Câu Chuyện Thứ 14: Những Câu Chuyện Thần Thoại (Phần 2)
(tiếp theo)
Chỉ có người thường là tùy tiện cầm thiên thư
Có một ngày Hàm Hàm nói với tôi: “Mẹ ơi, mẹ có biết vì sao mẹ bị cận thị không? Đó là bởi vì lúc học Pháp ở trên thiên thượng, mẹ luôn luôn nằm để đọc, cho nên mới bị cận thị. Vậy nên bây giờ học Pháp không nên mang mắt kính, bởi vì đó là tiêu nghiệp.” Hàm Hàm còn nói, cháu thường quay về nhà ở thiên thượng, lúc quay lại việc đầu tiên là phải thuộc lòng <Hồng Ngâm> và <Luận Ngữ>, câu cuối cùng của <Luận Ngữ> so với ở nhân gian là không giống nhau.
Tối hôm ấy, lúc Hàm Hàm đưa sách Đại Pháp cho tôi, cháu đã đặc biệt làm mẫu tư thế mà người trên thiên thượng cầm sách Đại Pháp cho tôi, đại khái là có 3 cách, đều là cung cung kính kính cầm bằng hai tay. Khiết Khiết đặc biệt nói: Tư thế cầm sách của Sư Phụ là như thế này (cháu bắt chước theo tư thế của cột trụ công [1], đưa mặt trước của cuốn sách ra phía trước) cháu nói, người ở thiên thượng đều cầm sách bằng hai tay, hơn nữa tư thế tốt nhất là đưa mặt sách ra phía trước. Chỉ có người thường mới tùy tiện cầm sách Đại Pháp.
Sư Phụ là quốc vương lớn nhất ở thiên thượng
Vào một ngày Khiết Khiết muốn tìm Sư Phụ để chơi đùa, liền nhắm mắt lại, đã đến trước một cung điện hùng vĩ, cánh cổng lớn màu đỏ, có đông đảo thiên binh thiên tướng sắp hàng rất chỉnh tề, nhìn thấy cháu, họ lớn tiếng hỏi: “Làm thế nào ngươi lên được đây? Sao lại đi lung tung ở nơi này? Người thường không được đến đây.” Khiết Khiết nghĩ thầm: mình là tiểu đệ tử Chính Pháp, đến tìm Sư Phụ đâu có sai. Vì vậy cháu nói cháu đến để tìm Sư Phụ. “Sư Phụ ngươi là ai?” Khiết Khiết trả lời: “Lý Hồng Chí“, “Ngài là quốc vương lớn nhất của chúng tôi, làm sao ngươi có thể gọi tên Ngài như thế? Nơi này không phải là nơi ngươi có thể đến, đi mau!” Khiết Khiết ngang bướng bay thẳng vào, cháu nghĩ Sư Phụ sẽ tức giận, thế nhưng Ngài chỉ nói một câu: con thật là bướng bỉnh.
Cảnh ngộ khác nhau của 3 vị tiểu đồng tử
Khiết Khiết tinh nghịch thường khiến cho tôi phải lo lắng, nhưng cháu rất lương thiện, có trách nhiệm, bản tính đôn hậu trước đây của tôi thường làm cho tôi hay xúc động, ham chơi mà rước họa cũng là một trong những nguyên nhân mà cháu hạ xuống, còn có một “sứ mệnh” rất quan trọng là cứu giúp cha mẹ của cháu trên thiên thượng, cha của cháu bị kẻ khác hãm hại mà làm việc xấu, bị tước quả vị đả nhập vào địa ngục, Sư Phụ muốn cháu tu luyện cho thật tốt mới có thể cứu được cha mẹ, tình hình của Viên Viên cũng tương tự như thế, nguyên thần của cha mẹ cháu đều không ở thiên thượng. So ra thì Hàm Hàm hạnh phúc hơn, có một người chị trong “dòng họ” của cháu đã tham gia công tác bức hại học viên nên cũng bị đả nhập vào địa ngục, nhưng vì thành tâm hối cải, nên cũng từ từ tu lên được, Hàm Hàm còn từng mang kẹo đến địa ngục để khích lệ chị của mình.
Khiết Khiết mới tranh cãi với em gái xong, thì lập tức cười nói: “Thân thể ở thiên thượng thì không có đau nhức, không có mệt mỏi, không cần phải đi bộ, đều là bay cả, chơi thế nào cũng không mệt, đến Tam giới thì không được nữa, chơi một chút thì lại quên mất cái thân thể này sẽ đau nhức, nên lại ầm ĩ lên..Tầng thứ khác nhau thì có trạng thái khác nhau, tuổi tác khác nhau, giới tính có khi cũng không giống nhau.”
