Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

01/08/12, 09:46 Hình ảnh đẹp

Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại đã đóng góp vào nền văn minh nhân loại những tác phẩm lớn trong lĩnh vực điêu khắc và kiến trúc. Phong cách nghệ thuật đặc trưng này đã có sức ảnh hưởng đến nghệ thuật khắn thế giới cho đến tận hôm nay.

Thật đáng tiếc, qua thời gian và những thăng trầm, biến cố, nhiều tác phẩm quý giá đã bị hủy hoại, chỉ một số ít còn tồn tại nguyên vẹn.

Bức tượng Aphrodite de Milos

(Nàng Venus của thành Milo)

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đạiĐiêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Đây được coi là bức tượng đẹp nhất về thân hình phụ nữ. Hiện nay, tượng đang trưng bày trong viện bảo tàng Louvre của Pháp. Nàng Venus của thành Milo là một trong những bức tượng cổ xưa và nổi tiếng nhất của nghệ thuật điêu khắc cổ đại. Các nhà khoa học dự đoán nó được tạc trong khoảng thời gian từ năm 130-100 trước công nguyên. Nữ thần tình ái và sắc đẹp của người Hy Lạp to lớn hơn kích thước thực tế của con người với chiều cao hơn 2m. Cánh tay và chân tượng đã bị mất, tuy vậy, phần còn lại của tượng càng khiến người ta thấy vẻ đẹp của nàng Venus thật huyền bí và khơi gợi sức tưởng tượng về nàng.
 

Bức tượng Winged Victory of Samothrace

(Nàng Samothrace – Nữ thần chiến thắng có cánh)

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Bức điêu khắc này còn được gọi là Nike of Samothrace, được tạc từ một khối đá cẩm thạch từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên, khắc họa vị thần chiến thắng của Hy Lạp. Kể từ năm 1884, bức tượng đã được trưng bày tại viện bảo tàng nghệ thuật lớn nhất thế giới – Louvre và là một trong những bức tượng lừng danh thế giới. Tác phẩm này được chú ý bởi tư thế rất tự nhiên mềm mại với bộ y phục có những đường nét uốn lượn được tạc vô cùng khéo léo và điêu luyện khiến người ta tưởng như nàng Samothrace đang đứng trước biển và tận hưởng ngọn gió mát lành.
 

Laocoon và các con trai

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Bức Laocoon và các con trai hay còn được gọi là bức Gia đình Laocoon được tạc bằng đá cẩm thạch, đang được trưng bày ở viện bảo tàng Vatican, thành phố Rome. Bức tượng được tạc bởi một thợ điêu khắc chính và ba thợ phụ khắc họa một thầy tu của thành Troa có tên là Laocoon cùng hai con trai của ông – Antiphantes và Thymbraeus bị bóp nghẹt bởi con rắn biển của thần biển Neptune.
 

Tượng đồng

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Bức này được cho là khắc họa thần biển Poseidon (hay còn gọi là Neptune) hoặc thần Zeus (thần Dớt – chúa tể tối thượng của các thần). Bức tượng được tạc bằng đồng vào khoảng năm 460 trước công nguyên, giờ được trưng bày ở viện bảo tàng mỹ thuật quốc gia Hy Lạp tại Athens. Bức điêu khắc mang đậm chất cổ điển này được tìm thấy bởi một người dân chài khi thả lưới ở Mũi Artemisium năm 1928. Bức tượng cao hơn 2m.

Diadumenos

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Bức tượng này được cho là tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp Polycitus, được đặt ở viện bảo tàng quốc gia tại Athens. Diadumenos nghĩa là “người đeo vòng nguyệt quế”, đây là một trong những bức tượng nổi tiếng nhất của Polycitus khắc họa hình ảnh hoàn hảo của chàng thanh niên trong tư thế tự nhiên lên nhận vòng nguyệt quế ở thế vận hội Olympic cổ xưa tại Hy Lạp.

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Diadumenos là danh từ để chỉ vận động viên chiến thắng tại thế vận hội, khi đó, để đạt thành tích cao nhất, các vận động viên sẽ hoàn toàn nude, người chiến thắng sẽ được nhận vòng nguyệt quế hoặc được thắt một dải ruy-băng lên đầu. Bức tượng đồng này khắc họa chân dung của một vận động viên chiến thắng. Nó có niên đại từ năm 420 trước công nguyên.

Venus Braschi

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Tượng được tạc bởi nhà điêu khắc nổi tiếng Praxiteles. Đây là một phiên bản khác của nàng Aphrodite – nữ thần tình ái và sắc đẹp. Bức tượng hiện đang được trưng bày ở viện bảo tàng ở Munich.

Bức The Marathon Youth

(Vận động viên chạy đường dài)

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Đây là một tác phẩm khác của Praxiteles. Bức tượng đồng được tạc từ thế kỷ thứ 4 trước công nguyên và trưng bày tại viện bảo tàng quốc gia của Hy Lạp ở Athens.

Thần Hermes

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Vị thần khoa học và hùng biện của người Hy Lạp được tạc nên bởi nhà điêu khắc Pypsippos, trưng bày ở Athens.

Bức Charioteer of Delphi

(Người đánh xe ngựa ở thành Delphi)

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Bức tượng được tạc từ năm 470 trước công nguyên và là một trong những bức quý hiếm giữ được trạng thái hoàn hảo nhất cho tới ngày hôm nay. Người đánh xe ngựa là một phần trong một khối tượng lớn do anh trai của vua Syracuse là Polyzalos đặt tặng cho đền thờ Apollo ở thành Delphi. Bức tượng đồng được tạc từ thời kỳ đầu của nền nghệ thuật cổ điển với phong cách đặc trưng là đôi mắt thủy tinh được ghép vào khuôn mặt tượng.

Bức Zeus và Ganymede

Điêu khắc ấn tượng của người Hy Lạp cổ đại

Bức tượng đất nung khắc họa thần Dớt và anh hùng Ganymede được tìm thấy ở thành phố Olympia cổ xưa, nay là thành phố Ellis. Tượng được tạc năm 470 trước công nguyên.

Tượng điêu khắc của người Hy Lạp thường tập trung vào nét đẹp hình thể của con người. Những tác phẩm ở trên đều cho thấy khát khao vươn tới cái hoàn hảo toàn mĩ của nghệ sĩ và con người Hy Lạp đương thời. Mọi chi tiết trong tác phẩm đều được chú ý mài dũa để tạo ra những đường cong tự nhiên nhất. 

Hồ Bích Ngọc / Theo Quazes

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Người cá đang sống ở đâu?

Ad will display in 09 seconds

Không gian khác có thật sự tồn tại

Ad will display in 09 seconds

Vì nó là bạn cháu!

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

Ad will display in 09 seconds

3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

Ad will display in 09 seconds

3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Người cá đang sống ở đâu?

    Người cá đang sống ở đâu?

  • Không gian khác có thật sự tồn tại

    Không gian khác có thật sự tồn tại

  • Vì nó là bạn cháu!

    Vì nó là bạn cháu!

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

    Chuyện cổ Phật gia: Ai tỉnh, ai say?

  • 3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

    3000 phồn hoa trong nháy mắt - Trăm năm mây khói cũng như không

  • 3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

    3 cái hố dẫn xuống địa ngục và câu chuyện báo ứng kinh hoàng

x