Tìm thấy nhện săn mồi trong hổ phách 100 triệu năm
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy một con nhện đang tấn công con mồi bị đông cứng trong hổ phách cách nay khoảng 100 triệu năm.
/
Mẫu hóa thạch hổ phách cách nay 100 triệu năm |
Miếng hổ phách chứa một con nhện đang tấn công con mồi cùng 15 sợi tơ nhện, được phát hiện tại một khu hầm mỏ tại thung lũng Hukawng của Myanmar.Hổ phách này có niên đại từ kỷ nguyên Creta Sớm, cách khoảng 97 – 110 triệu năm.
“Một con ong đực bất ngờ bị mắc kẹt vào lưới nhện. Trong khi con ong bất lực nhìn con nhện tấn công nó, nhựa thông chảy làm đông thành hổ phách cả nhện và ong. Kết quả là con nhện không bao giờ kết thúc được bữa ăn của nó”, tiến sĩGeorge Poinar Jr, một giáo sư động vật học tại trường đại học Oregon (Mỹ), cho biết trên Fox News.
Giáo sư George Poinar và Ron Buckley – nhà sưu tập hổ phách nổi tiếng tại bang Kentucky của Mỹ – đã mô tả mẫu hổ phách hiếm này trong một bài báo của tạp chí Historical Biology. Họ cho rằng đây là mẫu hổ phách chứa nhện tấn công con mồi đầu tiên được phát hiện từ trước tới nay.
Miếng hổ phách cũng chứa xác của một con nhện đực khác trong cùng lưới. Đây là bằng có thể là bằng chứng lâu đời nhất cho thấy thấy tập tính sống theo bầy đàn của loài nhện.
Ngày nay, cả hai loài nhện và ong trong hổ phách đã tuyệt chủng. Nhưng loài ong (Cascoscelio incassus) thuộc về một nhóm nhện ngày nay sống ký sinh trên trứng nhện. Tiến sĩ George Poinar cho rằng có thể là một sự trả thủ trong tự nhiên.
Hà Hương
(vietnamnet.vn)