Trung Quốc vi phạm Công ước quốc tế chống tra tấn

03/07/12, 11:21 Tin Tổng Hợp

Theo Luật Quốc tế, tra tấn là một tội ác.

Công ước Chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc (UNCAT) có hiệu lực từ ngày 26/6/1987. Liên Hợp Quốc đánh dấu ngày 26/6 hàng năm làm Ngày Quốc tế Ủng hộ các Nạn nhân Tra tấn. Cũng trong ngày này, Liên Hợp Quốc đã thúc giục tất cả các chính phủ phải đảm bảo quyền kháng nghị của các nạn nhân tra tấn.

Trung Quốc đã ký tên trong Công ước Chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc vào năm 1986, và đã được phê chuẩn vào năm 1988.

Tuy nhiên, tra tấn lại rất phổ biến tại Trung Quốc, và còn cực kỳ nghiêm trọng.
Các phương tiện truyền thông đại chúng tại Trung Quốc đại lục chưa bao giờ đưa tin về vấn đề này, do vậy, các nạn nhân phải phơi bày sự tra tấn ấy.


Họ trực tiếp chỉ ra rằng, chính quyền Trung Quốc đang vi phạm Công ước Chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc (UNCAT).

Vào ngày 26/6, Ngày Quốc tế Ủng hộ các Nạn nhân Tra tấn, Liên Hợp Quốc đã phát biểu rằng tra tấn là một hành vi vi phạm quy định của Luật Quốc Tế.

Theo tất cả các công cụ thích đáng, tra tấn là hoàn toàn bị cấm, và không thể biện hộ dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Vì vậy, nó ràng buộc mọi thành viên của công đồng quốc tế.

Sử dụng Tra tấn thường xuyên hoặc trên diện rộng chính là “tội ác chống lại loài người”.

Trung tâm Người Tây Tạng ở Dharamsala, Ấn Độ và nhóm các tù nhân chính trị Tây Tạng đã tổ chức các sự kiện tưởng niệm vào ngày 26.

Họ trưng bày các bức ảnh, có những bài phát biểu và trình diễn để giới thiệu về cuộc sống của người Tây Tạng tại Trung Quốc.

Họ mô tả chi tiết những hình thức tra tấn mà các tù nhân chính trị đã phải chịu.

Lưu Hiểu Nguyên, luật sư nhân quyền tại Trung Quốc đã nói trong blog của anh: 

Do các phương tiện truyền thông đại chúng Trung Quốc không đưa tin về vấn đề này, người Trung Quốc gần như không hề biết gì về Ngày Quốc tế Ủng hộ các Nạn nhân Tra tấn.

Nhà hoạt động nhân quyền Bắc Kinh, ông Hồ Giai cho đài truyền hình NTD biết rằng chính quyền Trung Quốc sẽ không bao giờ ủng hộ những ngày như vậy.

Kẻ đang thực hành tra tấn tại Trung Quốc là các quan chức máu lạnh của ĐCSTQ.

Đặc biệt là các quan chức của Ban Chính trị và Pháp luật.

Nhiều nguồn tin cho biết, ông Tào Thuận Lợi — một luật sư hoạt động nhân quyền – thường giúp đỡ những người khiếu kiện khắp Trung Quốc, và do đó, ĐCSTQ đã bức hại ông.
Vào ngày 10/4/2009, ông đã bị giam cầm 1 năm dưới tội danh “phá hoại tài sản công”.
Vào ngày 11/4/2010, sau khi được thả ra 18 ngày, ông lại bị giam 10 ngày khi ông đi làm chứng minh thư tại đồn cảnh sát.

Sau đó ông lại bị giam cầm 15 tháng nữa.

Tào Thuận Lợi nói: “23 tháng trong tù khiến tôi cảm thấy tra tấn là chuyện bình thường, đó là thứ nhất. Thứ hai là, các nạn nhân tra tấn là dân thường yếu ớt, họ không có cơ hội hay quyền lực để vạch trần ra được những nỗi đau khổ mà họ đã chịu đựng. Tôi biết một số những người khiếu kiện, hầu hết họ đều đã trải qua chuyện bị khóa trong một xà lim rất nhỏ. Cùng ngày này 2 năm trước, lúc đó tôi đang bị tra tấn. Bởi vì tôi không khuất phục họ, tôi đã nhịn đói 5 ngày. Họ đã cưỡng ép tôi ăn thông qua đường mũi, suốt 3 ngày”.

Hồ Giai thúc giục các nạn nhân tra tấn, như là những người khiếu kiện, các nhà hoạt động và các luật sư nhân quyền hãy nói ra những điều họ đã trải nghiệm. Trực tiếp chỉ ra rằng ĐCSTQ đã đi ngược lại Công ước Chống Tra tấn của Liên Hợp Quốc.

Ông Hồ còn nhớ những người đã tra tấn các học viên Pháp Luân Công.

Hồ Giai: “Các nhân chứng đã kể tôi rằng, trò tra tấn cấm ngủ và đánh đập đã có từ rất lâu rồi. Một lần khi tôi đang trên đường bị giam vào tù, có 3 người trong một chiếc xe cảnh sát, tất cả chúng tôi đều là các tù nhân chính trị. Một cụ già tên là Địch Quảng Tài đã trên 70 tuổi, ông là một học viên Pháp Luân Công và đã bị giam suốt 3 năm. Họ đang gửi ông tới trại giam Tiền Tiến ở Bắc Kinh, một khu vực nổi tiếng là nơi giam cầm các học viên Pháp Luân Công”.
 
Hồ Giai tin rằng một chế độ mà không có bất cứ sự ràng buộc nào cả, thì cực hình tra tấn rất dễ xảy ra.
Luật sư Bắc Kinh Mưu Kế Nguyên bày tỏ rằng, dưới hệ thống ĐCSTQ, thì không có sự lựa chọn nào cả.
 
Mục Kế Nguyên nói: “Luật chỉ là một công cụ để duy trì lợi ích của kẻ cầm quyền. Nó phục vụ cho người cầm quyền chứ không bảo vệ quyền của con người”.
 
Mục Kế Nguyên tin rằng đối với tình hình xã hội Trung Quốc hiện nay thì không phải vấn đề là vị lãnh đạo nào có thể giải quyết được. Mà cần phải tiến hành loại bỏ nó từ gốc rễ [chính quyền Trung Quốc] thì mới được, bằng không, thì ai lên làm cũng vậy thôi.

(Theo NTDTV)

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

Ad will display in 09 seconds

Huyền bí xá lợi Phật

Ad will display in 09 seconds

Chiếc móc câu tử thần

Ad will display in 09 seconds

Con người ngày nay có thể tu luyện không?

Ad will display in 09 seconds

Tố chất của người có giáo dưỡng

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

    Cao tăng Myanmar tiết lộ bí mật người ngoài hành tinh đến Trái Đất

  • Huyền bí xá lợi Phật

    Huyền bí xá lợi Phật

  • Chiếc móc câu tử thần

    Chiếc móc câu tử thần

  • Con người ngày nay có thể tu luyện không?

    Con người ngày nay có thể tu luyện không?

  • Tố chất của người có giáo dưỡng

    Tố chất của người có giáo dưỡng

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

    Tam cương và nỗi oan của Nho giáo

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

    Giấy phép tu hành và những cuộc “thanh trừng” đức tin ở Trung Quốc

x