Câu chuyện luân hồi: Thầy tu trên sông Hằng

Hiện tại, Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại tại Trung Quốc đại lục. Các học viên Đại Pháp đã trụ vững trước áp lực to lớn, dưới ma nạn chưa từng có tiền lệ này mà đứng vững trong một vài năm qua. Có rất nhiều câu chuyện anh dũng và truyền cảm từ các học viên Đại Pháp. Bài viết này nhằm điểm lại dưới khía cạnh lịch sử và khám phá về việc chúng ta đã tu luyện kiên định chính mình như thế nào trong những đời trước. Câu chuyện này có thể xóa sạch hết thảy cát bụi trong tâm thức chúng ta, cho phép chúng ta tu luyện tinh tấn, thăng tiến hơn nữa trong thời khắc cuối cùng của Chính Pháp, và để chúng ta thực sự trân quý cơ hội khó gặp khi được tu luyện trong Chính Pháp!

* * * * * * * * * * * * * * * * *

Khi đề cập đến sông Hằng, người ta có thể liên tưởng ngay đến đất nước Ấn Độ cổ. Đức Thích Ca Mâu Ni đã bắt đầu truyền Pháp của Phật Giáo tại đất nước Ấn Độ cổ vào khoảng hai ngàn năm trăm năm trước đây. Sau khi đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và rời khỏi địa cầu, Pháp trong Phật Giáo của đức Thích Ca Mâu Ni đã được truyền rộng, với sự ủng hộ và quảng bá của vua A Dục (Ashoka) cùng triều đại Mauryan. Hàng trăm năm sau, do những người trị vì sau đó tại Ấn Độ đã bắt đầu cấm Phật Giáo, và cũng do các đồ đệ của đức Thích Ca đã trộn lẫn những nguyên lý của Bà La Môn giáo và các tôn giáo nguyên thủy khác vào Pháp của Phật Giáo, Pháp trong Phật Giáo của đức Thích Ca đã dần dần suy hoại.

Vào khoảng thời gian đó, có một người đàn ông hào hoa phong nhã sống trong lưu vực sông Hằng. Ông sở hữu một trang viên và sinh sống bằng cách trồng cây ăn quả. Ông kiên trì ủng hộ Pháp trong Phật Giáo của đức Thích Ca và tu luyện bằng cách chiểu theo nghiêm ngặt Pháp của đức Thích Ca. Một ngày, vợ của ông sinh hạ được một quý tử. Bởi vì người theo Phật gia rất thích hoa sen, cho nên họ đã đặt tên đứa bé là Ailianduo (Ái Liên Hoa), trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là người rất thích hoa sen.

Sau khi đứa trẻ sinh ra, cha nó bế nó và mang tới một bức tượng Phật Tổ. Ông chắp tay trong thế hợp thập và nói: “Hôm nay, con hiến dâng đứa con trai của con cho Đức Phật, với hy vọng rằng Phật sẽ gia trì và cấp cho nó một con đường tu luyện tốt đẹp trong tương lai, để nó có thể rời khỏi Tam Giới, và đắc Chính Quả!” Vào thời điểm đó, Ái Liên Hoa mở to đôi mắt rất sáng và đang chớp chớp của nó, rồi bỗng nhiên nói: “Con sẽ kiên định một lòng tu hành theo ý nguyện của Phật Tổ! Cuộc đời của con sẽ trở nên vô nghĩa nếu con không thể rời khỏi Tam Giới!” Cha đứa bé sửng sốt đến nỗi ông suýt lỡ tay đánh rơi đứa bé xuống nền nhà. Cha đứa bé đột nhiên nhận ra rằng Ái Liên Hoa vừa mới mở miệng nói và nó đã phát nguyện tu hành. Ông ngay lập tức khấu đầu trước tượng Phật Tổ và liên tục dập đầu xuống sàn để thể hiện lòng tôn kính với đức Phật.

Ái Liên Hoa lớn lên trong môi trường tu hành Phật Pháp. Nó có một sự nhận thức rõ ràng về Phật Pháp thậm chí ngay từ khi còn rất nhỏ, và có rất nhiều thần thông. Khi lên 12 tuổi, cha của nó gửi nó tới một ngôi chùa gần đó, nơi nó trở thành vị thầy tu trẻ tuổi nhất ở đó. Trong chùa, nó học cách tụng kinh và kiên định trì giới tu hành. Trong thời gian rỗi, nó cũng bổ củi và chuẩn bị bữa ăn cho các hòa thượng khác trong chùa. Nó đã thực sự trở thành một “tiểu hòa thượng.”

