Trại giam Trung Quốc từ chối tham gia vào việc bức hại người dân

19/07/12, 08:12 Trung Quốc

Kể từ tháng Bảy năm 1999, khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu ở Trung Quốc, các học viên của môn tu luyện tinh thần này đã tiến hành một chiến dịch nhằm thay đổi thái độ của những người đàn áp họ. Một ví dụ ở thành phố Sushun thuộc Đông Bắc Trung Quốc cho thấy nỗ lực của các học viên đã làm nên sự khác biệt như thế nào.

Ở Trung Quốc, trại giam từ chối tham gia vào cuộc bức hại do nhà nước tiến hành - Tin180.com (Ảnh 1)
Ở Trung Quốc, trại giam từ chối tham gia vào cuộc bức hại do nhà nước tiến hành – Tin180.com (Ảnh 1)

Ở Trại giam Vườn Nam, lãnh đạo từ chối không tham gia vào cuộc bức hại do nhà nước tiến hành và không nhận những người bị kết án vì tập Pháp Luân Công (theo Minghui.org).

Trại giam Vườn Nam ở Fushun không phải là một khu vườn. Ông Jing Suo đã bị đưa vào đó vào tháng 10 năm 2004 vì in sách Pháp Luân Công.

Ông Jing nhớ rằng đã nhìn thấy các học viên bị đánh đập tàn bạo khi họ từ chối không bỏ tín ngưỡng của mình. Một học viên, Wang Wenju đã bị chết sau khi bị bức thực vào ngày 23 tháng Tư, 2005. Một trong những người bạn của Wang đã đưa tin này lên một trang web ở hải ngoại.

Sau đó cả nhà tù tràn ngập tài liệu về việc ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, ông Jing nói.

“Nhiều lính gác tham gia vào việc đánh đập Wang nhận được điện thoại và tin nhắn trong hàng tháng.” Ông Jing cho biết. “Ban lãnh đạo rất lo lắng.”

Nhiều người làm việc trong nhà giam bắt đầu nhìn lại cách họ đã đối xử với các học viên Pháp Luân Công, ông Jing nói.

Ông Jing nhớ lại việc một đội trưởng ở trại giam nói với ông rằng thông thường, nếu một tù nhân bị đưa vào trại giam, trại giam phải trả từ 500 đến 2000 NDT (từ 79 – 316 USD; thu nhập trung bình của hộ gia đình năm 2010 là 3.309 USD) cho tiền công lao động mà người đó làm trong tù. Số tiền chính xác được xác định theo thời hạn tù và tình trạng sức khỏe của tù nhân.

Nhưng ông Jing được biết rằng, khi một học viên Pháp Luân Công bị đưa vào trại giam, thì không phải là trại giam trả tiền, mà tổ chức Đảng Cộng sản ở địa phương sẽ thưởng 5000 NDT (790 USD) để khuyến khích trại giam nỗ lực hơn nữa ép học viên từ bỏ tín ngưỡng của mình.

Mặc dù vậy, vì sự thật các học viên bị ngược đãi ở Trại giam Vườn Nam đã bị phơi bày, mọi chuyện đã thay đổi.

“Họ đã nói với tôi, cho dù cấp trên có cho chúng tôi tiền, chúng tôi cũng không nhận thêm học viên Pháp Luân Công nữa đâu. Sáu tháng tiếp đó, học viên Pháp Luân Công đã không bị tra tấn hay bị ép làm việc nặng nhọc.”

Nhưng sáu tháng sau, trại giam có ban lãnh đạo mới và một đội trưởng mới lên thay.

“Họ đặt ống vào mũi tôi rồi kéo ra kéo vào, và cầm máu đang chảy ra từ mũi tôi bằng một đống giấy vệ sinh. Cái ống làm mũi, cổ họng, thực quản và dạ dày tôi bị thương.” Ông Jing nói “Họ bức thực tôi bằng nước muối trong khi tát vào mặt tôi và bảo tôi không được nhắm mắt.”

Lại một lần nữa, điện thoại, tờ rơi đã tìm được đường đến với nhà tù, tòa án địa phương và chính quyền thành phố. Bằng một cách nào đó, những thống khổ diễn ra đằng sau bức tường của Trại giam Vườn Nam được đưa vào tờ rơi và được phân phát lặng lẽ đến nhiều người dân thành phố Fushun.

Một hôm, ông Jing bị gọi trở lại văn phòng của đội trưởng.

“Hôm trước tôi say. Đừng tức tôi nhé,” người đội trưởng nói. “Anh ngừng việc đưa ra công luận được không? Trại giam và tôi đang gặp rắc rối đây.”

Khoảng giữa năm 2006, trại giam lại thay đổi. Họ không ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ niềm tin của mình nữa. Họ cũng không phải mặc đồng phục hay tham gia lao động nặng nhọc.

“Cho đến ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi án tù của tôi hết hạn, tôi là học viên Pháp Luân Công duy nhất còn lại trong tù. Nhà tù không còn tiếp nhận học viên Pháp Luân Công nữa” ông Jing nói.

Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, kể từ năm 1999, hàng triệu học viên Pháp Luân Công (còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp), đã bị đưa đến các trại giam và trại lao đông, và họ vẫn là nhóm tù nhân lương tâm đông nhất trên thế giới.

Trong khi bị giam, các học viên Pháp Luân Công bị đối xử tàn nhẫn như bị tẩy não, cấm ngủ và tra tấn.

Hơn 3.500 người được xác nhận là đã chết do bị tra tấn và ngược đãi, trong khi người ta tin rằng con số thực là hàng chục nghìn người, theo trung tâm thông tin này. Thêm vào đó, người ta tin rằng, hàng chục nghìn học viên đã bị giết hại bởi việc cưỡng ép mổ cướp nội tạng, theo các nhà điều tra.

Theo Minh Huệ Net

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

Ad will display in 09 seconds

Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

Ad will display in 09 seconds

Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

Ad will display in 09 seconds

Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

Ad will display in 09 seconds

Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

    Chuyện cổ Đạo gia: Ông Thọ vì sao lại có cái đầu hình hồ lô?

  • Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

    Obama đã lừa dối nước Mỹ như thế nào?

  • Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

    Sét đánh có phải sự ngẫu nhiên?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

    Quan Công truyền kỳ: Chuyển sinh từ rồng lửa

  • Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

    Kẻ xấu xí vì sao đắc quả La Hán?

  • Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

    Dương gian có kẻ bẻ cong pháp luận, âm gian trả nợ không hết

  • Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

    Vì sao nói: Phụ nữ càng dịu dàng như nước, đàn ông sẽ càng thành đạt?

  • Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

    Sự biến mất 13 hộp sọ kì dị nhất thế giới

x