Câu chuyện luân hồi: Sự ảnh hưởng của phương Tây với Trung Quốc

Tiêu đề của bài viết chỉ ra rằng nền văn hóa phương Tây đã được đưa vào Trung Quốc từng chút một. Các nhà sử học tin rằng nền văn hóa phương Tây đã không được truyền nhập vào Trung Quốc cho tới giữa triều Minh. Bằng việc chia sẻ câu chuyện này, tôi muốn chứng minh rằng trong một tiền kiếp tại La Mã cổ đại, tôi đã từng du hành từ Đế chế La Mã sang phương Đông và hòa mình vào nền văn minh của dân tộc Trung Hoa. Tôi cũng muốn cho các bạn biết rằng người dân trên khắp thế giới đã từng coi Trung Quốc cổ đại như một thiên đường. Trên thực tế, Thần phải kiến tạo nền văn minh Trung Hoa để người dân Trung Quốc và xã hội Trung Quốc sẵn sàng đón nhận sự phổ truyền của Pháp Luân Phật Pháp.

* * * * * * * * * * * * * * * * *

Trước công nguyên, có một hòn đảo mà ngày nay là đảo Sicily thuộc I-ta-li-a. Đó là một nơi dân cư thưa thớt và kém phát triển. Người dân trên đảo đều là ngư dân, và họ sống trong một ngôi làng có tên là Klein. Ở bờ biển phía Tây của ngôi làng, có một cặp vợ chồng trẻ sở hữu một con bò. Anh Duxi và vợ của anh, Laiya là những người lương thiện và họ sống một cuộc sống thật hòa thuận, tự do và nhàn tản.

Vào một ngày trời mưa to, anh Duxi đang đi làm vài việc lặt vặt ở bên ngoài còn Laiya ở nhà một mình. Cô đột nhiên nhớ rằng cô đã để lương thực ở ngoài trời mưa. Cô bèn đi ra sân để mang lương thực vào. Ngạc nhiên thay, sau một vài tiếng sấm, một con rồng nhỏ trông rất dễ thương rơi xuống từ bầu trời. Thân mình nó toàn màu vàng kim và nó có một cái vòng trông như một cái bớt [của trẻ sơ sinh] ở trên đỉnh đầu của nó. Nó trong suốt và trông như bị thương, có máu ở trên đuôi của nó. Laiya đứng sững sờ vì cô không biết được đây là loài sinh vật gì. Rồi cô bình tĩnh trở lại và tự lầm bầm: “Ngươi là ai? Tại sao ngươi lại rớt xuống từ bầu trời?” Kỳ lạ thay, con rồng nhỏ trả lời một cách chậm rãi: “Đừng sợ. Ta là một con rồng vàng đến từ phương Đông. Ta đã chiến đầu với một tà thần ngày hôm nay và không may bị nó đả thương. Đó là tại sao ta đã rơi xuống từ bầu trời. Xin hãy đắp vết thương trên đuôi ta bằng lá cây và cho ta vào một cái ao.

Không lâu sau ta sẽ có thể bay trở về thiên thượng.” Laiya hơi sợ, nhưng cô đã làm những gì con rồng vàng bảo với cô. Ngay khi Laiya vừa cho nó vào trong cái ao, lương thực mà cô để trong sân hoàn toàn bị ướt.

Khi chồng cô trở về nhà, anh trông thấy thức ăn đã bị hư ở trong sân. Anh phàn nàn: “Nhìn xem. Sao mình không mang lương thực vào bên trong? Giờ nó nhão nhoét rồi. Chúng ta lại phải đợi hôm nào trời nắng để phơi nó. Sẽ thêm công việc đây.” Laiya nói với một nụ cười: “Đoán xem em vừa mới nhìn thấy gì nào?” Anh Duxi cười tươi rồi nói: “Điều gì vừa mới xảy ra với người vợ yêu của tôi vậy?” (Họ là một đôi vợ chồng mới cưới). Laiya nói với chồng cô về điều đã xảy ra. Anh Duxi bị sốc và đứng lặng đi trong một lúc. Anh lầm bầm: “Đây là một giấc mơ phải không? Phương Đông? Một con rồng vàng đến từ phương Đông?”

