Phát hiện hố vuông kỳ lạ giữa lòng tháp Chăm
Một hố trung tâm hình vuông trong lòng tháp Chăm với nhiều hiện vật
và kết cấu kỳ lạ, gần như nguyên vẹn vừa bất ngờ được phát hiện tại di
tích Chăm Phong Lệ, Đà Nẵng.
Ngày 22/8, sau hơn một tháng khai quật khu vực đền tháp Chăm cổ
tại Tổ 3, làng Phong Lệ (phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà
Nẵng), đoàn khảo cổ đã lần đầu tiên phát hiện một hố tháp lạ nằm ở trung
tâm tháp, chứa nhiều hiện vật độc đáo như đá cuội nhẵn, thạch anh, gạch
vuông…
Khu vực hố vuông vừa được khai quật. Ảnh: Báo Đà Nẵng |
Theo ông Võ Văn Thắng, Giám đốc Bảo tàng điêu khắc Chăm, Đà Nẵng, hố trung tâm được xây bằng gạch Chăm, có hình vuông với cạnh dài 4,25 m, sâu gần 2 m. Lòng hố lấp đầy khoảng 30 m3 cát, sỏi xếp lớp.
Sau khi múc cát, sỏi khỏi hố, đoàn khảo cổ phát hiện có 8 ô lõm ở sát đáy hố, chia ra 8 hướng, nằm ở 4 góc và cạnh đáy. Các ô lõm này không nằm đối diện, mà đều lệch hướng nhau.
Trong mỗi ô lõm xếp một viên gạch vuông vức nằm trên một viên đá cuội tròn, xung quanh có nhiều viên thạch anh và lấp đầy cát.
Mỗi cạnh hố có hai ô lõm, các ô có các hiện vật được xếp đặt kỳ lạ. Ảnh: Báo Đà Nẵng |
“Theo tín ngưỡng của người Chăm thì ở 8 hướng có 8 vị thần cai quản.
Do đó, có thể đây là tín ngưỡng tâm linh nói đến các vị thần canh giữ,
bảo trì”, ông Thắng lý giải.
Tuy nhiên, đoàn khảo cổ vẫn chưa giải thích được hòn đá nhẵn nằm dưới tảng đá vuông mang ý nghĩa gì. Bởi, theo ông Thắng: “Nếu là tín ngưỡng phồn thực theo quan niệm của người Chăm thì thường tảng đá vuông (tượng trưng cho nữ, yoni – âm) phải nằm phía dưới hòn đá hình tròn (tượng trưng cho nam, linga – dương)”.
Kỳ lạ hơn, ngay giữa đáy hố là một dãy đá cuội và thạch anh xếp thành hình bán nguyệt. Ông Thắng và cộng sự dự đoán, trước đây dãy đá này được xếp theo hình tròn, nhưng không hiểu lý do gì đã bị bóc gỡ hoặc mất mát.
Giữa hố là đá cuội và thạch anh xếp hình bán nguyệt. Ảnh: Nguyễn Tú/ Thanh Niên |
Dựa trên quy mô của hố này, đoàn khảo cổ phán đoán nhiều khả năng đây là nền móng của một kiến trúc tháp Chăm rất lớn, thậm chí là tháp lớn nhất từ trước đến nay.
Trước đó, hồi đầu tháng 8, trong quá trình khai quật, đoàn khảo cổ đã phát hiện di tích nền móng của ngôi đền tháp Chăm cổ được xây cách đây khoảng 1.000 năm. Qua xác định ban đầu, ngôi đền tháp Chămpa này có diện tích khoảng 16x16m với 4 góc tháp, 3 cửa phụ, 1 cửa chính.
Hải Tâm (tổng hợp)
Một chiếc súng kíp và một chiếc tù và cổ quý hiếm, di vật của nghĩa
Một hàm răng voi hóa thạch được cho là hàng ngàn năm tuổi vừa được Các nhà nghiên cứu vừa xác nhận chiếc hộp vàng tìm thấy tại Yên Tử |
(vietnamnet.vn)