Quan niệm của con người phải có đạo đức và kiên quyết
Ngày nay, học đường dạy nhiều về tri thức kỹ thuật hơn nhưng ít về đạo đức hơn. Tuy nhiên, người ta tin rằng một người không có ý chí mạnh mẽ và tiêu chuẩn cao về đạo đức là không thể đạt được tri thức cao, không kể người đó có thông minh đến đâu. Những người có tinh thần rộng rãi và kỷ luật với chính mình có thể gánh vác những trách nhiệm nặng nề và đem lại lợi ích cho toàn xã hội.
Tăng Tử là một hiền nhân ở Trung Quốc cổ xưa. Có lần ông ấy bình luận rằng một người sáng suốt phải là người trang bị với một trình độ đạo đức cao. Người như vậy phải là từ bi, có mục đích cao thượng, cương quyết và kiên định để nhận làm những trách nhiệm trọng đại có lợi ích cho xã hội. Không có đạt được đạo đức cao, thì người đó không thể nào hoàn thành những trách nhiệm này. Họ sẽ bỏ cuộc nửa chừng và có thể sẽ bỏ trách nhiệm khi gặp phải sự thử thách gay go.
Có một lời bình luận nổi tiếng sau này trở thành một thành ngữ: “Mọi người có trách nhiệm với quốc gia của họ”. Trong văn hóa của Trung Quốc, nó có nghĩa là một người phải trao dồi đức hạnh và duy trì hạnh phúc của xã hội khi họ nghèo khổ và thấp kém, trong khi đó một người phải trông nom và đóng góp cho xã hội khi họ giàu có và có đại vị.
Câu thành ngữ này sau đó trở thành một nguyên tắc đạo đức ảnh hưởng người Trung Quốc khắp lịch sử.
Vào những thời cổ xưa ở Trung Quốc, nhiều hiền nhân đi theo nguyên lý này bất kể họ giàu có và học thức cao hay nghèo khó và thấp hèn. Họ luôn đặt sự việc của quốc gia của họ như việc tối cao trên sự việc của cá nhân họ. Những hiền nhân này là những người đầu tiên chịu đựng sự gian khổ và là những người cuối cùng để hưởng sự an nhàn. Trong lịch sử của Trung Quốc, có nhiều câu chuyện về họ quan tâm đến sự phúc lợi của quốc gia như thế nào, ngay cả trong khi một số người họ vẫn sống trong sự gian khổ. Nhiều hiền nhân đã đóng góp lớn nhất cho sự phát đạt của xã hội và không có sự ích kỷ. Nhờ đó một quốc gia có thể trở thành phát triển và tránh khỏi bất cứ tai họa nào.
( Theo Chanhkien )