Đầu bếp Honduras làm bún chả Việt tại Mỹ

03/07/12, 02:27 Tin Tổng Hợp

Khi khách gọi mấy suất bún chả Hà Nội, đầu bếp chính của nhà hàng Viet Taste ở Falls Church biết chính xác phải chế biến món ăn này như thế nào, dù anh là người Honduras và hầu như không nói được tiếng Việt.

German Sierra (trái) đang làm món bún chả ở nhà hàng Viet Taste. Ảnh: Washington Post

Bên ngoài nhà bếp, những khách hàng mà hầu hết là người Việt Nam, đang nóng lòng chờ món ăn đặc sản quê nhà. Đầu bếp German Sierra, người Honduras, nhanh chóng phục vụ khách hàng món bún ăn kèm với thịt nướng và rau tươi, món ăn mà anh đã tự tay nấu không biết bao lần. Anh biết rõ phải cho bao nhiêu nước mắm và loại rau để hương vị của món bún chả được toàn vẹn.

“Khi tôi rời Honduras, tôi chưa bao giờ tưởng tượng được có ngày mình lại nấu món này”, Sierra, 39 tuổi, chia sẻ bằng tiếng Tây Ban Nha. Anh chưa bao giờ nếm món ăn nào của Việt Nam và cũng không biết bất cứ thứ gì về ẩm thực của đất nước châu Á cho đến khi anh đặt chân lên đất Mỹ cách đây 12 năm.

Kể từ đó, Sierra trở nên thông thạo nghệ thuật ẩm thực Việt Nam nhờ làm việc tại các nhà hàng châu Á ở vùng Washington. Tại nhà hàng Viet Taste ở Trung tâm Eden, thành phố Falls Church, bang Virginia, anh đứng bếp 12 tiếng mỗi ngày, 6 ngày một tuần và kiếm được khoảng 550 USD/tuần.

Sierra là một trong nhiều dân nhập cư nói tiếng Tây Ban Nha đang làm đầu bếp cho các nhà hàng ở vùng đô thị Washington, một trong những ngành sử dụng dân nhập cư nhiều nhất. Nghề nấu nướng cũng là nguồn phát triển việc làm hàng đầu cho những người nói tiếng Tây Ban Nha, cộng đồng dân cư tăng nhanh nhất và lớn nhất ở Mỹ.

“Đến thăm bất kỳ nhà hàng nào trong vùng và bạn sẽ thấy lực lượng lao động hầu hết là người nói tiếng Tây Ban Nha”, Benjamin Velasquez, bếp trưởng ở trường cộng đồng quốc tế Carlos Rosario, cho biết. Velasquez, người đã đào tạo hàng trăm đầu bếp nhập cư địa phương trong 3 thập kỷ qua, cho biết xu hướng này thậm chí vẫn đúng ở những nhà hàng không có nguồn gốc từ những người nói tiếng Tây Ban Nha.

Trung tâm Eden là nơi hầu hết các chủ cửa hàng là người Việt Nam và nhiều người trong số 80.000 người Mỹ gốc Việt ở vùng này đến đây để thỏa mãn cơn thèm cà phê kiểu Việt Nam, bánh mỳ và phở. Với các nhà hàng Việt trong vùng, các nhân viên nói tiếng Tây Ban Nha đã trở thành sự sống còn đối với các món ăn.

“Bây giờ, rất khó để tìm được một đầu bếp người Việt”, Thi Quach, ông chủ Viet Taste cho biết. “Hầu hết người Việt bây giờ đều còn rất trẻ. Họ sang đây học và làm các công việc chuyên môn, vì thế họ không muốn đứng bếp và thế hệ trước thì đang ngày một già đi”.

Một nghiên cứu mới cho thấy dân nhập cư châu Á gần đây có trình độ học vấn cao hơn. Phần lớn là nhập cư hợp pháp và có khả năng để giữ visa làm việc hơn người nhập cư từ các nước khác. Ngược lại, một phần lớn dân nhập cư nói tiếng Tây Ban Nha lại đến nước Mỹ trong tình trạng không giấy tờ và trình độ học vấn thấp, khiến họ trở thành nguồn lực tiềm năng cho những công việc với mức lương hạn chế.

Tại Trung tâm Eden, chuyện người nhập cư thể hiện rõ qua những cuộc đối thoại không chỉ bằng tiếng Anh hay tiếng Việt mà cả tiếng Tây Ban Nha. Một giám sát viên tại nhà hàng Song Que là người nói tiếng Tây Ban Nha và ông chủ của ông nói rất trôi chảy thứ tiếng này. Chủ V3 Lounge, một hộp đêm của Việt Nam, cũng nói tiếng Latin. Một số nhân viên làm bánh trong tiệm Huong Binh Bakery & Deli cũng là phụ nữ nói tiếng Tây Ban Nha.

Xu hướng này không chỉ xảy ra tại các nhà hàng Việt Nam. Ví dụ, tại các nhà hàng sushi, các ông chủ rất khó để đưa các đầu bếp đã được đào tạo từ Nhật Bản sang Mỹ và phải truyền bí quyết ẩm thực của đất nước cho các dân tộc khác, trong đó có người Nam Mỹ.

“Rất nhiều người Latin, khi họ đã muốn làm việc thì không ai có thể đánh bại họ”, Binh “Gene” Nguyen, chủ tịch Phòng Thương mại Việt Mỹ ở Washington nói. “Nếu bạn dẫn một người Latin đến làm bồi bàn, họ sẽ làm rất tốt. Họ học nhanh, mạnh mẽ và không phản chủ”.

