Hình tượng của quân Mỹ – sức mạnh mềm lợi hại có được từ truyền thông

16/08/12, 09:51 Bí ẩn, Chuyện lạ

Quân đội Mỹ rất chú trọng xây dựng hình tượng “chính nghĩa”, “hùng mạnh”, “giàu tình người” để tăng cường sức mạnh chiến đấu tổng hợp.

Bộ phim “Transformers-3” của điện ảnh Mỹ.

Tờ “Quang Minh” vừa có bài viết của tác giả Lã Chính Thao bàn sâu về cách thức xây dựng hình tượng của Quân đội Mỹ, sau đây là nội dung chính của bài viết này: 

Quân Mỹ là một quân đội như thế nào?

Đối với đa số người chưa tiếp xúc với Quân đội Mỹ, thông qua điện ảnh, truyền hình, báo chí, mạng internet, chúng ta được biết tới Quân đội Mỹ có tinh thần và tình người đẹp, tướng lĩnh cấp cao Mỹ có tố chất chuyên nghiệp và tinh thần hài hước. 

Những người từng xem trang mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ thì sẽ cảm thấy, đây là một trang thông tin quốc phòng chính thức cởi mở, tự tin nhất, minh bạch nhất.

Nhưng, đằng sau tất cả những hình tượng quân sự này đều có sự hỗ trợ từ sự vận hành mang tính cơ chế hoá, hệ thống hoá của quân Mỹ. Xây dựng hình tượng quân đội “chính nghĩa”, “hùng mạnh”, “giàu tình người” trong công chúng toàn cầu là một bộ phận quan trọng của chiến lược quốc phòng tổng thể của Mỹ, đặc biệt là trong thời đại toàn cầu hoá thông tin, quân Mỹ càng lấy hình tượng quân sự tích cực làm điểm tăng trưởng quan trọng cho sức mạnh chiến đấu tổng hợp của họ.

Hình tượng chính là sức mạnh

Sức mạnh mềm là nền tảng lý luận quan trọng xây dựng hình tượng quân sự của quân Mỹ. Cựu Tổng thống Mỹ Theodore Roosevelt từng nói rằng: “Tay cầm cây gậy lớn nói chuyện ôn hoà/mềm mỏng, bạn mới có thể đi được xa hơn”. 

Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhận định về sức mạnh mềm của Joseph S. Nye càng phổ biến toàn cầu, quan điểm cốt lõi của nó chính là, thông qua sức mạnh có tính hấp dẫn như quan niệm giá trị, hình tượng tích cực để tác động tới tâm hồn của công chúng mục tiêu, càng có lợi cho việc đạt được mục tiêu chiến lược so với sử dụng sức mạnh mang tính cưỡng chế như thủ đoạn kinh tế và quân sự.

 

Máy bay trang bị vũ khí laser Mỹ.

Quân Mỹ cho rằng, đơn thuần dựa vào ưu thế quân sự và chính nghĩa của hành động hoàn toàn không thể bảo đảm tối đa hoá hiệu quả và lợi ích của việc đạt được mục tiêu chiến lược, quân đội còn phải giỏi sử dụng “sức mạnh mềm”, phải thông qua nhiều phương thức như tạo dựng của truyền thông, khơi thông mối quan hệ giữa con người với con người… để xây dựng hình tượng chính nghĩa lâu dài cho quân Mỹ, vì vậy “hình tượng chính là sức mạnh”.

Một mặt, thông qua thể hiện sự hùng mạnh của quân Mỹ, có thể tạo nên sự răn đe chiến lược cho đối thủ, từ đó thu được hiệu quả “phòng ngự mang tính ngăn chặn”; mặt khác, thông qua thể hiện tính chính nghĩa và tính thân mật, có thể nhận được sự đồng cảm tâm lý của công chúng mục tiêu đối với quân Mỹ, tăng lên gấp bội hiệu quả quân sự, đồng thời có thể phục vụ ở tầng sâu hơn cho chiến lược quốc gia.

