Trung Quốc: Nỗi sợ của một lãnh đạo làm đảo lộn cả đất nước

28/05/12, 13:12 Tin Tổng Hợp

Màn kịch của Giang Trạch Dân sẽ sớm kết thúc…

Người ta đang tự hỏi là tại sao Trung Quốc lại đột nhiên bùng nổ với các vụ tai tiếng – cựu chính trị gia hạng nặng Bạc Hy Lai bị cách chức trong nhục nhã, vợ ông này bị buộc tội giết người, và ông Chu Vĩnh Khang hùng mạnh bị tước bỏ quyền lực và đang bị điều tra. Trên thực tế, những sự kiện gần đây này chỉ là sự tiếp diễn của màn kịch được bắt đầu 23 năm trước. Đỉnh điểm của màn kịch vẫn chưa diễn ra, nhưng không còn xa nữa.

Một người lãnh đạo hoang tưởng

Vào năm 1989, việc các sinh viên và nhân dân Trung Quốc yêu cầu dân chủ và tự do đã làm lo sợ Đặng Tiểu Bình, người đang thử nghiệm việc đưa Trung Quốc dần dần theo hướng đó theo cách của riêng ông này.

Trong bối cảnh của phong trào sinh viên này, những người lãnh đạo mà ông này đã lựa chọn để hoàn tất việc cải cách chính trị sau đó đã trở thành một mối đe dọa đối với việc kiểm soát quyền lực tối hậu của ông này. Ông Đặng đã phải gỡ bỏ quyền lực của họ bằng việc sử dụng quyền quyết định xuất phát từ di sản chính trị và việc kiểm soát quân đội của mình.

Đầu tiên, ông Đặng sa thải Hồ Diệu Bang, lúc đó là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), người đã chết không lâu sau khi bị những người bạn và đồng minh lâu năm của mình phản bội.

Sau đó, Triệu Tử Dương, người kế nhiệm vị trí Tổng bí thư của Hồ Diệu Bang, cũng đã phải ra đi. Ông Triệu bị thanh trừng sau khi ông này công khai bày tỏ sự thông cảm của mình đối với các sinh viên ủng hộ dân chủ chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn. Ông Triệu bị quản thúc tại gia cho đến khi chết ba năm trước đây.

Jiang Zemin (Minoru Iwasaki-Pool/Getty Images)

Ảnh: Giang Trạch Dân (Minoru Iwasaki-Pool/Getty Images)

Sau khi hai lần thất bại trong việc lựa chọn người phù hợp để lãnh đạo Đảng, ông Đặng tiếp đó thử chọn một người theo đường lối cứng rắn, Giang Trạch Dân, lúc đó là Bí thư Thành ủy Thượng Hải.

Ông Giang cực kỳ lo lắng khi được lựa chọn, vì ông này đã có thể thấy rõ rằng điều xảy đến với những người tiền nhiệm của mình cũng có thể xảy đến với mình.

Ông này đã đúng. Vào năm 1992, ông Đặng đã bực mình với việc ông Giang thiếu quan tâm đến việc thúc đẩy cải cách kinh tế đến mức ông này đã có một bài phát biểu nổi tiếng trong chuyến đi đến miền nam Trung Quốc. Ông Đặng nói rằng bất cứ ai không phù hợp với việc cải cách Trung Quốc sẽ phải bị gỡ bỏ quyền lực.

Ông Đặng đã lặng lẽ lên kế hoạch thay thế ông Giang bằng ông Kiều Thạch, lúc đó là Chủ tịch Quốc hội. Ông Kiều được biết đến như một người lãnh đạo có tư tưởng cởi mở và theo hướng cải cách. Và những người bạn và đồng minh chính trị lâu năm của ông Đặng, Dương Thượng Côn và em trai là Dương Bạch Băng, là người kiểm soát quân đội, đã công khai ủng hộ ông Kiều.

Ông Giang đang ở bên bờ vực bị cách chức trong nhục nhã. Tuy nhiên, cố vấn chính trị của ông này, Tăng Khánh Hồng, đã thành công trong việc làm cho ông Đặng nghi ngờ rằng hai anh em họ Dương đã có quá nhiều quyền lực và có mưu đồ riêng của mình. Ông Đặng đã thành trừng hai anh em họ Dương và để ông Giang tại vị sau khi ông Giang thay đổi thái độ của mình theo hướng cải cách.