Sư Phụ tại các tầng thứ khác nhau, thế giới khác nhau an bài những chiếc giường khác nhau. Viên Viên ngủ ở chiếc giường được Sư Phụ làm bằng mây, Khiết Khiết thì dùng hoa sen để làm giường, Hàm hàm thì dùng bảo thạch để làm giường, rất chi êm ái, khăn trải giường và chăn mền đều là bảo thạch, rất là mềm mại.
Nguyệt lượng bảo hộp
Hôm nay ngày 2 tháng 5, khi Hàm Hàm tan học trở về thì thái độ khác thường, rầu rĩ không vui, cháu nói: “Con nhớ mẹ, mấy ngày nay mẹ không đến thăm con.” Đến nửa đêm, cháu khóc lóc đến tìm tôi: “Con nhớ mẹ, từ trước đến nay mẹ chưa có như vậy, mẹ cũng không có nhà trên thiên thượng. Mẹ bận rộn giúp đỡ cha rồi.”
Hàm Hàm nói: “Con nhớ mẹ quá.” Lúc đó, Hàm Hàm khóc lên nức nở, nằm trong ngực tôi. Tôi lập tức nhắc nhở cháu: “Không phải con nói lúc con sốt ruột, sợ hãi thì sẽ không nhìn thấy Sư Phụ , cũng không nhìn thấy rõ được mẹ sao? Nói không chừng họ đang đứng bên cạnh của con đó.” Chớp mắt, cháu ngẩng đầu lên, nhìn ra ánh trăng ngoài cửa sổ, chỉ vào ánh trăng: “Đây là vầng trăng ư, ánh trăng đã hút vòng cổ bảo thạch của con rồi.”
Vòng cổ bảo thạch này vẫn thường đeo trên cổ của Hàm Hàm – đương nhiên không phải là tồn tại trong hình thức của không gian này. Khiết Khiết, Viên Viên cũng đều nhìn thấy cái vòng cổ bảo thạch thần kỳ này, các cháu nói cái vòng cổ bảo thạch này mỗi ngày đều thay đổi màu sắc, đây là bảo vật duy nhất ở thế giới thiên quốc thuộc sở hữu của Hàm Hàm. Hàm Hàm còn giải thích, bảo thạch này sẽ phát ra ánh sáng, bên trong là một thế giới, một tinh cầu mà không có người ngoài hành tinh tồn tại – người ngoài hành tinh là những kẻ phá hoại Đại Pháp. Bên ngoài không gian tồn tại rất nhiều dĩa Pháp Luân, người ngoài hành tinh là không nên tồn tại.
Hàm Hàm chỉ vào ánh trăng nói: “A! Bảo hộp ở thiên thượng của con đã được chuyển đến đây!” Chỉ thấy bàn tay của Hàm Hàm hướng về ngưỡng cửa sổ. Cháu nói: “Tay con phải đến gần ánh trăng, mới có thể chạm vào bảo hộp.” Tôi chỉ thấy cháu ra dấu bàn tay trong không trung, bảo hộp đã mở ra, cháu nói: “Woa, bên trong có rất nhiều kho báu đồ chơi của con! Còn có cái núm ngậm nữa!” Đang nói đang nói, cháu bắt đầu ngậm vào. Tôi tựa vào ánh trăng [hắt xuống], nhìn thấy cái miệng nhỏ của cháu trề môi, không nhịn nổi tôi cười lớn, hỏi cháu: “Lúc còn bé con cũng hay như vậy đó. Con đang ngậm cái núm ở thiên thượng phải không?” Cháu vui vẻ nói: “Đúng ạ!” Cứ thế, chúng tôi cùng nhau cười vui, phá vỡ bầu không khí buồn thương khi nãy. Cháu hớn hở vui chơi với các món đồ chơi. Đương nhiên, tôi thì không nhìn thấy vật gì. Tiếp đó, cháu quay sang hướng của ánh trăng mà chào hỏi: “Sư Phụ và mẹ đã đến rồi.” Sư Phụ ở trên không trung đùa giỡn với Hàm Hàm, người mẹ ở thiên thượng cũng mang theo một nồi đồ ăn cho Hàm Hàm. Cứ như thế, đêm ấy Hàm Hàm rất vừa lòng thỏa ý.
Chú thích của người dịch:
[1] tư thế của cột trụ công: “柱状神通的姿势” (trụ trạng thần thông đích tư thế), diễn nghĩa: tư thế của thần thông có dạng hình trụ.