Các cuộc đánh bom nhắm vào các tòa nhà chính quyền ở Trung Quốc

19/06/11, 07:03 Tin Tổng Hợp

 

Các nhân viên đứng bên cạnh xe ô tô bị hư hỏng tại một văn phòng chính phủ sau khi một vụ nổ xảy ra ở thành phố Phúc Châu, ở phía đông tỉnh Giang Tây của Trung Quốc ngày 26 tháng 5 năm 2011. (AFP / Ảnh của Getty)

Một chuỗi các vụ nổ bom nhắm vào tòa nhà chính phủ gần đây trên khắp Trung Quốc, bao gồm năm vụ ở Phúc Châu của tỉnh Giang Tây và gần đây nhất, một ở phía bắc của thành phố Thiên Tân, tiếp tục gây choáng cho các quan chức Trung Quốc.

Trong khi chính quyền cố gắng để chặn các tin tức và chuyển hướng sự chú ý thì tiêu điểm của dư luận vẫn chăm chú vào làm sáng tỏ các sự việc.

Vụ nổ mới nhất vào ngày 10 tháng 6, ở phía trước tòa nhà chính quyền thành phố Thiên Tân, khiến hai người bị thương nhẹ. Một người giấu tên có thông tin nội bộ nói với đài phát thanh Hy Vọng rằng một người khiếu kiện đã cho nổ hai quả bom tự chế, và chính quyền đã phản ứng bằng cách gửi một đội ngũ lớn cảnh sát để kiểm soát đám đông và ngăn chặn tin tức không loan ra.

Lưu Trường Hải, một cư dân Thiên Tân, người được cho là đã thừa nhận việc lên kế hoạch và thực hiện vụ nổ trên do lòng căm phẫn hung đúc phải nhẫn chịu trong một thời gian dài đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trước khi tấn công, Liu đã gửi thư đến tờ Secret China, một hãng truyền thông Trung Quốc ở hải ngoại. Có một đoạn trong bức thư viết: “Tôi đã ngồi chờ thời cơ tới trong 60 năm nay. Bây giờ tôi đã có đầy đủ điều kiện. Vào 10 giờ sáng ngày 10 tháng 6, 2011, tôi sẽ mang súng tự chế và lựu đạn để hoàn thành sứ mệnh của tôi là cho mấy tên nhà lãnh đạo chết trước, và rung lên hồi chuông báo tử cho ĐCSTQ tàn ác của chính quyền thành phố Thiên Tân tàn ác này.”

Cùng ngày, vào khoảng giữa trưa, một vụ nổ khác xảy ra tại tỉnh Hồ Nam ở miền nam Trung Quốc, tại đồn cảnh sát Chu Hải ở thị trấn Hoàng Thạch,  phá hủy hoàn toàn một tòa nhà bốn tầng. Vụ việc cho tới nay vẫn chưa được giải quyết. Đài Á Châu Tự Do đưa tin về ngày 10 tháng 6 rằng không có một thông cáo báo chí chính thức nào về vụ việc ở Trung Quốc.

Vào ngày trước đó, ngày 9 tháng 6, một vụ nổ đã xảy ra trước bình minh trước một đồn cảnh sát ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam miền trung Trung Quốc. Chính quyền tuyên bố vụ nổ xảy ra một cách tự phát do phân bón đang được bảo quản ở nhiệt độ cao. Một người bị thương đã được báo cáo.

Một loạt năm vụ nổ trong ngày 26 tháng năm được thực hiện bởi Qian Mingqu, một nạn nhân của việc  bị chính quyền cưỡng chế thu hồi nhà ở tại Phúc Châu, tỉnh Giang Tây, nhận được sự chú ý rộng rãi khắp Trung Quốc.

Được viết trong một blog cá nhân nhỏ trước khi thực hiện vụ nổ, Qian cho biết ngôi nhà của ông đã bị buộc phải phá bỏ hai lần. Ông mô tả là ông đã khẩn nài trong mười năm như thế nào, để cuối cùng ông trở thành trắng tay, và gia đình tan nát.

Qian cho biết ông không muốn chết trong trạng thái quá đau đớn, như các thành viên gia đình của mình, hoặc trở thành một Qian Yunhui thứ hai [một trưởng thôn, người đã không tuân theo các quan chức lấy đất, và đã bị một chiếc xe tải nghiền nát đến chết], hoặc như Xu Wu [một oan dân bị ép buộc vào một bệnh viện tâm thần và bị ngược đãi trong bốn năm.]