“Ông Giang đã thoát khỏi việc vị bãi nhiệm nhưng cũng phát hiện ra rằng mình thiếu quyền lực và sự nổi tiếng.”

Ông Giang đã thoát khỏi việc vị bãi nhiệm nhưng cũng phát hiện ra rằng mình thiếu quyền lực và sự nổi tiếng. Một trong những người đồng cấp có thể thay thế ông mình bất cứ lúc nào mà ông Đặng muốn. Ông Giang cảm thấy một sự cần thiết đến tuyệt vọng là phải có được sự kiểm soát đối với quân đội và lực lượng cảnh sát vũ trang để có thể sống sót. Ông này đã chuẩn bị cho màn diễn tiếp theo của mình.

Phát động một chiến dịch chính trị

Mao Trạch Đông đã loại bỏ được các đối thủ chính trị và củng cố quyền lực của mình bằng cách phát động các chiến dịch chính trị trên toàn quốc, như phong trào chống cánh hữu năm 1957 và Đại Cách mạng Văn hóa năm 1966.

Ông Giang đã bắt chước Mao Trạch Đông và lựa chọn một mục tiêu mà ông này cho là an toàn: môn tập luyện tinh thần Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).
Pháp Luân Công đã nhanh chóng trở nên phổ biến từ khi được giới thiệu ra công chúng năm 1992. Người dân Trung Quốc đã không còn bị mê mờ bởi giáo lý cộng sản, và các nguyên tắc Chân, Thiện và Nhẫn của Pháp Luân Công có liên hệ sâu sắc với văn hóa và tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc.

Các bài tập thiền và khí công của Pháp Luân Công đã giúp mọi người giảm căng thẳng, và cải thiện cách sống của họ khi họ từ bỏ các thói quen và nghiện ngập xấu. Theo một cuộc khảo sát của Cục Thể thao Quốc gia Trung Quốc, có khoảng từ 70 đến 100 triệu người Trung Quốc thuộc đủ mọi tầng lớp đang tập Pháp Luân Công hồi bấy giờ.

Khi một số người theo chủ nghĩa Mao phê phán những lời giảng của Pháp Luân Công là mâu thuẫn với giáo lý cộng sản, ông Kiều Thạch lại ủng hộ môn tập này dựa trên một cuộc điều tra của Quốc hội và Cục Thể thao Quốc gia.

Sau khi các học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu và bắt giữ vì bảo vệ các quyền theo hiến pháp của mình tại thành phố Thiên Tân phía đông nam Bắc Kinh, hơn 10 ngàn học viên đã đến Bắc Kinh hôm 25 tháng 4 năm 1999 để khiếu nại với cơ quan giải quyết khiếu nại trung ương.

Thủ tướng Chu Dung Cơ đã gặp với một số người đại diện tình nguyện và hứa với họ rằng quyền tập Pháp Luân Công sẽ được bảo vệ. Ông Chu đã được các phương tiện truyền thông thế giới khen ngợi vì cách giải quyết tình huống của mình.

Ông Giang đã chớp thời cơ này. Theo gương của Mao Trạch Đông trong việc phát động Đại Cách mạng Văn hóa bằng cách viết thư; ông Giang cũng viết một lá thư cho tất cả các ủy viên Bộ chính trị và những người lãnh đạo cao cấp đã về hưu, khẳng định rằng Pháp Luân Công đang được điều khiển bởi một người chủ mưu chính trị và các lực lượng phương Tây chống Trung Quốc.

Ông này củng cố cho lập luận của mình bằng thông tin tình báo bịa đặt rằng chính phủ Mỹ đã cung cấp hàng triệu đô-la để ủng hộ Pháp Luân Công. Ông này khẳng định rằng Pháp Luân Công, với ít nhất là 70 triệu học viên, đang cạnh tranh với ĐCSTQ, bất chấp thực tế rằng Pháp Luân Công chỉ là một môn tập để tự cải thiện bản thân chứ không có mục đích chính trị nào cả.

Hầu hết các ủy viên thường vụ Bộ chính trị không đồng ý rằng Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với quyền lực của ĐCSTQ nhưng ông Giang, theo cách nói của Đảng, đã “thống nhất” các ý kiến của họ, có nghĩa là ông này đã áp đặt ý định của bản thân mình.