Tháng 2/2010, Bộ Quốc phòng Mỹ đã đệ trình lên Uỷ ban Quốc phòng của Quốc hội Mỹ một bản báo cáo về việc quân Mỹ triển khai tuyên truyền chiến lược ở nước ngoài. Báo cáo này đã liệt kê ra 4 sứ mệnh lớn trong tuyên truyền chiến lược của quân Mỹ, trong đó nhấn mạnh phải xây dựng hình tượng tích cực của Mỹ và quân Mỹ ở nước ngoài, nâng cao độ tin cậy và tính hợp pháp.

Quân Mỹ còn thiết lập một cơ quan sự vụ công cộng riêng phụ trách xây dựng hình tượng quân sự. Trong biên chế, Bộ Quốc phòng Mỹ có một Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng chuyên phụ trách sự vụ công cộng và thiết lập Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng. Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng này cũng là người phát ngôn thông tin cao nhất của Bộ Quốc phòng, phụ trách nắm dư luận đối ngoại của quân Mỹ. 

Dưới văn phòng này có Cục Quan hệ cộng đồng/công chúng, Cục Thông tin Quốc phòng, Cục Kế hoạch và Cục Thông tin Quân đội Mỹ, lần lượt tiến hành thiết kế tổng thể và phát triển toàn diện đối với hình tượng quân Mỹ trên ba cấp độ – quan hệ nội bộ quân Mỹ, quan hệ công chúng và quan hệ truyền thông.

 

Lính thủy đánh bộ (Thủy quân đánh bộ) Mỹ.

Các quân chủng và Bộ Tư lệnh liên hợp cùng lực lượng trực thuộc của quân Mỹ cũng đều thiết lập cơ quan sự vụ công cộng đối ứng. 

Đặc biệt, năm 2011, quân Mỹ xây dựng mới Cục Truyền thông Quốc phòng, phụ trách tiến hành quản lý và điều hành đối với tất cả các nguồn lực truyền thông trong nội bộ quân Mỹ, tiến hành phối hợp và quy hoạch tốt hơn đối với các phương tiện truyền thông trong quân đội, phát huy hiệu quả cao nhất khả năng xây dựng hình tượng tốt đẹp.

Khi xây dựng hình tượng quân sự, cơ quan sự vụ công cộng quân Mỹ phân ra công chúng Mỹ và công chúng quốc tế. Hiện nay, quyền lực và tầm quan trọng của cơ quan này trong việc xây dựng hình tượng quân Mỹ trong công chúng quốc tế đang tăng lên, hơn nữa do hiệu ứng lan toả thông tin ra bên ngoài trong thời đại toàn cầu hoá, giới hạn của sự phân chia này cũng ngày càng có xu thế mơ hồ.

Xây dựng ba chiều

Việc xây dựng hình tượng của quân Mỹ tuyệt đối không dừng lại ở khẩu hiệu, mà là giỏi sử dụng kết hợp các nguồn lực và cơ hội, sử dụng phương pháp toàn diện, đa chiều để tổng hợp xây dựng, cụ thể, cơ bản có một số phương diện dưới đây:

Thứ nhất, giỏi sử dụng rất nhiều phương tiện truyền thông. “Điều lệnh hành động sự vụ công cộng liên hợp” quân Mỹ chỉ ra, truyền thông ảnh hưởng đến sự đánh giá của dư luận nước đồng minh và quốc tế đối với Mỹ và quân Mỹ, trực tiếp ảnh hưởng đến sự thành bại của liên minh quân sự giữa Mỹ và đồng minh, mức cao thấp về chi phí chiến tranh. 

Đồng thời, khả năng tuyên truyền quốc tế của truyền thông Mỹ cũng đã tạo cơ hội quan trọng cho quân Mỹ tuyên truyền hình tượng tốt đẹp ra thế giới.

 

Máy bay không người lái Mỹ thử nghiệm tiếp dầu trên không.