“Tôi muốn có hành động đường đường chính chính loại bỏ những kẻ xấu cho nhân dân”, Qian nói.

Nhiều blogger đăng ý kiến ​​trên các diễn đàn Internet, ủng hộ cho hành động của ông ta.

Một blogger cho biết các cuộc tấn công bom xe xảy ra thường xuyên ở các nơi khác nhau trên thế giới, mặc dù hiếm khi ở Trung Quốc. Các vụ nổ cho thấy sự bất ổn xã hội ở Trung Quốc đã gia tăng và đạt tới đỉnh điểm.

Các nhà bình luận và các chuyên gia về Trung Quốc thừa nhận rằng các vụ nổ ở Phúc Châu là một bước ngoặt của làn sóng phản đối dấy lên tại Trung Quốc.

Zhu Niao, nhà bình luận trung lập, gọi vụ nổ tại Phúc Châu là một sự kiện mang tính bước ngoặt, nó thiết lập một bước tiến mới cho tương lai.

“Từ sự việc tự thiêu của oan dân Tang Fuzhen,  tiếp theo là vụ một đội cưỡng chế phá nhà ở Giang Tô giết chết một nạn nhân và thiêu xác để phi tang, cho tới vụ phản đối đầy bạo lực của Qian Mingqi ngày hôm nay – là một chặng đường dài đầy đau khổ của người Trung Quốc ở bậc dưới cùng của xã hội cuối cùng đã chấm dứt hoàn toàn thời kỳ mà chỉ có những cuộc biểu tình hòa bình bất bạo động”, Zhu nói với Đại Kỷ Nguyên.

Wu Fan, một nhà bình luận chính trị Trung Quốc ở nước ngoài và là tổng thống của chính phủ lâm thời Trung Quốc, nói với tờ Đại Kỷ Nguyên, “Đây là một dấu hiệu rất rõ ràng rằng mọi người đã bắt đầu dùng phương sách lấy bạo lực đáp trả bạo lực để trả đũa cho sự đàn áp của chế độ.”

Tian Li, một nhà văn Trung Quốc và là một nhà hoạt động nhân quyền, nói với Đại Kỷ Nguyên rằng trong khi những vụ nổ gần đây đã trở thành vũ đài trung tâm của công luận ở Trung Quốc, thì chính quyền Trung Quốc đã làm mọi thứ để đàn áp sự phẫn nộ và ém nhẹm thông tin. Họ đã liên tục cố gắng để chuyển hướn
g sự chú ý của công chúng bằng cách sử dụng chiến lược đã được thử nghiệm theo thời gian của họ, đó là hướng công luận vào những vụ việc thấm nhuần tinh thần của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc.

Bà Tang Zhimin, một đại diện của Chính phủ lâm thời Trung Quốc ở châu Âu, đã nói thêm chiến thuật chuyển hướng công luận được chính quyền Trung Quốc sử dụng là:

“Mỗi một sự kiện lớn xảy ra ở bên trong Trung Quốc,  thì ngay lập tức cũng có một sự kiện lớn xảy ra bên ngoài Trung Quốc, và sự chú ý của công chúng sẽ tự nhiên được chuyển hướng”, Tang nói trong một cuộc phỏng vấn với Đại Kỷ Nguyên.

Tang trích dẫn những cuộc xung đột gần đây với Việt Nam ở biển Nam Trung Hoa là một ví dụ. Bà nói thêm, “Chả trách được nhiều vấn đề gặp trục trặc ở biển Nam Trung Hoa, một khu vực mà Trung Quốc đã duy trì “bình ổn chung” với các nước láng giềng. Trên bề mặt, chính quyền có vẻ như là đem lại lợi ích cho Trung Quốc, nhưng thực tế, nó có động cơ khác.”

Ngoài các vụ đánh bom, nhiều vụ bạo loạn quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày cũng đã bùng phát lên kể từ giữa tháng năm ở các vùng khác nhau trên toàn Trung Quốc, từ Nội Mông đến phía Nam thành phố Quảng Châu.

Theo Li Jing – Epochtimes
 

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Donor - Một câu chuyện có thật

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Mặt trăng có phải do con người tạo ra

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Donor - Một câu chuyện có thật

    Donor - Một câu chuyện có thật

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

    Cậu bé thiên tài 12 tuổi muốn chứng minh “Thiên Chúa thật sự tồn tại”

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Mặt trăng có phải do con người tạo ra

    Mặt trăng có phải do con người tạo ra

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

    Ngành công nghiệp triệu đô và một tội ác kinh hoàng đang diễn ra tại TQ!

x