Câu Chuyện Thứ 14: Những Câu Chuyện Thần Thoại (Phần 1)
Những câu chuyện thần thoại
Tác giả: Tiểu Đồng Tử
Hơn mười ngày trước, nhớ lại Hàm Hàm – cháu đang ở tuổi mẫu giáo vẫn học ở nhà trẻ – bỗng nhiên nói với tôi – là người mẹ hơn 5 năm của cháu: “Con nhớ ‘mẹ của con’ (mẹ ở thiên thượng), mỗi đêm mẹ đều cho kẹo con ăn!” Tôi trở nên sửng sốt [trong lòng] nghi hoặc, lúc thì không muốn từ bỏ, lúc thì ngờ vực, tâm tình tràn đầy sự phức tạp của lòng cảm ân, liên tục lắng nghe câu chuyện dài của cháu, hơn nữa còn có “bằng chứng” cùng với “thuyết minh” từ hai người chị sinh đôi đang học lớp hai là Khiết Khiết và Viên Viên, căn bản là tôi không kịp để chuyển tải hết, tư tưởng và dung lượng [trí nhớ] của tôi chỉ có thể ghi nhớ những điều vụn vặt, sau khi lắng nghe lời kể hồn nhiên không mang theo quan niệm của người thường của các cháu, trong tâm tôi chỉ còn một niệm: A! [Những lời] Sư Phụ nói đều là chân thật rõ ràng!
[Sư Phụ] đã theo sát từ trong bụng mẹ
Hàm Hàm nói: “Trước đây con không biết đó là Sư Phụ, mãi đến khi mẹ treo hình ảnh của Sư Phụ lên, con mới biết được người luôn chơi đùa với con lại chính là Sư Phụ“; “Trước đây con không biết người mẹ trên thiên thượng của con là ai, sau khi Phát chính niệm, con mới biết được, dần dần nhớ lại được những sự việc ở thiên thượng.”
Vốn dĩ lúc Hàm Hàm còn trong bụng của tôi, Sư Phụ đã thường chơi với cháu rất nhiều trò chơi, thường chơi nhất đó là cái dĩa Pháp Luân, cháu nói ngay ở trong bụng của tôi đã vẽ ra một con đường quay trở về bằng cái dĩa, điều này tương ứng với lúc tôi nhận thấy thai động, cháu còn cười hỏi tôi: “Lúc ấy bụng mẹ có ngứa không?” Điều này cũng giải thích bí ẩn của thai động mà tôi mê muội lâu nay – thì ra vị trí mà thai nhi có thể quay về đều đặn được vẽ trên bề mặt của bụng, mà lại có thể bay quanh trọn vẹn trong cái không gian nho nhỏ mà toàn thân vẫn giữ bất động? [1]
Hàm Hàm nói, kỳ thực rất nhiều đệ tử Đại Pháp đi hồng Pháp trước đây, từ trong bụng mẹ, Sư Phụ đã theo sát rồi.
“Từ trong bụng mẹ đã giúp cho các đệ tử đi học, cho họ những đồ chơi thích hợp, có khi là vẽ tranh, có khi là thủ công, có khi là nhạc khí, có khi là vận động, khiêu vũ, ở thiên thượng quan sát xem họ thích hợp cái gì, thì cấp cho họ đồ chơi như thế, cho họ học lớp học phù hợp.“
Rơi vào nhân duyên của nhân gian thì đều không giống nhau
Có khi là do Sư Phụ bảo hạ xuống, có khi là vì phạm phải các điều sai trái mà rớt xuống, có khi là bị ma quỷ hãm hại mà rớt xuống, có khi là qua bàn bạc của chúng Thần mà đề cử hạ xuống;
Như Khiết Khiết chỉ nhớ được đã cùng thệ ước với Sư Phụ muốn trợ Sư chính Pháp, sau khi luân hồi mấy đời trong Tam giới thì kí ức đã không còn nữa, còn Viên Viên chính là “hàng xóm” của Khiết Khiết (thực ra là 2 thế giới thiên quốc cạnh nhau), cùng là tiểu đồng tử khoảng chừng 11, 12 tuổi, nên thường luôn chơi đùa với nhau, và đã hẹn ước cùng đến nhân gian, trở thành một cặp chị em song sinh. Còn Hàm Hàm là một tiểu đồng tử 3 tuổi, bởi vì thời điểm đã đến, các chúng Thần trong thế giới thiên quốc của cháu đã bàn bạc và quyết định để cho cháu hạ xuống, do sự chênh lệch về tầng thứ, nên những dịp để chơi đùa với Khiết Khiết và Viên Viên là không thể nhiều, ngược lại là có một tiểu đồng tử bằng tuổi luôn luôn theo sau cháu, hiện tại cũng đã cùng hạ xuống, chính là đứa bé sắp chào đời trong bụng tôi! Nghe nói từ khi tôi bắt đầu đắc Pháp (cũng là thời kì đầu tôi mang thai Hàm Hàm), đứa bé đã theo tôi cùng học Pháp Luân Công, “chờ đợi cơ hội”.
