Làng ‘Tiến sĩ giấy’ ở Hà Nội
Có lẽ hơn mười năm trở lại đây, không học sinh nào là không biết tập dượt khai giảng. Hoạt động này thậm chí đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Ông Tiến sĩ giấy không đơn thuần là đồ chơi trong ngày trung thu mà còn được đặt trang trọng ở những góc bàn học tập của học sinh với mong muốn học hành, đỗ đạt cũng như khuyến khích tinh thần học tập của trẻ nhỏ.
Nhà chị Nguyễn Thị Tuyến (xã Vân Canh, Hoài Đức, Hà Nội) là gia đình duy nhất còn gắn bó với nghề làm “ông Tiến sĩ giấy” – đồ chơi truyền thống mỗi dịp Trung thu. |
Chị Tuyến kể, những năm trước mỗi dịp Trung thu nhà chị lại nhộn nhịp người vót nan, kẻ cắt giấy mầu, nhà cửa bầy chật cứng các ‘ông Tiến sĩ giấy’. |
Ông Tiến sĩ giấy không đơn thuần chỉ là đồ chơi trong ngày trung thu. Trước đây “Ông” thường được đặt trang trọng ở những góc bàn học tập của học sinh với mong muốn học hành, đỗ đạt cũng như khuyến khích tinh thần học tập của trẻ nhỏ. |
“Tuy nhiên, từ khi những đồ chơi hiện đại của Trung Quốc tràn vào thì chẳng mấy ai mặn mà với món đồ chơi này nữa”, chị Tuyến tâm sự và cho hay, gia đình chị cố gắng giữ nghề truyền thống và sản xuất cầm chừng, một phần để phục vụ việc trưng bày ở các nhà cổ, bảo tàng… cho khách thăm quan. |
Để làm xong một “ông Tiến sĩ giấy” phải mất tới 20 chi tiết từ việc tạo khung, lọng, giấy dán mầu, vẽ mặt |
Khung được vót bằng nan tre tạo dáng cứng cáp, cân đối và được bồi bằng giấy học sinh đã sử dụng. |
Đi theo hầu không thể thiếu 2 ông đánh gậy trông trăng. |
Ông đánh gậy cũng áo quần, đai gậy đầy đủ. Mặt ông đánh gậy được làm từ đất sét sau đó được vẽ thủ công. |
Một bộ gồm ông tiến sĩ giấy cỡ nhỏ để vừa bàn học sinh giá 25.000 đồng, bộ lớn 100.000 đồng. |
Bà chủ hộ làm “Tiến sĩ giấy” duy nhất còn sót lại trăn trở: “Ngày xưa nhộn nhịp với tiếng lộc cộc, với muôn màu của những tấm giấy… thì nay lặng lẽ hẳn. Những món đồ chơi cứ lặng lẽ treo ở đó đến bụi mù phủ kín chẳng còn ai để tâm”. |
Minh Quân