Tuy nhiên, trong khi công việc mang đến cho những người như Sierra cơ hội rèn luyện kỹ năng mới, thu nhập của họ lại thấp hơn cả mức lương tối thiểu và dễ bị lạm dụng sức lao động. Theo các chuyên gia về lao động, đây là mối lo ngại lớn trong một ngành công nghiệp được biết đến như một thỏi nam châm đối với nguồn lao động không chính thống.

Andres Tobar, người đứng đầu Trung tâm Giáo dục và Việc làm Shirlington ở hạt Arlington, cho biết trong nền kinh tế này, người nhập cư đang ngày càng sẵn sàng đảm nhận và duy trì các công việc thu nhập thấp, với điều kiện làm việc kém và không có lời.

“Đây có lẽ là công việc duy nhất mà một số người lao động có thể làm vì công việc đang ngày càng trở nên khan hiếm”, Tobar nói. “Mọi người tìm mọi cách để có cơ hội kiếm tiền”.

Sierra và ông chủ Thi Quach của nhà hàng Viet Taste. Ảnh: Dcintersections

Ông Quach, 41 tuổi, đến Mỹ năm 1985 khi ông mới 14 tuổi. Xuất thân từ một gia đình có truyền thống kinh doanh nhà hàng, ông luôn muốn duy trì cơ nghiệp của dòng họ. Sau khi tốt nghiệp trung học và dành 6 năm phục vụ trong quân đội Mỹ, ông mở nhà hàng đầu tiên và thuê Sierra.

Với đầu bếp người Honduras, công việc bếp núc là cơ hội để anh khám phá kỹ năng nấu nướng mà anh chưa từng biết. Anh đã bắt đầu công việc ở đây từ một người rửa bát, rồi học viên, sau đó là trợ lý đầu bếp và cuối cùng trở thành bếp trưởng.

“Khi tôi còn là nhân viên rửa bát, tôi từng bảo với một người bạn làm cùng rằng một ngày nào đó, tôi muốn vào bếp”, Sierra kể. “Anh ấy nói với tôi rằng rất khó để học các món ăn Việt Nam, nhưng rồi mọi thứ đều có thể học được trong cuộc sống này”.

Sierra không có kinh nghiệm nấu ăn gì khi anh rời Honduras năm 2000 để chạy trốn tình hình kinh tế khó khăn và nạn bạo lực gia tăng ở nước này. Anh học hành dang dở vì đi kiếm tiền từ khi còn nhỏ, và từng lái taxi ở thị trấn quê nhà San Pedro Sula. Khi đặt chân lên đất Mỹ, Sierra đã thử vài công việc, trong đó có xây dựng và không lâu sau đó anh gặp ông Quach, người lúc đó đang làm chủ một nhà hàng khác.

Sierra không mất nhiều thời gian để tìm hiểu các hương vị và học các món ăn Việt Nam. Mỗi ngày, anh nghiên cứu các món ăn bằng cách dùng từ điển tiếng Anh, Tây Ban Nha và tiếng Việt. Sau đó, tất cả mọi thứ đến với anh một cách tự nhiên. Ông Quach, dù không nói được nhiều tiếng Tây Ban Nha nhưng đã dạy cho Sierra tất cả công thức nấu ăn của mình. Khi không thể giải thích bằng lời, hai người giao tiếp với nhau bằng ký hiệu và cử chỉ.

“Tôi miêu tả hương vị của món ăn và cứ ngày này qua ngày khác, cậu ấy học được mọi thứ và biết chính xác món ăn đó như thế nào”, ông Quach kể. Nhà hàng của ông đã trở thành điểm gặp gỡ giữa tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Tây Ban Nha. Các bồi bàn của ông đến từ Việt Nam, trong khi 4 nhân viên nhà bếp là người Trung Mỹ.

“Họ hiểu tiếng Việt”, ông nhắc đến đội ngũ làm bếp. “Khách đặt món bằng tiếng Việt, họ nhìn vào đơn hàng, đọc nó và biết phải làm gì”.

Và thế là trong khi các khách hàng lắng nghe bồi bàn Hoang Nguyen chơi đàn và hát những ca khúc Việt Nam nổi tiếng ở trong phòng ăn, thì phía sau nhà bếp, các đầu bếp lại đang nghe giai điệu bachata, cumbia và salsa.

Anh Ngọc (theo Washington Post)

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Nhớ Tết quê 20 năm trước

Ad will display in 09 seconds

Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

Ad will display in 09 seconds

4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

Ad will display in 09 seconds

Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

Ad will display in 09 seconds

Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

Ad will display in 09 seconds

Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Nhớ Tết quê 20 năm trước

    Nhớ Tết quê 20 năm trước

  • Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

    Tướng quân đầu thai làm heo 40 vạn lần vì điều này

  • 4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

    4 đặc điểm của người Đại Phú Quý

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

    Dịch bệnh: Lời cảnh tỉnh từ những dự ngôn

  • Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

    Một niệm ta dâm nổi lên, Thần linh liền ghi sổ

  • Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

    Người xưa muốn xuất gia cần phải đạt được 10 điều này

  • Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

    Tôi vào Viện dưỡng lão, mang theo một chiếc ấm tử sa

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

x