Tốt nghiệp trên 90%, thực chất không thế

20/06/12, 16:07 Tin Tổng Hợp

Ý kiến của một học sinh lớp 12 tham dự diễn đàn “thi tốt nghiệp giữ hay bỏ?”. Từ thực tế học và thi học sinh nêu quan điểm “nếu không bỏ thi tốt nghiệp thì phảitạo hướng mới ít áp lực hơn…”

Ảnh Lê Anh Dũng

Một số người có thể thấy sự thật không có gì là mới. Nhưng đã có người đứng lên tố cáo sự thật này. Mà từ trước đến nay, có người biết cũng như không, lẳng lặng cho qua. Vậy thì yếu tố nào người đó đứng lên tố việc này. Do sự thù ghét của thầy giáo dạy thể dục sau khi bị đuổi công tác hay lòng dũng cảm của học sinh quay clip gian lận trong kỳ thi.

Thật đáng buồn khi chúng ta biết sự thật này, nó đã nói nên 1 nền giáo dục đang xuống cấp trầm trọng. Đi xuống về cách quản lí, tổ chức. Dường như chúng ta thấy lỗi đâu thì sửa đấy? Tại sao chúng ta không sửa từ đầu đi – mà cứ để đến khi có lỗi, phát hiện thấy lỗi thì mới sửa. Ví dụ năm trước thi tốt nghiệp bỏ môn Sử, nhưng năm nay lại có môn Sử lí do đơn giản là vì kết quả thi ĐH,CĐ rất nhiều điểm “0”.

Vậy thì đến bao giờ mới hoàn thiện được 1 nền văn minh, công bằng được? Nói như vậy không phải Bộ sai hoàn toàn, mà ở cấp dưới có làm đúng hay không, hay lại nói một đằng làm một nẻo. Cấp dưới họ không biết hay họ giả không biết. Liệu họ chấp hành nghiêm chỉnh thì kết quả có đạt 99% thậm chí 100% kết quả đỗ tốt nghiệp không? (Ở một số nước có nền giáo dục phát triển tỉ lệ đỗ cũng chỉ ở khoảng 70-80% chứ không là con số đáng mơ ước như ở nước ta). Chắc chắn là không rồi.

Không có 1 trường nào lại muốn có kết quả thấp (bệnh thành tích). Các trường làm vậy có thể là tạo điều kiện cho học sinh thi ĐH, CĐ, hay vì thành tích, thu hút học sinh cấp dưới…. 1 điều mà ta quan tâm là “tạo điều kiện cho học sinh thi ĐH, CĐ”. Tức là các trường coi lỏng, cho học sinh nhìn bài, hỏi bài 1 cách “tế nhị” để vượt qua kỳ thi tốt nghiệp.

Trường hợp này là có, cho dù các học sinh qua được kỳ thi tốt nghiệp không thi đỗ ĐH,CĐ. Nếu ví thử các 1 số học sinh trượt tốt nghiệp thì họ sẽ không được thi các kỳ thi ĐH,CĐ, và dĩ nhiên không có bằng cấp 3 sau 12 năm học. Chắc là năm sau các học sinh này có đi thi lại không? Hay là một tương lai mù mịt, đi làm thuê, 1 số công ty, công xưởng nhận lao động ít nhất cũng phải có bằng cấp 3. Những học sinh lại làm tăng thêm số lao động phổ thông, không bằng cấp.

Các trường coi lỏng, theo ý kiến riêng tôi cũng có lợi đấy chứ cấp cho học sinh 1 cái bằng. Trong thi cử chắc chắn phải có trượt có đỗ. Nhưng phải tổ chức thi như thế nào mới là vấn để lớn. Văn minh, công bằng, đúng thực chất thì mới lên làm. Còn kết quả hiện này trên 90%, mà thực chất đâu phải vậy thì ta lên bỏ còn hơn.

Xét cho học sinh 1 cái bằng, phân loại theo học lực là hợp lý. Tổ chức thi rồi tốn thời gian, tiền, công sức, phát sinh tiêu cực. Hiện tại nước ta, các kỳ thi còn quá áp lực, không theo chuyên môn cho lắm (Khối A thi
Toán,Lý,Hoá vậy khi học Kinh tế Lý,Hóa để làm gì?). Tại sao chúng ta không tổ chức thi theo kỹ năng, chuyên môn để vào các trường ĐH-CĐ. Ở 1 số nước họ tổ chức thi rất nhẹ nhàng mà vẫn hiệu quả đấy chứ, sao chúng ta không học hỏi các nước bạn. Kết lại, một là chúng ta bỏ thi tốt nghiệp, hai là tổ chức thi theo một hướng mới, ít tạo áp lực cho thí sinh.

(vietnamnet.vn)

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x