Tôi ở thiên thượng là một đại đồng tử lớn tuổi hơn, khoảng chừng 18 tuổi, là người phụ trách công tác chăm sóc các tiểu đồng tử, bởi vì trong lúc chăm sóc, tôi đã bất cẩn làm đổ nước lên tư liệu Pháp Luân Công, và được xem là đã phạm vào một lỗi nhỏ nên đã rớt xuống, chồng của tôi là một tiểu nữ anh vô tội nhưng vì lỡ ăn nhầm bánh kem đã bị đầu độc bằng ma dược nên đã bị ma quỷ kéo xuống từng tầng từng tầng, kéo thẳng đến bên trong địa ngục.
Hàm Hàm nói: “Vị tiểu nữ anh này khi vừa mới sinh ra đã khóc to gọi ‘Con muốn tìm mẹ’, âm thanh rất lớn, mỗi tầng thứ đều có Thần nghe thấy, bản năng từ bi của họ đều muốn ra tay tương cứu, nhưng đều không kịp, chúng tôi mấy người đây, cũng chính là vợ con của bé tại nhân gian, tại thiên thượng lúc ấy cũng có các vị điều khiển ‘máy bay’ khác nhau hạ xuống, với ý đồ cứu giúp…” [2]
Các đặc tính trên thiên thượng thường được bảo lưu trong Tam giới
Bên trong khuôn mặt xinh đẹp của Khiết Khiết là một bản tính tinh nghịch thích mạo hiểm, từ nhỏ cháu đã nhiều lần giở trò nghịch ngợm với cái núm bú sữa rồi, còn dẫn theo em gái mạo hiểm vào trong bụi cỏ, hoàn toàn không nghe lời người lớn cảnh báo [ở đấy] có rắn rít, sâu bọ, chỉ muốn thỏa mãn cái bản tính ham chơi…
“Con là tiểu đồng tử nghịch ngợm nhất ở trên thiên thượng, Sư Phụ bảo con cần phải hạ xuống để trải qua rèn luyện, làm nữ sinh so ra thích hợp hơn” Khiết Khiết còn nói với tôi Viên Viên ở thiên thượng là một nữ sinh nhát gan, lúc muốn huấn luyện sự can đảm, cháu đều trốn trong nhà không chịu ra. Trong 3 chị em, cháu cũng là đứa có chính niệm yếu kém, cho nên Sư Phụ đã an bài một số khảo nghiệm để rèn luyện cho cháu.
Chồng của tôi là mà người đàn ông nổi tiếng là vì gia đình, khi cha mẹ lần lượt qua đời trong các anh chị em, anh ấy là người thương nhớ nhiều nhất, vừa thiện lương vừa rất ghét các điều ác, quá trình đắc Pháp thì trắc trở, sớm đã biết rằng Đại Pháp là tốt, mỗi lúc muốn hạ quyết tâm tu luyện, thì lúc nào cũng bị can nhiễu rất lớn…
(còn tiếp)
Chú thích của người dịch:
[1] Vì tầng thứ sở tại, người dịch không thể cảm nhận trọn vẹn tình huống này, cùng với vốn Hoa ngữ ít ỏi nên tại đây sẽ trích lại nguyên văn câu này mong quý vị nào hiểu rõ có thể góp ý để bản dịch được hoàn chỉnh hơn: 这也解释了让我迷惑很久的胎动迷团–到底是胎儿的哪个部位能来回均匀地画过肚皮表面,而又能在小小的空间里飞绕全场却能全身保持不动呢?
[2] Người dịch cũng không hiểu rõ được hàm ý của câu cuối trong đoạn này (nên chỉ diễn giải nghĩa ở bề mặt): 在当时天上也都各驾着不同的‘飞机’往下冲,企图抢救…