Trung Quốc muốn gì tại châu Á?

30/05/12, 19:51 Tin Tổng Hợp

Để có nhiều năng lượng hơn nữa và ít lệ thuộc vào bên ngoài, Trung Quốc cần một tiến trình Helsinki năm 1975 chứ không phải là một cuộc chạy đua hải quân năm 1908. 


Ở sườn phía Đông và dốc của lục địa Á – Âu, nền kinh tế phát triển chóng mặt của Trung Quốc đang “quá nóng” và hội nhập sâu vào hệ thống đôla dầu lửa. Bắc Kinh hiện không thể dự tính cũng như không có đủ lực để tự cung cấp bất kỳ nguồn tài nguyên nào trong quá trình tìm kiếm nguyên liệu thay thế. Thu nhập của Trung Quốc phụ thuộc lớn vào xuất khẩu và dự trữ của nước này chủ yếu là sự pha trộn của các trái phiếu kho bạc Mỹ và đồng USD.

Để tiếp tục là một thực thể chính trị – xã hội và kinh tế độc lập đạt thành quả ngoạn mục, Trung Quốc cần nhiều năng lượng hơn nữa nhưng phải ít lệ thuộc vào bên ngoài.

Về đối nội, các sức ép dân số – nhập cư là rất lớn, các nhu cầu khu vực cao, và kỳ vọng lớn. Vì phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng từ bên ngoài, Trung Quốc dường như đang chuyển sang nâng cấp quân đội của mình hơn là hướng tới các giải pháp năng lượng thay thế/ các đầu tư vào công nghệ xanh – vì họ không có thời gian, kế hoạch cũng như nguồn lực để làm hai việc một lúc.

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng việc kéo dài chính sách ngăn chặn, đặc biệt tại biển Đông, sẽ đến lúc không thể chịu được, và đồng thời họ sẽ có được năng lượng hóa thạch (ở châu Phi và vùng Vịnh), và thậm chí với giá rẻ hơn nhờ sự trợ giúp của các tàu chiến.

Trên thực tế, kế hoạch cải tiến quân đội sắp tới của Trung Quốc sẽ chỉ củng cố thêm các thỏa thuận an ninh song phương mới và đang có với các nước láng giềng, mà đầu tiên là với Mỹ – vì hiện nay tại châu Á, không ai muốn trở thành bị động. Rốt cuộc, điều này có thể tạo ra một sự cô lập về chính trị và quân sự (cộng thêm gánh nặng tài chính) đối với Trung Quốc, việc sẽ giúp giải thích cho và làm giảm bớt sự hiện diện mạnh mẽ hơn của quân đội Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là tại biển Đông.

Do đó, việc Trung Quốc chiếm đoạt nhiên liệu hóa thạch hay cạnh tranh quân sự để giành quyền kiểm soát trên biển không phải là một thách thức, mà là một động lực cho tư thế của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương và trên toàn cầu. Mỹ không thể không thừa nhận rằng hiện một nửa hàng hóa thế giới đang phải đi qua biển Đông.

Vì vây, Mỹ muốn khai thác mọi cuộc tranh chấp lãnh thổ trong khu vực và các xích mích khác để phục vụ lợi ích an ninh cho mình, trong đó có việc chia sẻ với các đối tác trong khu vực gánh nặng chi phí cho sự hiện diện quân sự của họ, cũng như duy trì vị trí chủ đạo trong khu vực biển tại châu Á này – vùng biển kéo dài từ vịnh Persic đến Ấn Độ Dương, qua Malacca và biển Đông tới Đông Bắc và Trung Thái Bình Dương.

Thách thức thực sự luôn là tối ưu hóa chi phí (về chính trị tinh thần và tài chính) trong khi vẫn đáp ứng các mục tiêu chiến lược quốc gia. Trong trường hợp này, đây có thể là một sự trở lại kiên quyết của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ xanh, gắn liền với xây dựng các công ty đa phương tại châu Á.

Nếu không lập lại mối quan hệ hữu nghị với các “nhà vô địch” về chủ nghĩa đa phương tại châu Á – như Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản – thì Trung Quốc không có môi trường để phát triển một cách nghiêm túc và nổi lên như một lãnh đạo toàn cầu hùng mạnh, lâu dài và đáng tin cậy. Vì vậy, cái mà Trung Quốc cần tại châu Á không phải là một cuộc chạy đua hải quân năm 1908, mà là một tiến trình Helsinki năm 1975.

Lựa chọn chiến lược của Trung Quốc sẽ có tác động mạnh tới sân khấu sôi động tại châu Á – Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các thông điệp cũng rõ ràng: một lực lượng quân đội xác quyết – không thân thiện, công nghệ mới – khiến các nước láng giềng quan tâm.