Quân Mỹ vốn có một đội ngũ truyền thông khổng lồ, dưới Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách sự vụ công cộng có hơn 300 đài phát thanh, truyền hình, hơn 1.850 tờ báo, tạp chí, các quân chủng và Bộ Tư lệnh liên hợp cũng đều có trang mạng công khai, đây đều là những phương tiện để quân Mỹ xây dựng hình tượng trước công chúng trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, điều đáng khen là trang mạng Bộ Quốc phòng Mỹ có thông tin phong phú, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thông tin: vừa tập trung đăng tải những thông tin về các hoạt động ở nước ngoài được cộng đồng quốc tế có thiện cảm và thừa nhận như quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ giữ gìn hoà bình quốc tế, cứu trợ nhân đạo; vừa có những thông tin mang tính răn đe dùng để nhấn mạnh đến vũ khí trang bị tiên tiến đầy uy lực, kế hoạch tác chiến của quân Mỹ…

Trên phương diện truyền thông mang tính xã hội, quân Mỹ thường sẽ sử dụng những thông tin quân sự có đặc điểm mang tính độc quyền của chủ thể, thông qua chế độ công bố thông tin kiện toàn, vừa thể hiện sự minh bạch và tự tin, vừa nắm vững chương trình của các phương tiện truyền thông, dẫn dắt truyền thông có thể mô tả hình tượng của quân Mỹ theo sự sắp đặt trước. 

Người phát ngôn thông tin của quân Mỹ là người phát ngôn hình tượng trực tiếp nhất của quân Mỹ, phần lớn là những người được chọn lựa kỹ lưỡng và được đào tạo tốt, họ thường có khả năng chinh phục truyền thông bằng tố chất nghiệp vụ tốt.

Tờ “Thời đại” Mỹ ca ngợi sự mô tả của người phát ngôn thông tin quân Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh, cho rằng: “Tính chuyên nghiệp đáng kinh ngạc đã được thể hiện… Chẳng hạn, những tố chất tốt của sĩ quan cấp cao thể hiện trên truyền hình, đó là thông minh, thẳng thắn, tao nhã, họ thể hiện một phong cách đặc biệt của thế hệ lãnh đạo cấp cao quân đội mới. 

Họ không chỉ có tính chuyên nghiệp về nắm chắc toàn cục, mà còn có tài năng và trí tuệ trên các phương diện chính trị và xử thế, sự linh hoạt trong quan hệ công chúng càng không cần phải nói”.

 

Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60 của quân Mỹ phóng mồi hồng ngoại gây nhiễu.

Quân Mỹ còn đặc biệt coi trọng xây dựng lực lượng dẫn dắt dư luận (thủ lĩnh), thông qua những lãnh đạo này cung cấp thông tin “uy tín” cho công chúng toàn cầu, định nghĩa hình tượng của quân Mỹ. Có nghiên cứu cho rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thu nạp không ít tướng lĩnh nghỉ hưu cấp cao và chuyên gia học thuật quân sự, hoạt động tích cực trên các phương tiện truyền thông quan trọng, tích cực tạo dư luận có lợi cho quân Mỹ và xây dựng hình tượng tốt đẹp cho quân đội.

Quân Mỹ thường trước hết dùng các phương thức xây dựng tên tuổi cho những “chuyên gia” này, nâng cao độ tin tưởng của công chúng đối với quan điểm của “chuyên gia”, sau đó bỏ số tiền lớn hỗ trợ cho họ xây dựng đường lối của truyền thông. 

Năm 2008, tờ “Thời báo New York” từng tiết lộ nội tình Lầu Năm Góc lấy lòng bình luận viên truyền hình. Những thông tin này tiết lộ, để tạo dư luận có lợi cho quân đội, Lầu Năm Góc từng đền đáp bằng cách tiết lộ thông tin nội bộ, tiếp xúc với cấp cao quân đội, gợi ý cho một số nhà phân tích quân sự nói thay quân đội khi làm bình luận viên trên truyền hình.