Không lâu sau Laiya mang thai. Mười tháng sau cô sinh được một quý tử. Một điều đặc biệt về đứa bé là nó có một cái vòng tròn trên đỉnh đầu giống hệt như của con rồng vàng. Vì vậy, người ta gọi đứa bé là Viên Đông (Tên được phiên âm theo tiếng Hán Việt, nghĩa là ‘phương Đông tròn đầy.’) Khi Viên Đông đến tuổi đi học, Duxi gửi nó đến ở với một người bà con tại Rome. Anh hy vọng rằng Viên Đông có thể học tập và học võ thuật tại đó.

Người La Mã cổ đại gọi Trung Quốc là “đất nước của tơ lụa.” Lái buôn từ vùng Trung Á và Nam Âu vận chuyển lụa từ Trung Quốc về La Mã và bán nó với giá còn cao hơn vàng. Người La Mã cổ đại nghĩ rằng những dải lụa mượt mà này là mọc ở trên cây tại Trung Quốc. Theo trí tưởng tượng của họ, phương Đông giống như một thiên đường, bởi vì họ đã nghe nói rằng có một nền văn minh rất tiến bộ tại đó mà biết cách sử dụng các công nghệ. Viên Đông lớn lên khi nghe rất nhiều câu chuyện về phương Đông, và cậu bé thường mơ mộng về phương Đông.

Khi lên 18 tuổi, Viên Đông gia nhập quân đội La Mã. Không lâu sau, một hoàng tử La Mã tuyển anh làm vệ sĩ. Sau khi lập chiến công nơi chiến trường, anh được thăng lên làm Phó Tướng trong Ban Nguyên Soái. Vào năm 53 sau trước công nguyên, Đế chế La Mã tiến sang phương Đông. Họ đã không giành thắng lợi trong trận chiến tại Syria. Vị Nguyên Soái đã chết tại nơi chiến trường. Người con trai cả của Nguyên soái và Viên Đông đã lên kế hoạch đào thoát đêm hôm đó. Viên Đông nói với anh ta rằng: “Hãy đi về phương Đông!” Sau đó người con trai cả của Nguyên Soái đã dẫn gần 10.000 lính đi tới Trung Quốc. Họ đã băng qua vùng sa mạc Ả Rập, cao nguyên Iran, Pamirs, dãy Thiên Sơn và Biển Chết. Cuối cùng họ đã tới hành lang Hà Tây mà ngày nay thuộc huyện Vĩnh Xương, tỉnh Cam Túc. Mặc dù họ đã phải chịu rất nhiều cực khổ, họ đã vượt qua tất cả như thể là Thần đang trợ giúp họ. Khi họ tới huyện Vĩnh Xương, họ chỉ còn lại khoảng 1000 lính.

Sau khi nhận thấy rằng Vĩnh Xương là nơi sản xuất tơ lụa, họ đã quyết định định cư tại đây. Có rất nhiều hoạt động mậu dịch nơi biên giới ở gần hành lang Hà Tây vào thời điểm đó. Các tiểu quốc xung quanh đều có mối giao thương mật thiết với Trung Quốc. Đây thực sự là một trung tâm thương mại quốc tế. Người ta thường xuyên nghe thấy tiếng chuông kêu leng keng trên cổ lạc đà từ các đoàn lái buôn hay âm nhạc từ nhạc cụ của các bộ tộc. Người ta có thể thấy sự thịnh vượng kinh tế tại đây.

Sau khi họ đã khám phá đường đi quanh thị trấn, họ thu thập tài sản và quyết định đi sang phương Đông. Họ đã truyền bá nền văn hóa La Mã cổ xưa cho người dân Trung Quốc tại Vĩnh Xương. Người dân Trung Quốc đã nhận ra rằng ở Đế chế La Mã, một nơi vạn dặm xa xôi cách trở, người La Mã rất say mê nền văn hóa và sản phẩm đến từ Trung Quốc. Viên Đông và binh lính đã xây cất những lâu đài và nhà cửa theo kiểu La Mã cổ đại tại vùng đất mà ngày nay là Cao Xương. Thậm chí cho tới ngày nay, người ta có thể tìm thấy di tích của những kiến trúc này.

