2 người cha của hàng ngàn đứa con: ‘Có thể không giỏi nhưng phải làm người tử tế’

20/11/18, 14:40 Cuộc sống

“Thi trượt nhưng nhân cách học sinh tốt vẫn ổn, nó có thể thấp điểm Toán, Lý nhưng Âm nhạc, thể thao tốt cũng không sao. Thậm chí học xong đi học nghề cũng có thể làm một ông thợ tốt. Con đường của học sinh phổ thông không chỉ duy nhất có đại học, còn có rất nhiều thứ khác trong cuộc sống để chinh phục”

2 người cha của hàng ngàn đứa con: 'Có thể không giỏi nhưng phải làm người tử tế'.1
Thầy hiệu trưởng được học trò yêu thương gọi là ông nội. (Ảnh: Internet)

Tôi đã từng có may mắn được ngồi nói chuyện với thầy Khang – người hiệu trưởng “ông nội” của học sinh trường Marie Curie, người thầy đáng kính còn lại là thầy Cương tôi chưa có dịp tiếp xúc, nhưng những gì họ làm, họ cống hiến, họ để lại dấu ấn trong lòng học trò đủ để chúng ta trân trọng, dành những tình cảm, lời lẽ cao quý để nói.

Từ hồi còn là học sinh cấp 1, với tôi và nhiều đứa bạn khác, thầy hiệu trưởng như một người nào đấy xa lạ, không bao giờ thân thiện. Có gặp thầy tôi cũng chỉ dám cúi đầu đi thật nhanh, không dám ngẩng lên chào. Học hết 5 năm cấp 1, 4 năm cấp 2 và thậm chí cả 3 năm cấp 3, ký ức về thầy hiệu trưởng chỉ dừng lại ở một cái tên. Không biết do tôi không đủ can đảm hay do thầy khó gần thật. 

Nhưng khi được trò chuyện với thầy Khang và nghe mọi người kể về thầy Cương, thì ra các thầy đều đáng mến như nhau, chẳng qua là do học sinh sợ hãi không dám đến gần mà thôi.

2 người thầy – 2 quan điểm giáo dục khác nhau

Có một điều mà thầy giáo Nguyễn Xuân Khang – hiệu trưởng trường Marie Curie ít chia sẻ đó là trong quan điểm giáo dục và cách dạy dỗ học trò, thầy và thầy Cương không hề giống nhau nhưng chưa bao giờ phủ nhận nhau.

Thầy Nguyễn Xuân Khang là người đã sát cánh cùng PGS Văn Như Cương trong những ngày đầu thành lập trường THPT dân lập Lương Thế Vinh. Hai thầy tuy là bạn nhưng cách nhau tận 12 tuổi (bạn vong niên – những người chơi với nhau không màng tuổi tác). Thầy Khang luôn cho rằng mình còn phải học tập nhiều ở người anh lớn này.

Thầy Khang được học trò xem là ông nội ở trường, ông sẵn sàng ngồi ăn ở căng tin cùng học trò, chơi bóng cùng học trò, ngồi hàng giờ kể chuyện cùng học trò mà không biết chán. Học trò có vấn đề gì là lên tìm ông nội Khang để sẻ chia, tâm tình. Thói quen ngồi ăn cùng học trò của “ông nội” Khang bắt nguồn từ việc thầy muốn gần gũi hơn với học sinh của mình, muốn chúng xem trường học là nhà, là nơi chúng cảm thấy tự tin, thoải mái nhất.

“Một: rửa sạch cái tay. Hai: về ngay đúng chỗ. Ba: có lời mời nhỏ. Bốn: cho thuận đôi tay. Năm: ăn thật nhẹ nhàng. Sáu: không quá thời gian. Bảy: không thừa các thứ. Tám: xếp gọn dụng cụ. Chín: rửa cái miệng xinh. Mười: rinh quà ông nội” – là bài thơ thầy Khang viết tặng mà thế hệ học sinh trường Marie Curie nào cũng thuộc lòng. 

Trong quan điểm giáo dục của mình, thầy Khang luôn dùng phần “nhu” nhiều hơn phần “cương”: “Thi trượt nhưng nhân cách học sinh tốt vẫn ổn, nó có thể thấp điểm Toán, Lý nhưng Âm nhạc, thể thao tốt cũng không sao. Thậm chí học xong đi học nghề cũng có thể làm một ông thợ tốt. Con đường của học sinh phổ thông không chỉ duy nhất có đại học, còn có rất nhiều thứ khác trong cuộc sống để chinh phục” – thầy tâm sự.

20/11 kể chuyện 2 người thầy hiệu trưởng từng là bạn vong niên của nhau: Học trò gọi tôi là ông nội, là bố, tôi thấy mình đáng sống lắm - Ảnh 1.
Thầy Khang. (Ảnh: Kênh 14)

Với thầy Văn Như Cương, người anh lớn của thầy Khang, thầy từng có nhiều câu nói ghi dấu ấn với nền giáo dục nước nhà như: “Biển học mênh mông, sách vở chỉ là vùng biển gần bờ”; “Ai cũng vào đại học là lạc hậu”, “Trước hết phải là người tử tế”…

Thầy Văn Như Cương luôn được nhắc tới là một nhà giáo có tâm với nghề, và là một người thầy tận tuỵ, gần gũi và quan tâm tới học sinh. Với tất cả các thế hệ học sinh trường Lương Thế Vinh, thầy Cương là người thầy lúc nào cũng nhận được rất nhiều sự mến yêu và kính trọng.

