6 khách sạn “đỉnh” nhất châu Á thời thuộc địa

13/06/12, 15:06 Chuyện lạ

Thế kỉ XIX đánh dấu quá trình mở rộng thị trường của các nước tư bản Tây Âu sang khu vực Đông Nam Á, song song với đó là việc xây dựng những công trình kiến trúc phục vụ cho sự cai trị tại nơi đây. Tiêu biểu nhất có lẽ là những khách sạn cao cấp, dùng cho giới thượng lưu và quan lại phương Tây. Chúng ta cùng ngắm nhìn hình ảnh xưa và nay của những khách sạn nổi tiếng nhất một thời, theo trang CNNGo.

1. Khách sạn Eastern & Oriental, Penang, Malaysia

Được xây dựng năm 1884, khách sạn Eastern & Oriental là khách sạn phương Tây đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Cùng với khách sạn Raffles ở Singapore, Strand ở Myanmar, chúng tạo thành ba viên ngọc quý thuộc quyền sở hữu của anh em nhà Sarkies. So với trước kia, khách sạn này đã được tu sửa, xây dựng thêm một tầng và nhiều phòng khác nữa. Chất lượng phục vụ cũng ngày càng được nâng cao.

2. Khách sạn Raffles, Singapore

Năm 1887, Raffles – một khách sạn sang trọng đã ra đời tại quốc đảo Singapore. Theo thời gian, nó trở thành biểu tượng độc đáo của đất nước xinh đẹp này bởi sự pha trộn giữa kiến trúc cổ điển và sự thiết lập của miền nhiệt đới.

Ban đầu, khách sạn chỉ vỏn vẹn có 10 phòng nhưng sau khi đóng cửa một thời gian để tu sửa, khách sạn Raffles đã có 103 phòng, các phòng được thiết kế với sàn gỗ, quạt trần… theo phong cách phương Tây, mở ra kỉ nguyên hưng thịnh cho khách sạn này.

Điểm đặc biệt nhất ở đây đó chính là “quầy bar dài” – nơi khai sinh ra món cocktail đặc trưng Sling Singapore. Đồng thời, một thông tin thú vị là con hổ hoang dã cuối cùng ở Singapore cũng đã trút hơi thở cuối cùng sau khi bị bắn tại đây.

3. Khách sạn Metropole, Hà Nội, Việt Nam

Người dân Hà thành không ai không biết tới khách sạn Metropole nổi danh. Thuở xưa, đây là một trung tâm lớn của giới thượng lưu đến từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc… Nơi này cũng là địa điểm đầu tiên chiếu phim ca nhạc với một màn hình lớn trong chính nhà hát của khách sạn do André Ducamp xây dựng năm 1916.

Hoàn thành vào thời kì Pháp thuộc tháng 8/1901, rất nhiều các sao thời đó như Oliver Stone, Mike Jagger, Roger Moore… đã lựa chọn Metropole để nghỉ.

Thậm chí danh hài Charlie Chaplin còn dành tuần trăng mật với Paulette Goddard tại đây năm 1936. Để tưởng nhớ sự kiện trên, ngày nay, Metropole dành hẳn ba dãy phòng để kỉ niệm ba vị khách nổi tiếng nhất từng viếng thăm: vua hề Chaplin, Graham Greene và Somerset Maugham.

4. Khách sạn Strand, Yagoon, Burma (Myanmar)

Xây dựng năm đầu tiên của thế kỉ XX, khách sạn Strand hiện nay đã 111 tuổi. Vào thời kì đầu hoạt động, khách sạn nằm dưới quyền chủ quản của một doanh nhân Ấn Độ. Kiến trúc được xây theo phong cách Anh thời Nữ hoàng Victoria với các lối vào sang trọng lát đá cẩm thạch, khảm gỗ, đồ nội thất bằng mây, đèn chùm và quạt trần đen. Sau đó một thời gian, khách sạn được bán cho anh em nhà Sarkies.

Cho tới ngày nay, danh tiếng bậc nhất của Strand Hotel vẫn luôn thu hút được một lượng khách du lịch vô cùng lớn. Nhìn bề ngoài, dễ dàng nhận ra diện mạo của nó đã thay đổi khá nhiều cho phù hợp với xu hướng thời đại.

5. Khách sạn Manila, Philippines

Nhà văn Ernest Hemingway, ban nhạc The Beatles, thượng nghị sĩ Mĩ Robert Kennedy… là những nhân vật nổi danh từng nghỉ tại khách sạn Manila ở Philipines. Khánh thành năm 1912, khách sạn này từng là nơi nghỉ của tướng Douglas MacArthur, sau này, căn phòng đó được đặt tên “Suite MacArthur”.

Giai đoạn 1980, vị khách “sộp” nhất thường xuyên viếng thăm nơi đây chính là cựu đệ nhất phu nhân Imeida Marcos. Sau này, khách sạn đã được trùng tu khang trang hơn song cơ bản vẫn giữ lại những nét truyền thống ban đầu. 

6. Khách sạn Majapahit, Surabaya, Indonesia

Được xây dựng năm 1910 bởi quân đội Hà Lan, khách sạn Majapahit xứng đáng nằm trong top những khách sạn bậc nhất thời bấy giờ. Dưới sự chỉ đạo của kiến trúc sư Lucas Martin Sarkies cùng sự góp sức của hơn 500.000 công nhân, trong vòng một năm khách sạn đã được khánh thành. Ban đầu, nó được dùng làm doanh trại tập kết quân đội, chịu sự giám sát của Nhật Bản trong thế chiến thứ II. 

Khách sạn Majapahit đã vinh dự được đón những nhân vật tầm cỡ như Charlie Chaplin, công chúa Astrid của Bỉ… Đây cũng là nguồn cảm hứng lớn của “Ngôi nhà Hà Lan” trong tiểu thuyết “Victory” của Joseph Conrad. Hình ảnh ngày nay của khách sạn không khác mấy về kiến trúc, đây chính là ảnh bên ngoài căn phòng số 33 huyền thoại – trại quân đội của Hà Lan một thời.

(kenh14.vn)

Ad will display in 09 seconds

Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

Ad will display in 09 seconds

Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

Ad will display in 09 seconds

Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

Ad will display in 09 seconds

Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

Ad will display in 09 seconds

Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

Ad will display in 09 seconds

Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

Ad will display in 09 seconds

Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

  • Vì sao không làm việc gian dâm nhưng  vẫn bị Thần trách phạt?

    Vì sao không làm việc gian dâm nhưng vẫn bị Thần trách phạt?

  • Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

    Vì sao Phật chỉ nhận cúng dường của cô gái nghèo

  • Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

    Vì sao kẻ đồ tể lại được về đất Phật ?

  • Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

    Ý nghĩa của "Ba nén hương" và "Vái ba vái" khi lễ Phật

  • Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

    Những câu chuyện đáng ngẫm: Lấy vợ cho Hà Bá

  • Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

    Khoa học đã lừa gạt chúng ta như thế nào?

  • Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

    Bí ẩn dự án du hành thời không Montauk

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

    Cách chọn đồ đệ của lão thợ khóa khiến nhiều người bất ngờ

  • Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

    Vì sao nói đời là bể khổ, Phật đà khai thị 4 điều này

x