiệu cho tôi Attwa, người anh mô tả là đã bắt cóc hai bà già đến từ California. (Attwa không cho biết họ của anh nhưng một nguồn tin trong cơ quan an ninh Ai Cập xác nhận anh tham gia). Attwa sống trong một túp lều gần đó và, như hầu hết những người Bedouin trong khu vực, anh kiếm sống nhờ buôn ma túy. Attwa cho biết, anh đã cố gắng tuyệt vọng để tìm một công việc khác song tự hào mình đã giữ được cho các con tránh xa việc buôn bán ma túy. 

Attwa đã kể cho tôi nghe câu chuyện safari. Anh giải thích, vào cuối tháng 1, anh hay tin một trong số các con trai của mình bị giết chết và hai con khác bị bỏ tù sau một cuộc cãi lộn với cảnh sát. Chục ngày sau đó, hy vọng sẽ đòi được tự do cho các con, Attwa và một người bạn tự trang bị vũ khí và lái xe tới Saint Catherine’s. Bắt cóc Supe và Esperanza từ một chiếc xe du lịch là việc dễ đến ngạc nhiên. Attwa nói: “Tôi nhờ người phiên dịch làm cho họ bình tĩnh, vì họ sẽ không phải sợ bất kỳ điêu gì. Tôi giải thích là tôi cần chuyển một thông điệp tới chính phủ và đây là cách duy nhất tôi được lắng nghe”.

Attwa nói anh đã chuẩn bị bánh mì, pho mát và nước hoa quả cho các con tin. Vậy anh sẽ làm gì nếu họ bị kích động? Attwa cho biết anh sẽ thả họ đi nhưng hai người không khóc nên anh đã mang họ tới đây. 

Hashem nói rằng người Bedouin chỉ bắt vài du khách một lúc bởi vì chăm cho các nhóm lớn hơn sẽ rất tốn tiền. “Khi một Bedouin bắt cóc ai đó, anh ta phải chịu trách nhiệm về lòng hiếu khách khi đưa họ đi trên hành trình safari – thức ăn, đồ uống, vệ sinh và giấc ngủ. Nếu đối xử với họ tồi tệ, anh ta sẽ phải gánh trách nhiệm”, Hashem nói, nhắc đến hệ thống luật lệ của bộ lạc.  

Attwa cho biết, vài giờ sau khi anh bắt cóc hai phụ nữ Mỹ, chính phủ Ai Cập hứa sẽ trả tự do cho các con trai anh và anh đã giao nộp con tin. Nhưng khi chúng tôi có mặt ở đây, 5 tháng sau, các con anh vẫn chưa được thả.  

Thanh Hảo (Theo The Atlantic)

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

x