Trong lòng học trò, thầy Cương là một người khó tính, là người đã tạo nên ngôi trường Lương Thế Vinh với kỷ luật thép nổi tiếng. Thầy từng nói rằng: “Đã bao giờ các em suy nghĩ một cách nghiêm túc để trả lời đúng đắn cho một câu hỏi có vẻ tầm thường sau: “Hàng ngày chúng ta đến trường để học cái gì?”. Phần lớn các em đều nhanh chóng có câu trả lời: “Học những điều có trong sách vở, cụ thể nhất là trong sách giáo khoa”. Chính vì thế mà người ta hay nói: “Cắp sách đến trường”…

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường trước hết các em phải là những người tử tế, muốn vậy phải học tập, rèn luyện thường xuyên ngay trong thời gian cắp sách tới trường.”

20/11 kể chuyện 2 người thầy hiệu trưởng từng là bạn vong niên của nhau: Học trò gọi tôi là ông nội, là bố, tôi thấy mình đáng sống lắm - Ảnh 2.
Thầy Cương. (Ảnh: Kênh 14)

“Được học sinh gọi là ông nội, là bố, tôi thấy mình đáng sống lắm”

Hai người thầy tuy quan điểm giáo dục có khác nhau đến mức nào thì chung quy lại vẫn ở chữ tận tâm. Tận tâm với nghề giáo, tận tâm với học trò, tận tâm với học trò, tận tâm với sự nghiệp trồng người. Không phải ngẫu nhiên mà học sinh trong trường gọi thầy Khang, thầy Cương là bố, là ông nội. Cái tâm của họ đã làm lay động những đứa học trò, khiến chúng cảm thấy thầy hiệu trưởng chẳng hề đáng sợ như cha mẹ chúng vẫn thường kể. 

Trải qua hơn 25 năm Marie Curie, thầy Khang chia sẻ rằng mình đã ngẫm ra một điều. Từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc gần gũi đến việc cao siêu, từ việc riêng đến việc chung, từ công việc đến đời sống… đều hướng đến cái đẹp và sự tử tế.

– Có một người trả cho thầy rất nhiều tiền để mua ngôi trường này, thầy có bán không?

– Thầy không bán. Ngôi trường này là vô giá!

– Thầy có niềm vui và nỗi buồn, thầy chia sẻ với ai?

– Thầy không có nỗi buồn, chỉ có niềm vui. Niềm vui của thầy thường chia sẻ với đồng nghiệp và học trò.

Từng là một thầy giáo nghèo, chỉ có duy nhất một bộ quần áo lành lặn để đi dạy nên thầy Khang luôn tâm niệm rằng, dạy học sinh những điều tử tế, sau này chúng sẽ nhớ những gì mình trao cho chúng mà đi trao lại cho người khác, nhân rộng sự tử tế.

2 người cha của hàng ngàn đứa con: 'Có thể không giỏi nhưng phải làm người tử tế'.2
Thầy dạy tụi trẻ về sự tử tế. (Ảnh: Kênh 14)

Khi được hỏi về điều khiến ông hạnh phúc nhất, thầy Cương từng trả lời: “Hàng ngày tôi tiếp xúc, trò chuyện cùng học sinh khiến tôi vui hơn nhiều. Học trò xem tôi như người bố, người ông nên tôi thấy mình đáng sống lắm”.

Thầy nghiêm khắc là thế nhưng thầy vui tính lắm, học chuyên Toán nhưng thích làm thơ, đối ấm. Trong dân gian người ta hay nói về ông thầy Đồ xứ Nghệ vừa thông minh, vừa dí dỏm, nhưng tính tình lại kiên định, khẳng khái… bấy nhiêu tính cách ấy hội tụ hết trong con người thầy Văn Như Cương.

Thầy Cương hay được ví như Dumbledore – vị hiệu trưởng vĩ đại trong Harry Potter vì tính cách bao dung, nhân hậu, gần gũi, dí dỏm và luôn tận tâm với học trò, đau đáu vì sự nghiệp giáo dục con người…

20/11 kể chuyện 2 người thầy hiệu trưởng từng là bạn vong niên của nhau: Học trò gọi tôi là ông nội, là bố, tôi thấy mình đáng sống lắm - Ảnh 4.
Thầy Cương hiện tại đã ra đi mãi mãi. (Ảnh: Kênh 14)

Hai người thầy, hai người bạn vong niên, hai người từng chung tay gây nên trường Lương Thế Vinh, nay một người mãi mãi đi xa, một người ở lại. 20/11, xin được dành cho hai thầy những lời cao quý nhất, bởi những đóng góp không ngừng nghỉ cho nền giáo dục nước nhà, bởi những gì hai thầy dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện. 

Cuối cùng, xin được trích câu nói của thầy Cương, gửi đến những người học trò – những người đang đi tìm sự tử tế và những người thầy, người cô – những người đang đi gieo sự tử tế cho nhân loại: 

“Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những nhà kỹ thuật có chuyên môn giỏi, những nhà nghiên cứu thành công, những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc… nhưng trước hết phải là những người tử tế”.

>>> 20 năm đi dạy, giờ tôi mới nhận ra đâu là môn học quan trọng nhất cuộc đời

>>> Cô giáo trẻ dạy học bằng tâm làm rung động học trò

Theo Kênh 14

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x