Vì nơi đó thuộc vùng Nam Á, nên thời tiết đôi lúc rất nóng. Trong mùa mưa, mưa nặng hạt liên tục không dừng. Khi Ái Liên Hoa lên 18 tuổi, cả ngôi chùa gần như bị đổ sập trong một trận mưa bão dữ dội, ngoại trừ ngôi nhà nơi nó và vị sư trụ trì đang ở. May mắn thay, tất cả hòa thượng khác trong chùa đều ở bên ngoài vào thời điểm đó, và chỉ có Ái Liên Hoa và vị sư trụ trì, người gần 80 tuổi, là ở trong chùa. Sau khi trận mưa bão qua đi, những hòa thượng khác trở về và thấy ngôi chùa đã bị hư hại nghiêm trọng. Họ trở nên lo lắng. Phải cần một dự án lớn để xây dựng lại ngôi chùa! Phải cần biết bao nhiêu tiền mới có thể đủ để trùng tu lại ngôi chùa đó! Phải cần biết bao nhiêu thời gian để họ ra ngoài xin ăn và của bố thí! Vì vậy, tất cả hòa thượng khác đều lần lượt ra đi. Không lâu sau, vị sư trụ trì viên tịch, và Ái Liên Hoa trở thành người duy nhất còn sót lại trong ngôi chùa.

Nhìn ngôi chùa đổ nát, một cảm giác mạnh mẽ xuất hiện trong tim của Ái Liên Hoa. Không từ ngữ nào có thể mô tả được cảm giác đó. Nó tự nghĩ rằng: “Thế giới con người mới ngắn ngủi và bấp bênh làm sao! Trước sức mạnh của thiên nhiên, con người và mọi thứ được con người xây dựng thật quá nhỏ bé và kém cỏi. Thêm vào đó, tu luyện Phật Pháp là nghiêm túc phi thường. Ngôi chùa đổ nát là một khảo nghiệm cho chúng ta và đã phơi bày được rất nhiều tâm người thường. Ta không nên rời khỏi đây bằng bất cứ giá nào. Có lẽ đây là quan ải của Phật nhằm khảo nghiệm xem ta kính trọng Phật đến đâu và ta tin vào Phật đến đâu.” Kể từ đó, nó bắt đầu đi ra ngoài và lang thang để xin ăn và hóa duyên. Bất cứ địa phương nào nó đến, nó đều thuyết giảng Pháp của Phật Giáo cho mọi người, cùng lúc xin quỹ để xây dựng lại ngôi chùa và trùng tu tượng Phật.

Trong bốn hay năm năm sau đó, nó đã đi khắp vùng cao nguyên Deccan. Những nguy hiểm luôn theo sau rình rập nó. Bị người đời nhạo báng, chế giễu và thậm chí là nguyền rủa, nhưng nó đều không động tâm. Khi sự quyết tâm của nó là không đủ, Phật thường triển hiện và cho nó điểm hóa cùng những chỉ dẫn, làm nó tăng cường tín tâm và kiên định thực hiện sứ mạng. Cuối cùng, sau khi nó đã tích trữ đủ tài vật để trùng tu ngôi chùa, Ái Liên Hoa khám phá ra rằng ngôi chùa đã trở nên ngày càng huy hoàng và trang nghiêm hơn (nhưng bề ngoài của ngôi chùa vẫn đổ nát). Nó tự nghĩ: “Đây phải là một sự khích lệ từ đức Phật.”

Trong vòng vài ngày, một trận lụt xảy ra ở gần đó và tất cả nhà cửa của dân làng trong vùng phụ cận đều bị phá hủy. Tuy nhiên, ngôi chùa xiêu vẹo không chỉ không đổ sập xuống, mà nó còn trở nên huy hoàng hơn. Những bức tường lớn và phòng ốc trở nên đẹp hơn so với lần mà Ái Liên Hoa tới ngôi chùa lần đầu tiên, như thể nó đã được trùng tu lại mới. Ái Liên Hoa nhận ra rằng đây là sức mạnh của Phật Tổ. Do đó nó quỳ xuống và nói: “Xin cảm ơn Người, Phật Tổ. Con sẽ sống vì Phật, sẽ tu hành tốt và sẽ dũng mãnh tinh tấn!”

Sau đó, nó đi ra khỏi ngôi chùa và nhìn thấy cảnh đau khổ của dân làng. Nó đã khóc. Nó nghĩ: “Tại sao ta không lấy tài vật mà ta đã xin để trùng tu ngôi chùa đem cho người dân làng để họ xây lại nhà của họ?” Vì vậy nó đã gọi những người dân làng quanh đó lại và nói: “Tất cả tài vật này đáng lẽ dùng để xây lại ngôi chùa, nhưng Phật Tổ từ bi đã dùng Phật lực để trùng tu lại nó. Ta muốn đưa lại những tài vật này cho mọi người để mọi người xây lại nhà cửa. Hãy biết ơn sự từ bi của Phật Tổ!” Mọi người đều rất cảm động và sau đó tất cả họ đều trở thành tín đồ Phật Giáo.