Ông Giang đã đạt được một số mục đích bằng cách đàn áp các học viên Pháp Luân Công.

Thứ nhất là, ông này đã dựng lên hình ảnh chính mình như một người lãnh đạo cộng sản chân chính bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin hơn những người lãnh đạo khác ở Trung Quốc.

Thứ hai là, để tiêu diệt Pháp Luân Công ông Giang đã trao quyền lực và các nguồn lực không hạn chế cho cơ quan Đảng có tên là Ban Chính trị Pháp luật (BCTPL)

BCTPL phụ trách cảnh sát, cảnh sát vũ trang nhân dân (gồm 1,7 triệu quân, tương đương với kích cỡ của một quân đội), và các cơ quan tư pháp khác. Ngân sách dành cho nó để “duy trì sự ổn định” lớn hơn cả ngân sách quốc phòng.

Trưởng ban CTPL, đầu tiên là La Cán, rồi đến Chu Vĩnh Khang, được cho làm ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị – bao gồm 9 thành viên thống trị Trung Quốc. Sự tăng trưởng quyền lực của BCTPL đã bảo vệ ông Giang khỏi các mối đe dọa từ trong nội bộ Đảng.

Dưới BCTPL, một lực lượng đặc nhiệm của Đảng được biết đến với cái tên Phòng 610 có quyền lực ở mọi cấp của Đảng và chính quyền để “chuyển hóa” các học viên và “diệt tận gốc” Pháp Luân Công.

Thứ ba là, ông Giang có thể xác định được ai là đồng minh và thực sự ủng hộ mình thông qua thái độ và hành xử của họ đối với cuộc đàn áp.

Hậu quả

Miễn là một quan chức ở bên phía của ông Giang, thì việc tham nhũng và phạm tội chỉ là các vấn đề nhỏ. Các quan chức ủng hộ ông Giang đã hình thành một phe tay nhuốm máu tiến hành chiến dịch của ông này.

“Trung Quốc đang phải chịu nạn tham nhũng và băng hoại đạo đức tồi tệ nhất trong lịch sử của mình.”

Hậu quả, một di sản của thời ông Giang là Trung Quốc đang phải chịu nạn tham nhũng và băng hoại đạo đức tồi tệ nhất trong lịch sử của mình.

Trong 13 năm qua, hơn 3.537 học viên Pháp Luân Công đã được xác minh là đã bị giết chết hoặc bị tra tấn đến chết – con số thực sự nhiều khả năng là lên đến hàng chục ngàn. Hàng triệu học viên đã bị bắt giam và tẩy não một cách tùy tiện.

Có tin nói là ông Giang bảo một người được ông này tin cậy rằng ông Giang hối hận về hai việc trong cuộc đời: Ông này đã không cho nhân viên Sứ quán Trung Quốc rời Belgrade trong chiến dịch ném bom của Mỹ lên Nam Tư cũ và việc ông này đã khởi động cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Bất kể những hối hận của ông Giang là gì thì những tội ác nhằm vào các học viên Pháp Luân Công đã lớn đến mực cả ông này và những người theo ông này đã không thể gánh nổi các hậu quả đã gây ra nữa. Ông Giang cũng ám ảnh về cách để duy trì chiến dịch này để các tội ác của phe ông này sẽ không bị vạch trần. Chu Vĩnh Khang hiện là người phụ trách chính của chính sách này và sẽ về hưu vào mùa thu tới. Phe tay nhuốm máu này đang cần một người để thay thế ông này một cách tuyệt vọng.

Bạc Hy Lai đã rất tích cực đàn áp các học viên Pháp Luân Công để làm vui lòng ông Giang. Trong thời kỳ ông này làm Chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, cuộc đàn áp mà các học viên đã trải qua ở đó thuộc vào hàng tồi tệ nhất ở Trung Quốc.

Tỉnh Liêu Ninh là nơi Vương Lập Quân, giám đốc sở công an, đã thành lập một viện chuyên về ghép tạng. Nó cũng là nơi mà nội tạng của các học viên Pháp Luân Công được cho là đã bị thu hoạch để kiếm lời trên quy mô lớn.

