Trò nghèo không có tiền đi nhận giải thưởng khoa học

08/06/12, 12:01 Cuộc sống

Một nhóm học trò ở tỉnh Sóc Trăng, được trao hai giải thưởng về sáng kiến bảo vệ môi trường trong cuộc thi cấp quốc gia, nhưng không thể ra Hà Nội nhận giải vì các em không có tiền tàu xe.

Hai đề tài trường PTTH An Lạc Thôn đoạt giải Cuộc thi quốc gia về cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước, là “Lọc nước bằng than vỏ gòn”“Xử lý nước thải bằng hệ thống lọc đa năng”. Dự kiến giải sẽ được trao tại trụ sở Bộ Tài nguyên Môi trường ở Hà Nội vào ngày 11/6. Tuy nhiên đến nay thầy trò vẫn chưa có đủ kinh phí ra thủ đô nhận thưởng.

Thầy Nguyễn Ngọc Hải, giáo viên môn sinh học trường An Lạc Thôn cho biết, đây là lần thứ 8 liên tục ông hướng dẫn học sinh của mình thực hiện các đề tài khoa học dự thi. Những năm qua, trường đã nhận được 19 giải thưởng, trong đó hai đề tài được chọn đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi về môi trường cấp quốc tế tại Thụy Điển.

Nhóm học sinh đoạt giải cuộc thi với mô hình “Xử lý nước thải bằng hệ thống đa năng”. Ảnh: Thiên Phước.

Hai đề tài đoạt giải lần này do bốn học sinh lớp 11 và 12 nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy Hải, được các nhà khoa học đánh giá cao vì có thể giúp dân vùng sông nước miền Tây cải thiện nguồn nước ô nhiễm và phục vụ cho mô hình “Vườn – Ao – Chuồng – Biogas” khép kín.

Theo thầy Hải, miền Tây trồng rất nhiều gòn nhưng sau khi tách lấy bông, người dân quê vứt bỏ vỏ. Ông với học trò thu gom về để đốt lấy than đưa vào hệ thống lọc nước bị ô nhiễm tại các gia đình sử dụng giếng bơm tay. Nước giếng ở một óố nơi có màu vàng đục, bốc mùi tanh nhưng sau khi lọc bằng hệ thống gòn này đã cho ra nước trong vắt, không còn mùi, hàm lượng Fe và phốt pho giảm hàng trăm lần, đạt mức cho phép để nấu ăn.

Đề tài “Xử lý nước thải bằng hệ thống lọc đa năng”, thầy trò ông Hải áp dụng tại các hộ chăn nuôi lợn. Phân lợn được đưa vào hệ thống ủ Biogas để tạo ra khí đốt sử dụng cho bếp ăn. Nước thải từ chuồng trại chảy xuống ao đầu tiên được nuôi hến kết hợp trồng lục bình, bởi hai loại này có khả năng hấp thụ kim loại nặng và phát triển tốt trong môi trường ô nhiễm.

Ao nuôi hến thông với ao nuôi cá bằng một ống được nhét đầy than, xơ dừa và bã mía. Nước từ ao nuôi cá thải ra sông cũng được lọc qua ống tương tự. Cạnh ống này là ống rỗng ruột có van để lấy nước sạch từ sông vào các ao nuôi cá, hến mỗi khi thủy triều lên.

Thầy Hải trong một lần hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài được đại diện Việt Nam dự thi cấp quốc tế tại Thủy Điển vào năm ngoái. Ảnh: Cao Long.

“Mô hình này không chỉ giúp nước thải trong chăn nuôi không còn ô nhiễm khi thải ra sông rạch mà còn tận dụng được lục bình làm phân xanh. Hến kéo lên từ ao lọc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi để giảm chi phí đầu tư cho nông dân”, thầy Hải cho biết thêm.

Dù nhiều lần được giải thưởng, lần nào nhận được thư mời ra Hà Nội, thầy trò Trường THPT An Lạc Thôn cũng đắn đo bởi chi phí đi lại, ăn uống dọc đường khá là tốn kém.

“Chúng tôi cố gắng góp tiền để cho một em đi Hà Nội nhận giải cũng được, nhưng như thế thì những học sinh cùng tham gia đề tài sẽ rất buồn. Nếu cả hai nhóm thực hiện đề tài cùng đi với tôi thì thú thật là không có tiền mua vé xe lửa, ăn uống dọc đường vì gia đình ai cũng nghèo”, thầy Hải nói.

Giấy mời gửi đến trường An Lạc Thôn có lời chúc mừng các em đã đoạt giải, mời các em và người thân ra nhận, nhưng cũng kèm thông báo sẽ không đài thọ chi phí đi lại và ăn ở.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch Hội bảo vệ thiên nhiên môi trường Việt Nam, thành viên Ban tổ chức cuộc thi, cho biết ông rất thông cảm với tâm tư của thầy Hải và các trò ở trường An Lạc Thôn. Tuy nhiên, “do năm nay chúng tôi không có nhà tài trợ cho chi phí đi lại của người nhận giải, nên cũng khó mà xoay xở”, ông nói.

Có 500 bài dự thi Cải thiện sử dụng và bảo vệ nguồn nước, do Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam phối hợp cùng Bộ Giáo dục đào tạo, Tổng cục Môi trường tổ chức. Tổng cộng có 11 giải thưởng, trong đó giải nhất trị giá 5 triệu đồng; giải nhì 3 triệu đồng; giải ba 2 triệu đồng và giải khuyến khích trị giá 1 triệu đồng. Ngoài ra còn hai giải tập thể mỗi giải 1,5 triệu đồng.

Thiên Phước – Hương Thu

(vnexpress.net)

Ad will display in 09 seconds

Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

Ad will display in 09 seconds

Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

Ad will display in 09 seconds

Người sống thọ có 4 cái lười

Ad will display in 09 seconds

Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

Ad will display in 09 seconds

Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

Ad will display in 09 seconds

Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

Ad will display in 09 seconds

5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

Ad will display in 09 seconds

Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

Ad will display in 09 seconds

Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

  • Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

    Chuyện thần thoại dành cho con người tương lai - P1

  • Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

    Lòng trung thực đáng giá bao nhiêu?

  • Người sống thọ có 4 cái lười

    Người sống thọ có 4 cái lười

  • Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

    Vì sao nói con người làm gì Thần linh đều biết, xem xong 3 câu chuyện này sẽ rõ

  • Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

    Tinh Hoa kể chuyện: Bao Công mộng hồ điệp

  • Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

    Sự nghịch lý trong bài tập chống 'chết chìm' của hải quân SEAL

  • Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

    Sau khi thất bại, Ma Vương đã có lời nguyền gì với Đức Phật?

  • 5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

    5 bằng chứng khảo cổ phủ định thuyết Tiến hóa

  • Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

    Thảm họa dành cho con người: “Đều không phải ngẫu nhiên”

  • Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

    Ma quỷ cũng biết lừa người, bạn tin không?

x