Trung Quốc gây khó trên biển, tận thu trên bờ

16/06/11, 09:30 Tin Tổng Hợp

Trong điều kiện nguyên liệu hải sản cạn kiệt, mùa đánh bắt lại gián đoạn, dẫn đến tình trạnh cạnh tranh nguyên liệu hải sản khốc liệt, nhiều doanh nghiệp tại “Hội nghị toàn thể hội viên hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2011” phẫn nộ trước hành động cạnh tranh thiếu công bằng từ doanh thương Trung Quốc.

Ép từ biển lên bờ

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội chế biến, xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trên biển, một mặt ngư dân chịu tác động từ lệnh cấm biển của Trung Quốc, nhiều tàu thuyền không dám ra các ngư trường đánh bắt, còn những tàu đi đánh bắt về thì thương nhân Trung Quốc tìm mọi cách gom nguyên liệu ngay trên biển. Trên bờ thương nhân nước này lại tranh giành nguyên liệu với doanh nghiệp trong nước.


Việc thu mua không lành mạnh của thương nhân Trung Quốc
đang đẩy khó cho doanh nghiệp trong nước.

Ông Nguyễn Điểm, Giám đốc công ty cổ phần Procimex (Đà Nẵng) cho biết, để cạnh tranh nguyên liệu, doanh nghiệp trong nước phải nâng giá cao hơn mức giá phía thương nhân Trung Quốc đưa ra, vậy mà vẫn không mua đủ nguyên liệu. Đây cũng là ý kiến của ông Phạm Xuân Nam, Công ty cổ phần Đại Thuận (Khánh Hòa), lượng nguyên liệu mà doanh nghiệp ông Nam thu mua được chỉ đáp ứng khoảng 30% công suất chế biến.

Theo ông Nam, những người thu mua hải sản Trung Quốc  đã “chiếm lãnh địa”của doanh nghiệp trong nước từ lâu mà chưa có phản ứng mạnh mẽ cần thiết từ ngư dân, doanh nghiệp và cả cơ quan chức năng với Trung Quốc, hoặc nếu có cũng quá nhẹ nhàng. “Hiện họ đến mua hàng, đặt gia công rồi chở về Trung Quốc cứ như đang ở đất Trung Quốc” ông Nam bức xúc.

Rủi ro doanh nghiệp Việt “hứng”

Các doanh nghiệp chế biến hải sản cho biết, trong khi mua nguyên liệu từ ngư dân, họ phải xuất hóa đơn và chịu thuế, thì phía thương nhân Trung Quốc mua trực tiếp từ ngoài biển hay trong bờ đều không chịu bất cứ một thứ thuế nào, do đó chỉ cần nâng giá mua cao hơn một chút là họ có thể mua bao nhiêu tùy thích. Thêm nữa, việc mua bán qua đường tiểu ngạch được thanh toán bằng Việt Nam đồng hay nhân dân tệ và không thể thống kê được giá trị mua bán cụ thể, ông Phạm Xuân Nam khẳng định, giá trị từ hình thức mua bán này rất lớn mà không thể đưa vào thống kê giá trị xuất khẩu của ngành, nó còn làm mất cân đối cán cân thương mại, tăng tỷ lệ nhập siêu với Trung Quốc.

Bà Sắc cho rằng, khó khăn trong việc cạnh tranh nguyên liệu, cộng với chi phí đầu vào tăng nhanh… khiến từ đầu năm đến nay, có khoảng 147 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản quay lưng với công nghiệp chế biến, xuất khẩu hải sản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến từ đầu năm đến nay, có thêm 15 thị trường mới nhưng bị mất tới 14 thị trường cũ. “Nhiều doanh nghiệp trong nước đã phải tìm mọi cách mua nguyên liệu bằng mọi giá để chế biến, trong điều kiện chi phí đầu vào cao ngất ngưởng mà giá xuất khẩu không tăng sẽ ẩn chưa rất nhiều rủi ro, hàng loạt doanh nghiệp có nguy cơ phá sản”, bà Sắc cảnh báo. 

Ông Điểm kiến nghị, vai trò quan trọng quyết định từ chính quyền các địa phương tác động tới ngư dân, đồng thời ngành nông nghiệp cần nghiên cứu chế tài áp thuế cho chính những ngư dân tham gia bán hàng cho thương lái nước ngoài. Theo bà Sắc, Indonesia đã thực hiện lệnh cấm xuất khẩu nguyên liệu hải sản trong nước, Việt Nam nên nghĩ tới phương án này để giữ nguồn nguyên liệu.

Giá cá tra giảm do găm hàng

Theo ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch Ủy ban cá nước ngọt, sau khi giá cá tra đạt đỉnh điểm lên 29.000 đồng một kg, hiện nay, giá đang giảm dần và chỉ còn 26.000 đồng. Do người nuôi găm hàng kỳ vọng giá sẽ cao hơn nữa, dẫn đến tình trạng thừa cá size lớn, thiếu cá nguyên liệu size nhỏ, đặc biệt là ở thị trường EU, nhu cầu size cá nhỏ tại thị trường này chiếm 95%, Mỹ cũng chỉ có 30% ăn size cá lớn.

Hiện trên 70% lượng cá xuất khẩu là size từ 700 đến 850gr một con, còn size từ 900gr – 1,2kg một con chỉ chiếm 20 – 25%. Tình hình thiếu cá size nhỏ dự báo sẽ đến tháng 11 năm nay. Ông Minh khuyến cáo, nhu cầu thị trường ăn size cá lớn rất ít, người nuôi cần cân đối bán hàng, để tránh giá hạ vô lý.

Theo Đăng Thư
Đất Việt

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x