Bạc Hy Lai là ứng cử viên hoàn hảo để kế nhiệm ông Chu trong vị trí Trưởng ban CTPL và ủy viên thường vụ Bộ chính trị. Trong các vị trí đó, ông Bạc có thể đảm bảo rằng phe tay nhuốm máu sẽ không phải chịu trách nhiệm gì. Ông Chu đã ủng hộ ông Bạc cho đến phút cuối cùng trước khi ngã ngựa – đó là ủy viên duy nhất của Ban thường vụ làm như vậy.

Tuy nhiên, ông Giang đã phải hứa nhiều hơn với ông Bạc để đổi lấy sự trung thành của ông này, bao gồm hứa giúp ông này sau này thay thế Tập Cận Bình – quan chức được chỉ định kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào ở vị trí Tổng bí thư. Tham vọng công khai và lối hành xử ngạo mạn của ông Bạc đã buộc ông Hồ phải loại bỏ ông này.

Các tội ác

Quyết định cách chức ông Bạc của ông Hồ Cẩm Đào đã mở ra một màn mới trong vở kịch này. Việc loại bỏ ông Bạc là một bước quan trọng trong việc cuối cùng sẽ chấm dứt chính sách đàn áp Pháp Luân Công đầy thảm kịch này – một chính sách đã đưa Trung Quốc trở thành ngày càng khét tiếng về thành tích nhân quyền và ngày càng bất ổn định.

Mặt khác, ông Hồ không muốn chịu trách nhiệm đối với những tội ác của phe ông Giang nhắm vào nhân dân Trung Quốc. Dù sao thì ông Hồ đã mang danh hiệu là người lãnh đạo cao nhất trong 10 năm qua. Đây là cơ hội cuối cùng để ông này phủ nhận trách nhiệm của mình trước khi về hưu vào mùa thu tới.

Ông Hồ cũng không có lựa chọn nào khác với việc loại bỏ ông Bạc. Nếu không, nếu như ông Hồ cho phép ông Bạc tiếp tục tại vị và hệ thống Phòng 610 và BCTPL tiếp tục tồn tại, thì ông Hồ và gia đình ông này cũng sẽ trở thành nạn nhân.

Các học viên Pháp Luân Công đã tiến hành một chiến dịch kéo dài 13 năm phản đối cuộc đàn áp này và đã khiến tâm trí của người Trung Quốc thay đổi. Cuộc đàn áp rất không được nhân dân ủng hộ.

Các học viên này sẽ sớm xuất hiện trên sân khấu trung tâm trong màn kịch biến đổi Trung Quốc. Họ đã ghi chép lại cẩn thận các tội ác gây ra trong cuộc đàn áp này, và những người chịu trách nhiệm sẽ bị xét xử và buộc tội. Ông Giang sẽ là một trong những người đầu tiên trong đó.

Michael Young, một tác giả người Mỹ gốc Trung Quốc sống ở Washington, DC., chuyên viết về Trung Quốc và mối quan hệ Mỹ – Trung.

Theo Theepochtimes

Ad will display in 09 seconds

Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

Ad will display in 09 seconds

Tiểu đệ tử Đại Pháp

Ad will display in 09 seconds

Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

Ad will display in 09 seconds

Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

Ad will display in 09 seconds

10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

Ad will display in 09 seconds

Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

Ad will display in 09 seconds

Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

Ad will display in 09 seconds

Darwin đã dạy Hitler điều gì?

Ad will display in 09 seconds

Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

Ad will display in 09 seconds

Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

  • Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

    Tinh Hoa kể chuyện: Linh thể

  • Tiểu đệ tử Đại Pháp

    Tiểu đệ tử Đại Pháp

  • Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

    Được vua gả con gái xinh đẹp, vì sao Yến Anh lại từ chối?

  • Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

    Lương tâm trong sạch thì hạnh phúc

  • 10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

    10 bức tranh địa ngục, ai xem cũng kinh sợ!

  • Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

    Phần 1: Tiết lộ sự thật về tam giác quỷ Bermuda

  • Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

    Cái cân và câu chuyện thành tiên của ông lão bán gạo

  • Darwin đã dạy Hitler điều gì?

    Darwin đã dạy Hitler điều gì?

  • Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

    Sự tích thần kỳ về thần y Tôn Tư Mạc

  • Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

    Thế nào là tích đức? Âm đức là gì mà quý giá vậy?

x