Sau đó, một trong những cận thần của Quốc vương đã nghe được sự triển hiện từ bi của đức Phật. Người cận thần này có một thuộc hạ là tu sĩ Bà La Môn giáo. Vị tu sĩ này rất độc ác, nham hiểm và đầy lòng đố kỵ. Khi người cận thần hỏi ông ta về sự hiển hiện từ bi của đức Phật, tu sĩ Bà La Môn giáo này ngay lập tức đề nghị rằng người cận thần nên đến gặp Quốc vương, cầu xin Quốc vương ủng hộ Bà La Môn giáo trên diện rộng, xóa bỏ Phật Giáo của đức Thích Ca, và buộc Ái Liên Hóa phải cải sang Bà La Môn giáo. Quả nhiên vị Quốc vương đần độn này đã chấp nhận lời kiến nghị của người cận thần. Vì vậy ông đã ra một chiếu thư, trong đó Quốc vương cấm tất cả mọi người trong Vương quốc tin vào Phật Giáo, bắt tất cả mọi người cải sang Bà La Môn giáo, và yêu cầu người dân hiến tế trinh nữ trong những nghi lễ tạ thần Bà La Môn. Bất cứ ai dám vi phạm sắc lệnh đều bị chém đầu ngay lập tức. Những lời kêu oán vang khắp đất nước sau khi sắc lệnh được ban ra. Hầu hết những người tin theo Phật Giáo đều đã cải đạo. Chỉ có Ái Liên Hoa và vài chục vị hòa thượng khác là từ chối nghe theo sắc lệnh. Họ vẫn kiên định tin vào Pháp của đức Thích Ca. Vì những người này trái lệnh, nên đích thân người cận thần kia cùng vài thuộc hạ đã tới để giết Ái Liên Hoa cùng những người khác. Ái Liên Hoa không hề sợ hãi trước cường quyền bạo ngược, nó vẫn từ bi khuyên nhủ họ không nên hủy hoại Phật Pháp. Nó nói với họ rằng nếu họ tiếp tục thực hiện những hành vi xấu xa, họ sẽ bị rớt xuống A Tỳ Địa ngục. Họ không hề nghe lời Ái Liên Hoa. Ái Liên Hoa đã đưa bàn tay ra cho họ. Họ đã cắt đi cả mười ngón tay của Ái Liên Hoa, sau đó là chặt đầu và chặt đứt tay chân nó. Khi họ làm xong, họ có dáng vẻ rất nghênh ngang. Tuy nhiên không lâu sau những phần cơ thể của Ái Liên Hoa xuất hiện trở lại và nó đang ngồi trên một tấm nệm. Phần cơ thể mà đã bị phanh thây bởi những kẻ độc ác kia chỉ là “thân giả” do nó diễn hóa ra. Điều kỳ diệu này làm xáo động những người dân làng gần xa, và ngày càng nhiều người hơn tin vào Pháp trong Phật Giáo của đức Thích Ca.

Khi tin tức đến tai của những kẻ độc ác, chúng vô cùng giận dữ. Vào một đêm trăng sáng và trời lác đác sao, chúng đột nhập vào phòng của Ái Liên Hoa. Khi ấy, Ái Liên Hoa đang ngồi trong định và nó không hề có một tạp niệm nào trong tâm trí. Nó biết rằng chúng đã vào trong nhưng nó không hề chú ý đến chúng. Thay vào đó, nó thấy Phật đang hiện ra phía trước mặt và nghiêm túc nhìn nó, và điều này đã làm nó tăng thêm tín tâm trong tu luyện. Do đó nó vẫn tiếp tục thiền định. Những kẻ tà ác này nghĩ rằng thật là một cơ hội tốt. Chúng đã mang vũ khí vào và bước tới đằng sau nó. Chúng đã cắt đi tay chân của Ái Liên Hoa. Ngay khi chúng đang ăn mừng thắng lợi, chúng khám phá ra rằng cơ thể của chúng đã nhanh chóng bị hạ xuống A Tỳ Địa ngục. Nhiều người trong số họ vẫn còn ở nơi đó cho đến tận hôm nay. Mặc dù vài người trong số họ đã được đầu thai trở lại, họ vẫn làm nhiều điều xấu nhằm phá hoại Đại Pháp trong đời này. Họ đã bị hình thần toàn diệt. Tuy nhiên, kiếp số của họ vẫn chưa hết vì Chính Pháp vẫn chưa kết thúc, nên họ vẫn chưa bị tiêu hủy.

Trong khi đối mặt với khảo nghiệm sinh tử, Ái Liên Hoa đã chọn đức tin chân chính và kiên định, cho nên nó đã bước lên một đài sen, bay ra khỏi Tam Giới, và tới miền đất tịnh độ của Phật quốc!

Đúng là:

 

Đô thuyết tu luyện khổ hựu nan

Nhân tâm tư niệm trọng trọng lan

Khảo nghiệm diện tiền sinh tử đoạn

Túc thừa liên hoa phi cửu thiên!

 

Tạm diễn nghĩa:

 

Tất cả đều nói tu luyện vừa khó khăn vừa gian khổ

Tâm người thường và ý niệm ích kỷ chắn hết đường

Khảo nghiệm xem có xả bỏ được [chấp trước] sinh tử hay không

Bước lên đài sen và bay lên chín tầng trời!

 

Lời kết:

 

Mục đích của bài viết này không phải là để tuyên dương điều gì cả, mà là để kể lại việc chúng ta đã kiên định trong chính tín với Phật Pháp như thế nào khi chúng ta tu luyện ở những đời trước trong lịch sử.

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/10/15/34224.html

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x