Viên Đông không bao giờ thành hôn. Trong thời gian rỗi, anh luôn luôn cảm thấy một duyên phận to lớn với phương Đông. Khi lên 40 tuổi, ông đã có một cuộc thị sát tại khu vực phụ cận Đôn Hoàng. Từ xa, ông đã để ý thấy một tăng nhân Phật Giáo với một chiếc bát cầm ở tay phải. Ông ngay lập tức bước tới vị tăng nhân. Vị tăng nhân nhìn ông và đọc một bài thơ:

 

“Lực tẫn gian tân tưởng tự tại,

Kim triêu ngẫu ngộ lão tăng lai,

Chỉ điểm mê tân vĩnh khai hoài!”

 

Tạm diễn nghĩa:

 

“Trải qua bao gian nan để được tự tại,

Ngày hôm nay tình cờ gặp lão tăng,

Chỉ cho cách tìm kiếm hạnh phúc vĩnh hằng!”

 

Sau khi nghe xong bài thơ, Viên Đông hiểu ra rằng mình vừa gặp được một cao nhân. Ông muốn bái vị tăng nhân làm thầy với ước muốn tìm kiếm sự thanh tĩnh tự tại! Nếu may mắn, ông có thể đạt viên mãn và thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử! Ông quỳ xuống và nói: “Sư phụ, Ngài đã biết được lý do con sang phương Đông, vậy hãy thu nạp người dị bang [1] này làm đệ tử!”

“Được rồi. Có điều, ta đang nắm giữ một phương pháp tu luyện mà sẽ không còn hiệu lực khi đến thời kỳ Mạt pháp. Khi ấy sẽ có một cao nhân đại đức đến dạy nhà ngươi phương pháp giải thoát chân chính!”

Từ đó Viên Đông trở thành để tử dị bang của vị lão tăng. Viên Đông đã tu luyện gần 20 năm với vị lão tăng này. Vì ông có căn cơ rất tốt và không có nhiều chấp trước, Viên Đông cuối cùng đã tu thành Chính Quả. Vào thời điểm mà ông khai ngộ, Viên Đông thấy rằng ông đã thực sự chuyển sinh từ con rồng vàng nhỏ bé kia, đồng thời hiểu được đạo lý luân hồi cũng như nhớ lại những chuyện thần tiên trên thiên thượng trong quá khứ…

Lời kết:Tôi sẽ kết thúc câu chuyện tại đây. Nếu thời gian cho phép, tôi sẽ chia sẻ thêm về những câu chuyện của tôi trên thiên thượng cũng như dưới nhân gian. Dù tôi có kể bao nhiêu câu chuyện đi nữa, tôi chia sẻ chúng chỉ với một mục đích. Lịch sử các kiếp luân hồi của chúng ta cho thấy rằng thật là một duyên phận hiếm thấy, một ‘vạn kiếp kỳ duyên’ [2] khi chúng ta được nghe Pháp giảng bởi đấng Chuyển Luân Thánh Vương nơi cõi người! Hỡi quý đồng bào và đồng tu, xin hãy trân quý duyên phận này! Chúng ta đã phải trải qua vô số khổ nạn chỉ để đắc Pháp trong đời này! Nếu chúng ta để lỡ khoảng thời gian này, chúng ta sẽ hối tiếc mãi mãi!

Chú thích của người dịch:

[1] ‘Dị bang’: Người nước ngoài, người ngoại quốc.

[2] ‘Vạn kiếp kỳ duyên’: Duyên phận khó gặp trong hàng vạn kiếp.

Dịch từ:http://www.zhengjian.org/zj/articles/2005/10/4/34084.html

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x