Với cái đà hiện nay, khó tưởng tượng ra trong vài thập kỷ tới một nước nào đó có thể chơi hay hơn Mỹ trên sân chơi toàn cầu về an ninh – dầu lửa, tài chính – dầu lửa và quân sự – dầu lửa. Nhìn vào sự hội tụ dầu lửa – tài chính – công nghệ – quân sự, có thể thấy kiểu đối đầu này bị điều khiển bởi Mỹ và các đồng minh thân cận của họ, và sẽ chỉ có ích cho họ trong tương lai.

Trong lòng nhóm nước thuộc OECD/IEA, hoặc nhỏ hơn như G-8 (những nước có nguồn lực, cơ sở hạ tầng, truyền thống và kinh nghiệm để đạt các bước đột phá về công nghệ nền tảng), chỉ Nhật Bản là nước có thể thực sự tính đến một sự vực dậy kiểu chữ U về công nghệ xanh hay công nghệ tái sinh.

Sự phụ thuộc quá lớn của Tokyo vào năng lượng từ bên ngoài là tuyệt đối và kéo dài. Sau thảm kịch hạt nhân gần đây, Nhật Bản sẽ cần một vài năm để vượt qua cú sốc này về tâm lý và kinh tế – nhưng họ sẽ học được một bài học mới.

Đối với một nền kinh tế lớn và dân số đông, lại nằm trên một khu vực đất đai rộng lớn liên tiếp bị thiên tai tàn phá (và còn phụ thuộc vào một ảnh hưởng bên ngoài khác – nguồn dầu mỏ Arập) như quốc đảo Mặt trời mọc, rất có thể một bước thay đổi mang tính quyết định hướng tới năng lượng xanh là con đường duy nhất để Nhật Bản sống sót, tái sinh và, nếu có thể, tự giải phóng mình.

Một phần quan trọng trong thỏa thuận an ninh Mỹ – Nhật là Mỹ đảm bảo an toàn cho các tuyến cung cấp năng lượng cho Tokyo (vốn đã trở nên phi quân sự sau chiến tranh thế giới thứ hai). Sau trận quyết chiến với động đất – sóng thần – phóng xạ gần đây, và sau khi chứng kiến những “đợt sóng” quân sự /hải quân của Trung Quốc vừa qua, Nhật Bản sẽ khó tránh khỏi việc nghĩ lại và xem lại chính sách năng lượng của mình.

Tokyo ý thức rõ rằng sự thiển cận về địa chiến lược tại châu Á là rất lớn và kéo dài, vì nhiều nước châu Á hoặc bị mắc kẹt trong chủ nghĩa khu vực hẹp hòi hoặc bảo vệ chủ nghĩa ích kỷ về kinh tế của mình.

Cuối cùng, Nhật Bản là nước châu Á duy nhất thực sự học được bài học từ các diễn biến lịch sử hiện đại của mình, họ học được tất cả những hạn chế của việc phô trương quyền lực cứng và các lực lượng kháng cự mạnh của các nước láng giềng.

Tuy nhiên, lịch sử cận đại và hiện đại của Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước khác có ảnh hưởng lớn tại châu Á, lại không “tặng” cho họ một kinh nghiệm tương tự. Điều đó cho thấy Viễn Đông sẽ là một khu vực có thể phát triển công nghệ xanh và một điểm đến thu hút nhiều nước châu Á trong thập kỷ tới.
 
Theo Châu Giang
Tuanvietnam/Spyghana

(dantri.com.vn)

Ad will display in 09 seconds

Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

Ad will display in 09 seconds

Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

Ad will display in 09 seconds

Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

Ad will display in 09 seconds

Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

Ad will display in 09 seconds

Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

Ad will display in 09 seconds

Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

Ad will display in 09 seconds

Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

Ad will display in 09 seconds

Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

Ad will display in 09 seconds

Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

  • Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

    Ly kỳ chuyện Tôn Tẫn đắc Đạo thành tiên

  • Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

    Bí mật đáng sợ về cổng địa ngục ở Nga

  • Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

    Truyền kì tôn giả A Nan nhập niết bàn

  • Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

    Điều gì khiến Quỷ Thần phẫn nộ

  • Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

    Chuyển sinh sang kiếp sau, vẫn đòi báo thù

  • Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

    Cơ duyên chỉ đến 1 lần, bỏ qua rồi nuối tiếc khôn nguôi

  • Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

    Bài học về chiếc giỏ than đựng nước

  • Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

    Đối thoại với Thần: Đời người rốt cuộc mang theo được những gì?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

    Tinh Hoa kể chuyện: Lý Ký trảm xà

  • Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

    Tại sao Khổng Tử nói "Nuôi được cha mẹ chưa phải là hiếu"

x