Nơi những bà vợ phải “ghen” với cừu

16/10/12, 09:29 Chuyện lạ

Tầng trệt trong ngôi nhà của Ousmane Ndiaye là một cửa hàng bán vải. Anh và gia đình sống trên tầng hai và tầng thượng là nơi ở của chú cừu đực Billal cùng 10 chú cừu khác.


Billal được cho ăn thức ăn thừa từ bữa ăn tối của gia đình và Ndiaye đùa rằng vợ anh ghen tị với cả những chú cừu mà anh chăm sóc. Gia đình Ndiaye thậm chí còn không màng tới chuyện hoàn thiện tầng trên cùng để cho thuê lấy tiền.

“Tôi có thể cho thuê nơi này với giá khoảng 500 usd/tháng, nhưng tôi thích để Billal và những con cừu của tôi ở đó,”  Ndiave, 60 tuổi, vừa nói vừa gõ nhẹ vào đầu một con cừu mà anh hy vọng nó sẽ trở thành một ngôi sao truyền hình thực tế.

Tại một quốc gia nơi cừu được đặt tên và nuôi trong nhà như thú cưng thì chương trình truyền hình phổ biến nhất chính là “This Sheep” hay “Khar Bii” trong tiếng Wolof.

Đó là một chương trình mang phong cách American Idol nhằm tìm kiếm những chú cừu hoàn hảo nhất tại Senegal. Hiện nay, “Khar Bii” đã trải qua bốn mùa thi và có tới vài tập được phát sóng một tuần trong những tháng gần tới kỉ niệm lễ Eid el-Adha hay Tabski (Lễ Hiến sinh) của người Hồi giáo.

Tại Senegal, sự gắn bó giữa cừu với những ngày lễ tôn giáo đã biến chúng trở thành một phần không thể thiếu của nhiều gia đình thành thị ở quốc gia đa số người dân theo Hồi giáo này. Mỗi gia đình có thể hy sinh một con cừu đực trong lễ Tabaski, ước tính có khoảng 712.000 con cừu sẽ được mua để giết mổ. Khoảng 240.000 con trong số đó tới từ khu vực Dakar, nơi các siêu thị sẵn sàng cung cấp phiếu bốc thăm để cơ hội dành được một con cừu Tabaski miễn phí.

“Người Senegal rất yêu quý những con cừu của mình,” Fadilou Keita, 28 tuổi, người sống với 6 chú cừu tại nhà riêng ở Dakar cho biết. Nhà phân tích tài chính này một tay cầm iPad, một tay đặt vào miệng của chú cừu Aziz để kéo đi cân.

“Đây là niềm đam mê của tôi,” Keita nói.

Những chú cừu vào vòng chung kết tới từ các khu vực khác nhau trên khắp Senegal sẽ đối đầu vào cuối tháng này để giành phần thắng trị giá 4.000 usd, bác sỹ thú y Mamadou Ba, một trong những người cố vấn của chương trình cho hay.

Trang cá nhân của chương trình “Khar Bii” trên mạng xã hội Facebook có tới gần 9.000 người hâm mộ. Số lượng người truy cập và bình luận đã chứng tỏ người Senegal yêu cừu tới mức nào.

Khi đất nước bước vào thời kỳ đô thị hóa, nhiều người Senegal vẫn giữ truyền thống nuôi cừu. Không có gì là lạ nếu bạn nhìn thấy họ chăn nuôi gia súc ở một bùng binh trong nội thành hay thấy bóng dáng chúng ở gần những chiếc xe hơi tại bãi đậu xe.

“Có người thích mèo, người thích chó. Còn ở đây chúng tôi có cừu,” Abou Aziz Mare, 27 tuổi cho biết. Mỗi ngày anh dành ra từ 3-4 tiếng đồng hồ trên sân thượng để chơi với “thú cưng” của mình.

“Tôi yêu chúng, tôi sống với chúng như những người bạn thân thiết.”

Samba Fall, 44 tuổi, nuôi 7 chú cừu tại căn hộ của anh ở Dakar tuy vậy anh vẫn quý nhất chú cừu  Papis General Fall có đôi mắt màu xanh.

“Nó giống như con trai tôi, ” Fall nói. “Tôi thích ở với cừu hơn với người. Cừu không bao giờ nói những điều tầm thường.”

Fall cho biết anh cho những chú cừu của mình ăn hỗn hợp ngô, kê, đậu và cây lúa miến.

Papis General Fall là môt trong 9 chú cừu lọt vào vòng chung kết tại khu vực Dakar. Papis được dắt qua trước mặt các giám khảo trước khi được đưa cho một chiếc túi đựng đầy thức ăn để chú có thể đứng yên trong lúc những đối thủ khác được lần lượt ra sân khấu.

Những khán giả ngồi bên dưới reo hò cổ vũ sau khi người dẫn chương trình xướng tên của các thí sinh dự thi và số đo của chúng.

Mỗi chú cừu dự thi “Khar Bii” đều được xếp loại dựa trên các tiêu chí như: 5 điểm cho tinh hoàn đối xứng, 5 điểm cho chất lượng bộ lông và 10 điểm cho sự hòa hợp giữa chúng với chủ nhân. Những chú cừu chiến thắng sẽ được khoác lên mình chiếc áo trắng, cổ đỏ và có thêu tên bằng chỉ xanh, vàng – giống màu quốc kỳ Senegal.

Đối với những chú cừu không đoạt giải, chúng vẫn được chủ nhân yêu quý. Lamine Diop, một nhân viên bưu điện 33 tuổi, luôn giữ ảnh của chú cừu mang tên một cầu thủ người Cameron Eto’o trong điện thoại.

“Tôi coi nó như một người anh em,” Diop nói. “Một con cừu là một thành viên trong gia đình. Khi cừu ốm, cũng giống như một thành viên đổ bệnh vậy”.

Sầm Hoa (Theo AP) (vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là Tà đạo?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

Ad will display in 09 seconds

Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

    Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh thế giới

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

    Bộ tộc Kogi bí ẩn và những lời cảnh báo cho con người hiện đại

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

    Người đàn ông và Vụ tai nạn giao thông chấn động nước Mỹ

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Thế nào là Tà đạo?

    Thế nào là Tà đạo?

  • Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

    Vì sao nhiều khi buồn thăm thẳm không giải thích được?

  • Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

    Người giỏi và đứa dở - 2 thái độ 2 cuộc đời

x