Cuối năm 2006, quân Mỹ tuyên bố thành lập “lực lượng tác chiến truyền thông”. Lực lượng này chủ yếu chiến đấu quyết liệt trên mạng internet, nhưng khác với “lực lượng tác chiến mạng”, họ hoàn toàn không thực hiện nhiệm vụ tin tặc (hacker), mà dốc sức cho công bố thông tin trên mạng để xây dựng hình tượng tốt đẹp cho các hành động quân sự của Mỹ, đồng thời giám sát các thông tin truyền thông của các nước chủ yếu trên thế giới, tiến hành đáp trả có hiệu quả đối với những dư luận gây bất lợi cho quân Mỹ, kiểm soát hiệu ứng tiêu cực lan tràn.

Thứ hai, xâm nhập lĩnh vực giải trí. Khác với báo chí đưa tin, các hình thức giải trí như điện ảnh, trò chơi điện tử có thể dùng phương thức được công chúng thích nghe ngóng càng ảnh hưởng đến quan niệm của công chúng mà không để lại dấu vết gì.

 

Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C Orion của Quân đội Mỹ.

Từ lâu, kinh đô điện ảnh Hollywood và Lầu Năm Góc đã có sự liên hệ hết sức chặt chẽ. Khi mọi người nói chuyện say sưa về hình tượng của quân Mỹ trong các bộ phim lớn kinh điển của Hollywood, lại có thể hoàn toàn không biết, những bộ phim về đề tài quân Mỹ dễ đi vào lòng người này phần lớn đều là “phim tuyên truyền hình tượng” được Hollywood và Lầu Năm Góc cùng xây dựng.

Dưới Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách sự vụ công cộng biên chế riêng một trợ lý đặc biệt về truyền thông giải trí, phụ trách cụ thể phối hợp các vấn đề có liên quan giữa quân đội và các cơ quan điện ảnh-truyền hình quay phim, tổ chức chương trình ti vi, làm phim phóng sự, ghi đĩa âm nhạc, quảng cáo thương mại, trò chơi CD và các sản phẩm nghe nhìn khác. 

Ngoài ra, các quân chủng của quân Mỹ cũng đều thiết lập văn phòng riêng ở Los Angeles, kinh đô Hollywood để xử lý các vấn đề hỗ trợ quay chụp.

Lầu Năm Góc và Hollywood thông qua mô hình cùng thắng để đạt được nhu cầu riêng của mỗi bên, cùng có lợi. Một mặt, quân Mỹ dựa vào Hollywood có thể tác động “ma lực hình ảnh” đến toàn cầu, dùng phương thức kiểu cốt chuyện để truyền bá thông tin tốt đẹp của quân Mỹ đến với thế giới, phục vụ cho chiến lược hình tượng của quân Mỹ; mặt khác, phim điện ảnh đề tài quân sự và chiến tranh một “chiếc bánh thơm” của Hollywood, Hollywood muốn quân Mỹ cung cấp số lượng lớn và có tính chất độc quyền về vũ khí trang bị, thao trường và cố vấn quân sự chuyên nghiệp.

Lầu Năm Góc sẽ đề xuất với Hollywood tiến hành xét duyệt chặt chẽ kịch bản phim, đưa ra ý kiến sửa đổi theo hình tượng quân Mỹ mà họ muốn thể hiện, cắt bỏ những phần không có lợi cho hình tượng của quân Mỹ, nếu bên làm phim làm việc không tuân thủ ý kiến của quân Mỹ, thì không được sự hỗ trợ của quân Mỹ. Trợ lý đặc biệt truyền thông giải trí của Bộ Quốc phòng Mỹ Phillip Stroop từng chỉ rõ: “Tất cả những bộ phim miêu tả quân đội một cách tiêu cực đều không thể thực hiện đối với chúng tôi”.

 

Tàu sân bay John C Stennis (CVN 74) của Hải quân Mỹ.

Trong bộ phim “Transformers 2”, hình tượng “quân Mỹ mãi mãi đứng ở tuyến đầu bảo vệ thế giới” rất tưng bừng. Đối với vấn đề này, Lầu Năm Góc đã cung cấp cho đoàn làm phim bãi thử tên lửa ở New Mexico và 2 máy bay chiến đấu A-10, 6 máy bay chiến đấu F-16, 10 xe dã chiến bọc thép, 2 xe tăng M1A2, thậm chí gồm cả tàu sân bay John Stennis. Sự hỗ trợ vô tư của Lầu Năm Góc cho đoàn làm phim thậm chí có thể ứng phó với một cuộc chiến tranh quy mô nhỏ.

