Xuất khẩu lao động có thực sự mang lại cơ hội đổi đời?

04/07/12, 09:11 Tin Tổng Hợp

– Không ít người lao động không trả được nợ vay sau khi về nước hoặc phải đối mặt với thách thức khó tìm việc làm khi trở về.


Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa công bố kết quả khảo sát “Đánh giá thực trạng lao động đi làm việc có thời hạn theo hợp đồng đã trở về Việt Nam” được thực hiện vào năm 2010 – 2011.

Nhiều người lao động vỡ mộng đổi đời

Theo Viện Khoa học lao động và xã hội, khảo sát được thực hiện tại 8 tỉnh điển hình về xuất khẩu lao động (XKLĐ) gồm: Thái Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, TP.HCM, tập trung vào những NLĐ đã đi làm việc ở 4 thị trường Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Kết quả cho thấy, phần lớn lao động (LĐ) sau khi về nước có việc làm ngay (80,6%), tuy nhiên chất lượng việc làm còn thấp. Đại bộ phận người lao động làm các công việc lao động giản đơn chiếm 57,3% trong tổng số lao động hiện đang có việc làm.

Không ít người lao động không trả được nợ vay sau khi về nước hoặc phải đối mặt với thách thức khó tìm việc làm khi trở về (Ảnh chỉ có tính minh họa: Internet) 


Khảo sát cho thấy có đến 88,9% số người được hỏi khẳng định có tích lũy từ xuất khẩu lao động. Trong đó, mức tích lũy cao và ổn định nhất thuộc về thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, thấp nhất là Malaysia.

Cụ thể, mức tích lũy bình quân của người lao động làm việc đủ 3 năm ở Nhật Bản là 312 triệu đồng/người, Hàn Quốc 243 triệu đồng/người, Đài Loan 145 triệu đồng/người và Malaysia 51 triệu đồng/người.

Những LĐ không có tích lũy (11,1%) chủ yếu là những LĐ bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nặng nề ở Malaysia và Đài Loan, bao gồm cả những người về nước trước hạn và đúng hạn.

Cá biệt, có một số trường hợp LĐ trẻ (18-20 tuổi) về nước đúng hạn từ Nhật Bản và Hàn Quốc cũng không có tích lũy do chưa có ý thức tiết kiệm trong quá trình sống và làm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên, theo phần lớn người lao động, số tiền tích lũy được họ sử dụng chủ yếu để giải quyết các nhu cầu cấp bách của gia đình như: trả nợ phát sinh từ trước hoặc trong quá trình đi xuất khẩu lao động (chiếm 34,37% tổng số tiền tích lũy); xây dựng, sửa chữa nhà cửa (28,49%) và mua sắm đồ đạc trong gia đình (10,59%).

Việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư cho việc học hành còn rất hạn chế, chỉ chiếm tương ứng khoảng 8,79% và 3,67% tổng tiền tích lũy. Ngoài ra, một tỷ lệ nhỏ tiền tích lũy được gửi vào ngân hàng hay cho vay lãi (12,22%).

Cũng đã diễn ra tình trạng người lao động không trả được nợ vay sau khi về nước (chiếm khoảng 10% số lao động có vay nợ). Số này tập trung chủ yếu vào nhóm lao động đi làm việc tại Malaysia.

Nguyên nhân chủ yếu ở đây là  do về nước trước hạn hay về nước đúng hạn nhưng thường xuyên bị ngừng việc hay thiếu việc làm khi ở nước ngoài do khủng hoảng kinh tế nên không đủ tích lũy để trả nợ (chiếm 72,73% số lao động không trả được nợ vay – 100 trường hợp).
 
Một số nguyên nhân khác như giải quyết rủi ro của gia đình nên cũng chưa có tiền để trả nợ và đáng quan tâm hơn cả là một số lao động trẻ thiếu ý thức tiết kiệm nên không có tích lũy.

Khó làm đúng nghề khi về nước

Ngoài ra, khảo sát đã ghi nhận những khó khăn chủ yếu của người lao động sau khi về nước găp phải: Đó là vấn đề khó tìm việc sau khi về nước (41,72% số lao động được khảo sát gặp phải khó khăn này).

Chỉ một bộ phận nhỏ (chiếm 9,38%) sau khi về nước tìm được việc làm đúng ngành nghề như ở nước ngoài (Ảnh: Internet) 


Chỉ một bộ phận nhỏ (chiếm 9,38%) sau khi về nước tìm được việc làm đúng ngành nghề như ở nước ngoài.

Những LĐ có việc làm ngay chủ yếu là LĐ giản đơn (chiếm 57,3%). Tuy nhiên, thu nhập từ việc làm hiện tại của đại bộ phận LĐ vẫn còn tương đối thấp so với mặt bằng xã hội chung hiện nay (chủ yếu từ 1-3 triệu đồng/tháng).

Có đến 17,59% NLĐ có mức thu nhập bình quân tháng thấp hơn mức tiền lương tối thiểu và 20,58% có mức thu nhập cận mức tiền lương tối thiểu.

Nguyên nhân cơ bản là do thiếu thông tin về việc làm và thị trường lao động. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác là thiếu vốn và kiến thức làm ăn, cũng như trình độ thấp là những rào cản để họ tìm hay tạo được một việc làm phù hợp.


Minh Quân

(vtc.vn)

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

x