Những trò ‘ném tiền qua cửa sổ’ của Công tử Bạc Liêu

21/07/12, 15:36 Tin Tổng Hợp

– Công tử Bạc Liêu (tức Trần Trinh Huy hay cậu Ba Huy) – người nổi tiếng ăn chơi khét tiếng đã có những giai thoại để đời với cách phung phí tiền không giống ai. Từ ăn mặc đến những cuộc tỉ thí để lấy lòng người đẹp đã khiến báo giới tốn kém không ít tiền bạc.

Mua máy bay đi thăm ruộng

Công Tử Bạc Liêu đã được sang Pháp du học từ những năm 1930 của thế kỷ 20. Vào thời điểm đó, Công tử này đã bàn với cha mẹ mua máy bay, sau khi thấy nông dân ở Pháp đi thăm ruộng, hay xịt thuốc sâu bằng máy bay.

Lúc đó, điền sản của gia đình Trần Trinh có 145.000 ha ruộng lúa, 10.000 ha ruộng muối. Sự kiện mua máy bay lúc bấy giờ của Công Tử Bạc Liêu được tờ báo có tên Le Courier Saigonnais đưa tin.

Loại máy bay được mua gần giống máy bay L19, đủ chỗ cho 2 người ngồi. Khi đã mua máy bay, trong một lần thăm ruộng ở Rạch Giá, Công tử Bạc Liêu đã tranh lái với viên phi công người Pháp, bay mãi sang tận đất Xiêm mà không hay biết đến khi sắp hết nhiên liệu mới đáp xuống thì bị chính quyền Xiêm giữ lại.

Công tử Bạc Liêu

Sự việc đã khiến cha của Công tử Bạc Liêu phải đưa 200.000 dạ lúa sang chuộc về. Thậm chí có thông tin cho rằng, gia đình đã chọn giữa mua phi thuyền Cataliana và máy bay, nhưng sau đó máy bay được chọn mua.

Vào thời điểm đó, Cậu Ba Huy còn sở hữu xe hơi thể thao Peugeot đời năm 1922. Tuy nhiên, thực hư về chiếc xe này vẫn chưa được kiểm chứng.

Đốt tiền nấu đỗ xanh

Có lần gánh hát Phước Chương về hát ở Sóc Trăng, Bạch Công tử (con trai của đốc phủ tỉnh Mỹ Tho) mời Hắc Công Tử (tức công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy) tới xem và ăn uống linh đình, nhưng khi có người đánh rơi đồ vật xuống gầm bán thì Bạch Công Tử rút 5 đồng đốt soi tìm, ngay lập tức Hắc Công Tử rút tờ bạc 100 đồng đốt theo.

Thời đó, cuộc đối đầu giữa hai tay chơi nổi tiếng là Bạch Công Tử và Hắc công tử để dành được tình cảm của người đẹp cô Ba Trà khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Giai thoại được nhắc đến nhiều là cuộc thi đốt tiền nấu đỗ xanh. Nơi diễn ra cuộc thách đấu là sảnh nhà Hắc Công Tử. Nội dung thách đấu là mỗi người dùng giấy bạc đốt để nấu 1kg đâị xanh, nồi chè của ai sôi trước là người thắng.

Cuộc thi diễn ra khá linh đình, trang hoàng lộng lẫy và có nhiều cô gái đẹp được tuyển chọn đến nghênh đón.

Theo tính toán, để nấu được nồi chè 1kg đậu trong 1 tiếng phải đốt gần 100 tờ giấy bạc. Hắc Công Tử đã đốt không biết bao nhiêu tiền, nhưng phần thắng thuộc về Bạch Công Tử

Ăn chơi tốn kém

Hồi thập niên 30 của thế kỷ 20, các sở điển mà Trần Trinh Huy thường lui tới là Bàu Sang, Vĩnh Hưng, Tại Bàu Sang, Trần Trinh Huy thường tổ chức những lễ hội lớn tầm cỡ chưa từng có, bở phiên chợ kéo dài thàng tháng trời… Mở đầu lễ hỗi, Ba Huy cho người nấu cỗ với nhiều mâm thịt, tá điền cũng được mời ăn cỗ rất linh đình.

Nhà Công tử Bạc Liêu nay thành Khách sạn Công tử Bạc Liêu

Có giai thoại cho rằng, lên Sài Gòn chơi, khi đi dạo, Công tử Bạc Liêu thuê chục chiếc xe kéo, trong đó có nhiều chiếc chỉ dùng để chở mũ, gậy… Để lên Sài Gòn, cậu Ba Huy ngồi xe có tài xế riêng lái, không ở biệt thự gia đình mà ở trong khách sạn sang trọng thời đó.

Công tử Bạc Liêu mặc veston cao cấp đắt tiền thời đó, ăn sáng cơm Tây, trưa cơm Tàu và chiều ăn cơm Tây. Cuối tuần, ông thường chọn đi du lịch ở Đà Lạt, Vũng Tàu hoặc Cần Thơ.

Tuyển người đẹp du xuân

Thậm chí cậu Ba Huy tổ chức cuộc thi đấu xảo sắc đẹp để tìm người du xuân. Những người tham gia phải chưa có chồng, tiêu chuẩn chiều cao cũng được đưa ra. Lý do ông đưa ra là để những cô gái đẹp quanh năm làm bạn với ruộng đồng có dịp tỏa hương, khoe sắc. Giải nhất được đưa ra là kiềng vàng mười, nặng 1 lượng, giải nhì 200 đồng bạc và bộ lư trị giá 500 giạ lúa.

Thí sinh tham dự mặc quần lụa, áo bà ba. Cuộc thi gồm 3 vòng sơ tuyển, trung tuyển và chung kết. Cuối cùng, cuộc thi chọn
3 người đẹp nhất trao giải á hậu 1,2 và hoa hậu. Người dành được giải cao nhất là bà Đầm với vẻ đẹp chim sa cá lặn, sau này bà là người được Công tử Bạc Liêu yêu thương nhất.

Nơi tổ chức được trang trí lộng lẫy, giữa khán đài có các loại hoa đồng nội, vòng ngoài là nơi đứng xem của khán giả. thiết kế khán đài có bên trong là bàn giám khảo và ban tổ chức. Ba Huy làm chánh chủ khảo.

Anh Minh (tổng hợp)

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

x