Robot có thể thông minh đến mức nào?

01/06/12, 11:37 Khoa học, Tri thức

Sự ra đời của rô-bốt và trí tuệ nhân tạo đã tạo nên bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại. Công nghệ rô-bốt ngày nay đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống và ngày càng đạt được những bước tiến mới.

 

Kỹ sư Marcus Du Sautoy và rô-bốt biết nói chuyện Luc Steel.
Kỹ sư Marcus Du Sautoy và rô-bốt biết nói chuyện Luc Steel.

 

Những thế hệ rô-bốt thông minh tự động đang đặt ra cho chúng ta câu hỏi: Liệu công nghệ rô-bốt sẽ phát triển đến đâu? Những cỗ máy nhân tạo mà con người đang và sẽ tạo ra sẽ thông minh tới mức nào?

Một thời đại “trí tuệ” nhân tạo

Trong khi các nhà khoa học Nhật Bản – những người đầu tiên đưa ra ý tưởng về rô-bốt và trí tuệ nhân tạo vẫn đang tiếp tục những nỗ lực cho ra đời những thế hệ người máy ngày càng tinh vi và thông minh hơn, tại nhiều quốc gia trên thế giới, những ý tưởng về trí tuệ nhân tạo cũng đang bắt đầu bùng nổ mạnh mẽ. Giới công nghệ ngày càng quan tâm hơn tới những thế hệ người máy có khả năng thực hiện nhiều hoạt động giống con người, từ tiếng nói, cử chỉ, điệu bộ, khả năng thực hiện thao tác, chơi nhạc và thậm chí cả tư duy như một người bình thường.

Ông Marcus Du Sautoy là một kỹ sư chuyên về lĩnh vực rô-bốt tại Mỹ. Trong suốt nhiều năm qua, công việc của ông tập trung vào nghiên cứu loại rô-bốt có khả năng thực hiện được ngày càng nhiều hoạt động giống con người, đặc biệt là có thể có khả năng suy nghĩ. Đây cũng là mục tiêu mà giới nghiên cứu chế tạo rô-bốt thông minh trên khắp thế giới đang tìm kiếm.

Các nhà khoa học thuộc Tập đoàn Công nghệ máy tính Mỹ – IBM đã chế tạo thành công loại máy tính có tên gọi Watson với khả năng chơi game vượt qua khả năng của con người. Song Watson không phải là thành công đầu tiên của IBM, trước đó năm 1997, loại siêu máy tính Deep Blue cũng do IBM sản xuất đã đánh bại người được xem là kiện tướng cờ vua thế giới là Garry Kasparov và giành chức vô địch. Có thể nói, trí tuệ nhân tạo đã đạt những bước tiến kỳ diệu mà loài người khó có thể nghĩ tới.

Điều khiến trí tuệ nhân tạo có thể vượt xa trí tuệ của con người thông thường đó là bởi chúng không bị giới hạn nào ngăn cản. Với khả năng lưu trữ dữ liệu lớn trong bộ nhớ, những trí tuệ nhân tạo dạng như máy tính Watson thậm chí vừa lưu trữ, vừa có khả năng học hỏi những kiến thức mới, do đó, trí tuệ nhân tạo rất hoàn thiện. Có thể lấy ví dụ đơn giản như loại máy tính thông minh Blue Gene có thể thực hiện 360 nghìn tỉ thao tác trong 1 giây so với 3 tỉ chỉ dẫn/giây mà một máy tính thông thường có thể thực hiện được. Trong khi trí tuệ của con người đôi khi còn bị giới hạn bởi lượng protein cung cấp cho cơ thể mà quá trình bệnh tật tác động đến, thì trí tuệ nhân tạo chắc chắn không bao giờ bị tác động bởi sự hạn chế này.

Rôbốt cũng tư duy?

Tại Hanover, Đức, ngày 6/3/2012, đã diễn ra một cuộc triển lãm công nghệ rô-bốt, ở đó khách tham quan có thể chiêm ngưỡng những rô-bốt thông minh có khả năng giao tiếp với con người nhờ vào công nghệ thông tin CEBIT. Công nghệ này đã đưa trí tuệ nhân tạo tiến gần hơn đến sự độc lập. Trong tương lai, rô-bốt sẽ không chỉ tự mình thực hiện những điều nó muốn, thậm chí có thể thực hiện cả những điều mà tưởng như chỉ con người mới thực hiện được chẳng hạn như: nói dối, chuyện phiếm… và những thói quen xấu như ăn cắp vặt, hay bất kỳ một tình huống nào có thể diễn ra ở con người sinh học.

Tại Mỹ, những ý tưởng về trí tuệ nhân tạo đầu tiên đã được gây dựng thành công, mở đường cho sự phát triển rộng rãi của loại mô hình này. Tuy nhiên, không ít tranh cãi nảy sinh xung quanh vấn đề này. Nhiều người tự đặt ra câu hỏi: Liệu điều gì có thể sẽ xảy ra khi rô-bốt có khả năng tư duy và suy nghĩ như con người? Là một thực thể sống, loài người phải trải qua hàng triệu năm tiến hoá để có được trí thông minh như ngày nay và bộ não với 1,5kg chất xám. Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, con người đã tạo ra trí tuệ nhân tạo, biến cỗ máy vô tri vô giác thành một dạng có khả năng tư duy. Đó có thể là một thành công, song theo giới chuyên gia nhận định: nó cũng có thể là một tai họa đối với nhân loại.

Nhìn chung, sự phát triển của rô-bốt và trí tuệ nhân tạo là xu hướng tất yếu của tương lai. Vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo hiện nay là làm sao kiểm soát được tối đa sự tự do thái quá của những rô-bốt thông minh. Theo các nhà khoa học thuộc Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ, rô-bốt thông minh cần được cài đặt một hệ thống nhận biết cảm giác tội lỗi khi thực hiện những hành vi sai chuẩn mực đạo đức, ngoài ra chúng cũng cần phải tôn trọng con người. Các nhà khoa học cho rằng, khi tạo ra một trí tuệ nhân tạo cho rô-bốt, điều đầu tiên cần phải hướng tới đó là cài đặt cho chúng những khả năng nhận biết và tôn trọng nhân quyền, sự tự do cá nhân, khả năng nhận biết điều gì được làm và điều gì không được làm trước khi biến chúng thành những rô-bốt tự chủ.

Theo  xaluan.com

Ad will display in 09 seconds

Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

Ad will display in 09 seconds

Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

Ad will display in 09 seconds

Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

Ad will display in 09 seconds

Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

Ad will display in 09 seconds

Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

Ad will display in 09 seconds

LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

  • Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

    Tiền nhiều để làm gì, Thiền sư trả lời khiến ai cũng tâm phục

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

    Linh dược Hỷ Lai Chi - Tặng phẩm của Phật Dược Sư thời Mạt Pháp

  • Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

    Luân hồi 3 kiếp: "Cuối cùng tôi cũng được thân người"

  • Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

    Dòng nước cam lồ và câu chuyện của người kỹ nữ

  • Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

    Tự thiêu để trốn nợ, trả hết được không?

  • Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

    Những lời khuyên đắt giá của Donald Trump giúp bạn thành công và giàu có

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

    Người ngoài hành tinh thời cổ đại: Kỹ thuật luyện kim đáng kinh ngạc của người Ai Cập cổ

  • LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

    LÀM GÌ KHI ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN ?

x