Trò chơi quân sự là một thứ không thể thiếu trong hộp công cụ xây dựng hình tượng của quân Mỹ. Các trò chơi điện tử thịnh hành toàn cầu như “Lực lượng vùng châu thổ”, “Hành động tia chớp”, “Lục quân Mỹ” thu hút rất lớn thanh niên. 

Những trò chơi chiến tranh lấy quân Mỹ làm nhân vật chính này đã làm cho các quan niệm về “tính chính nghĩa” của các hành động quân sự, tinh thần tập thể và sức mạnh to lớn của quân Mỹ thẩm thấu bí mật vào những người chơi, lặng lẽ tạo được sự đồng cảm của người chơi đối với quân Mỹ.

Trang mạng chính thức của trò chơi “Lục quân Mỹ” nói thẳng với những người chơi rằng: “Chúng tôi muốn để cho thế giới biết sự hùng mạnh của quân Mỹ”. Học giả Mỹ cũng chỉ ra, “Lục quân Mỹ” đã tuyên truyền đặc điểm tinh thần của Lục quân Mỹ và qua đó tuyên truyền tính hợp lý và tính hợp pháp của chính sách ngoại giao Mỹ.

Thứ ba, dự vào ngoại giao quân sự. Ngoại giao quân sự theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các hoạt động quân sự liên quan tới nước ngoài như gặp gỡ giữa các nhà lãnh đạo quân sự, đoàn quân sự thăm, viện trợ quân sự… Quân Mỹ đều coi mỗi lần giao lưu quân sự đối ngoại là một cơ hội để thể hiện hình tượng tốt đẹp.

 

Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Perry từng chỉ ra, hoạt động giao lưu quân sự có thể thông qua phát triển mối liên hệ giữa các nhân viên quân sự, đồng thời lấy lập trường, quan điểm của Mỹ tác động đến quan điểm của sĩ quan quân đội nước ngoài, từ đó thu được hiệu quả “phòng ngự mang tính dự phòng/ngăn ngừa”. 

Có người thậm chí cho rằng, vai trò ảnh hưởng của chỉ huy quân Mỹ tại 5 khu vực chiến lược lớn trên toàn cầu của quân Mỹ còn lớn hơn Đại sứ Mỹ tại các nước có liên quan, ở mức độ rất lớn, vai trò ảnh hưởng này phụ thuộc vào hình tượng tích cực, tin cậy của quân Mỹ được xây dựng trong giao lưu quân sự ở nước đó.

Trong các hội nghị an ninh quốc tế, sĩ quan cấp cao quân Mỹ cũng đều cố gắng đảm nhiệm vai trò một người phát ngôn, xây dựng và truyền đi hình tượng tích cực của quân Mỹ. 

Chẳng hạn, tại Hội nghị An ninh Hàng hải Quốc tế năm 2009, khi đại biểu quân sự các nước còn đang tuyên đọc mang tính chính quy các văn kiện chính thức “có tính buồn tẻ”, tiến hành đối thoại một cách cứng nhắc, Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ khi đó là Willard lại bất ngờ dùng nhiều hình ảnh truyền thông và lời giải thích hài hước giải thích về lý do Hải quân Mỹ là một lực lượng chính nghĩa, sự thể hiện xuất sắc của ông đã giành được sự tán thưởng của các quan chức tham dự hội nghị và các phương tiện truyền thông.

Giữ gìn hoà bình quốc tế và cứu trợ nhân đạo cũng được quân Mỹ xem là cơ hội tuyệt vời để giành được sự đồng cảm của người dân địa phương và cộng đồng quốc tế, đồng thời gieo xuống “hạt giống thiện chí”. Trong trận sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ nhanh chóng có phản ứng, đã cử rất nhiều lực lượng tới khu vực bị sóng thần tấn công, cung cấp viện trợ khẩn cấp quy mô lớn.

