Các bà mẹ Thiên An Môn bác bỏ đề nghị bồi thường cá nhân
Yêu cầu các quan chức chính quyền Trung Quốc đối thoại mở và tôn trọng nạn nhân và gia đình họ.
Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiếp cận từng thành viên trong nhóm các bà mẹ Thiên An Môn, đề nghị bồi thường cho các gia đình của những người bị giết trong vụ thảm sát Thiên An Môn. Các bà mẹ đã từ chối và yêu cầu các quan chức tổ chức một cuộc đối thoại mở.
Ngày 04 tháng 6 này là kỷ niệm hai mươi hai năm của vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989, khi lãnh đạo Đảng – Đặng Tiểu Bình ra lệnh cho quân đội đàn áp phong trào dân chủ, kết quả thống kê được hàng ngàn người đã bị giết chết.
Nhân dịp kỷ niệm hai mươi hai năm lần này, các bà mẹ Thiên An Môn đã viết một bức thư ngỏ, đã được xuất bản bởi Tổ chức bảo vệ Nhân quyền tại Trung Quốc (HRIC) (http://www.hrichina.org/content/5349).
Bức thư có viết, “Các bà mẹ Thiên An Môn đã nhiều lần kêu gọi chính quyền đối thoại trong suốt 16 năm qua, nhưng chính quyền đã bỏ lờ chúng tôi. Năm nay, sự im lặng cuối cùng đã bị phá vỡ. Điều này cần phải được đón nhận. Nhưng sự phản ứng chậm trễ này có nghĩa là gì? Nếu các quan chức chỉ đơn thuần là muốn giải quyết vấn đề Ngày bốn tháng sáu với tiền bạc và giải quyết một cách lén lút, thì những chuyện như vậy sẽ tiếp tục lặp lại chăng? “
Một trong những bà mẹ Thiên An Môn, Zhang Xianling, nói với BBC vào ngày 31 tháng 5, “nếu chính phủ thực sự chân thành, thì nên làm việc với cả nhóm hơn là liên hệ giải quyết cá nhân. Các bà mẹ Thiên An Môn đã yêu cầu chính phủ nói chuyện với họ như một nhóm, một cách công khai.”
Đinh Tử Lâm, một đại diện của nhóm, đã nói với Groupe Radio France Internationale vào ngày 31 tháng 5 rằng, ” Bắt đầu từ tháng hai, tổng cục an ninh Bắc Kinh đã có những cuộc viếng thăm một số gia đình của các nạn nhân để đối thoại. Họ tới vào các ngày 20 tháng Hai, 3 tháng Tư và 20 tháng Năm. Các vị khách nói rằng họ muốn nói chuyện riêng với gia đình các nạn nhân ở cấp độ cá nhân để thảo luận giải quyết vấn đề Thiên An Môn. “
Các thành viên trong nhóm các bà mẹ Thiên An Môn đã bị theo dõi và sách nhiễu bằng nhiều cách khác nhau bởi an ninh trong nhiều năm. Bây giờ họ phàn nàn rằng chính những người đã theo dõi họ lại được cử đến để ‘thương lượng’ việc bồi thường với họ.
Ding nói với Đài VOA vào ngày 31 Tháng Năm, “Những người được chính phủ cử đến để đối thoại lại chính là những người đã theo dõi các nạn nhân. Điều này thật sự là phi lý. “
Các bà mẹ cho rằng việc bồi thường là không đủ. Một đoạn trong bức thư có viết: “Năm 1995, chúng tôi bắt đầu đưa ra ba yêu cầu để giải quyết vấn đề Ngày Bốn Tháng Sáu đó là: Sự thật, bồi thường, và trách nhiệm”
Một quan chức nói với Ding rằng thảo luận về sự thật của ngày 4 tháng 6 là rất khó. Ding nói với Groupe Radio France Internationale, “Một trong những quan chức nói,” thật khó để nói về sự thật. Sự việc đã xảy ra nhiều năm rồi. Nó đã là một đống lộn xộn rồi. Thật khó để điều tra bởi vì một số người đã chết và một số người vẫn còn sống.”
“Tôi nghĩ, tất nhiên người còn ‘sống’ ở đây hàm ý là cựu Thủ tướng Lí Bằng. Sau đó ông ta hỏi một thành viên gia đình của nạn nhân, “Cuối cùng thì gia đình muốn bao nhiêu? ‘”
Thủ tướng Lí Bằng ra lệnh thiết quân luật vào ngày 20 tháng 5, 1989 để chuẩn bị cho cuộc thảm sát ngày 4 tháng Sáu.
Nhận thấy những khó khăn trong việc thảo luận ngay lập tức về sự thật của những gì đã xảy ra vào ngày 4 tháng Sáu, vào năm 2006, các bà mẹ thay đổi yêu cầu của họ, tạm dời qua một bên vấn đề thời gian được yêu cầu để thảo luận về sự thật.
Vào thời điểm đó, các bà mẹ bổ sung những yêu cầu liên quan đến “quyền cơ bản và lợi ích của các nạn nhân.”
Chúng bao gồm: “chấm dứt tất cả việc giám sát và những hạn chế áp đặt lên các nạn nhân ngày Bốn tháng Sáu và gia đình họ, cho phép các gia đình của người chết tưởng niệm người thân của mình mà không có can thiệp; và các cơ quan chính phủ có liên quan phải hỗ trợ nhân đạo cho các nạn nhân gặp khó khăn.”
Bức thư nói rằng các nguyên tắc đằng sau những yêu cầu này là “linh hồn của những người thiệt mạng trong ngày mùng Bốn tháng Sáu sẽ không bị ô danh; và gia đình của họ sẽ không bị sỉ nhục. Chúng tôi xin nhắc lại ngày hôm nay: tất cả các vấn đề có thể được thảo luận, ngoại trừ hai yêu cầu này “.
Bức thư nói về sự lo sợ của ĐCSTQ kể từ khi các cuộc cách mạng Hoa Lài đã diễn ra tại Trung Đông và Bắc Phi. Bức thư cuối cùng kết luận: “tình hình kể từ tháng Hai năm nay đã trở nên tồi tệ nhất kể từ sự kiện ngày Bốn tháng Sáu. Nó đã trải qua thời gian khắc nghiệt nhất kể từ 04 tháng 6 năm 1989. Sự im lặng đã trị vì trên cả nước.Và thật bất ngờ, để chống lại bối cảnh nghiệt ngã, các cơ quan an ninh đã bắt đầu tiến hành các cuộc hội thoại riêng tư với các cá
; nhân và đối thoại với một số gia đình của các nạn nhân ngày Bốn tháng Sáu. Sao điều này không thể kỳ lạ cho được? “