 

Tàu tấn công đổ bộ USS Essex của Hải quân Mỹ.

Học giả Mỹ từng lấy Bộ Tư lệnh Phương Nam làm ví dụ, cho rằng “Bộ Tư lệnh Phương Nam thực hiện nhiệm vụ y tế liên quan ở Nam Mỹ, giúp đỡ những trẻ em nghèo, tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ em và ngăn chặn lan tràn bệnh tật. Những hành động này của Bộ Tư lệnh Phương Nam chắc chắn đã nâng cao hình tượng của Mỹ và quân Mỹ phụ trách khu vực này trong lòng người dân địa phương”.

“Công trình hình tượng” gặp nhiều khó khăn

Nhờ có sự xây dựng tổng hợp, nhiều chiều, việc xây dựng hình tượng của quân Mỹ đã thu được lợi ích đáng kể. Một cuộc điều tra năm 2010 của Mỹ cho thấy, đối với người dân Mỹ, trong các tổ chức và đoàn thể xây dựng, người Mỹ đã dành sự tín nhiệm cao nhất cho quân đội, có 76% người Mỹ cho biết có ấn tượng tích cực hoặc có lòng tin đối với quân đội.

Đố với công chúng quốc tế, quân Mỹ hùng mạnh và chuyên nghiệp đã đi vào lòng người, đa số người dân Mỹ đều cho rằng quân Mỹ là một trong những quân đội có sức chiến đấu nhất trên thế giới. Những danh từ như “Lính thủy đánh bộ”, “trường quân sự West Point” cũng có hiệu ứng thương hiệu to lớn trên phạm vi thế giới.

Tuy nhiên, do mâu thuẫn mang tính kết cấu giữa xây dựng ở bên ngoài và hạt nhân giá trị, “công trình hình tượng” của quân Mỹ luôn khó đột phá được giới hạn của họ.

 

Tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ.

Trước hết, chiến lược quân sự của quân Mỹ có tính hướng ngoại và tính bành trướng, điều này đã quyết định bản chất của nó vẫn là “cây gậy lớn” bảo vệ lợi ích quốc gia của Mỹ và củng cố địa vị bá quyền toàn cầu của Mỹ, việc xây dựng hình tượng quân sự chẳng qua là một sách lược thực dụng để cây gậy lớn này được sử dụng thuận lợi hơn mà thôi. Do đó, “bộ mặt” và “bên trong” của quân Mỹ khó có được sự thống nhất.

Thứ hai, Mỹ luôn coi mình là người đi đầu phát triển văn minh của thế giới, tự coi mình là người cứu giúp, thiếu hiểu biết và tôn trọng đối với văn minh ngoài phương Tây. Sự kiêu ngạo và gien văn hóa bá đạo này đã có ảnh hưởng quan trọng đối với phương thức hành vi của quân Mỹ.

Năm 2003, truyền thông đã để lộ ra sự kiện ngược đãi tù nhân quy mô lớn của quân Mỹ ở Iraq, hơn nữa hành vi “rất đê hèn và không nhân đạo”. Còn năm 2011, một bản báo cáo điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết, quân Mỹ đã ngược đãi tù nhân “vô cùng thê thảm”, có “tính hệ thống” ở Afghanistan. 

Năm 2012, tại Afghanistan, sự kiện quân Mỹ đốt và sỉ nhục “kinh Coran” đã gây ra sự phẫn nộ và phản đối của tín đồ đạo Hồi trên toàn cầu. Những sự kiện này làm cho hình tượng của quân Mỹ lan truyền theo hướng “gian ác”, chúng đã phản ánh “gien” văn hóa của Mỹ, cũng đã khiến cho hiệu quả của “công trình hình tượng” quân Mỹ bị suy giảm đáng kể.

 

Hải quân ba nước Mỹ-Nhật-Hàn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên biển Hoa Đông.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ “theo báo Giáo Dục Việt Nam” hoặc “theo Giaoduc.net.vn”. Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục… của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! 

Việt Dũng (nguồn báo Quang Minh)  

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x